SEO Onpage là gì và 11+ tiêu chuẩn tối ưu

SEO Onpage là gì? Tối ưu Onpage cho bài viết mang lại lợi ích gì? Tối ưu SEO Onpage cần dựa vào những tiêu chuẩn nào để có hiệu quả tốt nhất? Mời bạn cùng Vietbaixuyenviet.com tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Thuật ngữ SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì? Đó là tất cả những phương pháp có tác dụng cải thiện thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm dựa vào các yếu tố hiển thị ngay tại web từ cấu trúc, nội dung cho đến hình thức.

SEO Onpage là phương pháp ưu Việt, dễ kiểm soát kết quả, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bên dưới là những lợi ích và tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage mà bạn cần nắm được trước khi bắt đầu thực hiện công việc này!

Tối ưu Onpage cho bài viết mang lại lợi ích gì? 

Sau khi biết được SEO Onpage là gì, chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu về những lợi ích mà nó mang lại. Trong SEO mình content liệu đã đủ sức để trang web lên top từ khóa trên công cụ tiền kiếm? Câu trả lời là “chưa” bạn cần thêm một số kỹ thuật Onpage và xây dựng những bài viết chuẩn SEO. 

Thực tế thì Google chỉ là công cụ, nó hoàn toàn không thể hiểu được những nội dung bạn đăng tải trên web của mình. Nó đánh giá các website bằng dữ liệu dưới dạng văn bản (text) theo các tiêu chí về Title, meta Description, Meta Keywords, Keywords Density, H1, H2, và URL.

Vậy nên trong các bài viết của web, bạn cần làm rõ chủ đề của các tiêu chí trên, để tránh việc Google hiểu không đúng về nội dung trang web của bạn. Công việc chi tiết cần thực hiện như thế nào chúng tôi sẽ hướng dẫn và giải thích chi tiết trong phần tiếp theo.

Tiêu chuẩn tối ưu Onpage được Google đánh giá cao

Thuật toán của Google không ngừng thay đổi theo từng năm. Đó là lý do tại sao các SEOer như chúng ta phải luôn luôn cập nhật những cái mới để không bị đối thủ vượt mặt. Trải qua hàng trăm dự án thành công, Viết Bài Xuyên Việt đã kiểm nghiệm và đúc kết lại 10 tiêu chuẩn dưới đây, giúp bạn SEO Onpage hiệu quả nhất!

Tối ưu hóa URL

Trong SEO Onpage thì URL là một trong những yếu tố quan trọng và mang tầm ảnh hưởng lớn. Muốn từ khóa lên top cao, bạn cần những URL càng ngắn càng tốt. Bên cạnh đó là đưa vào URL những từ khóa có lượng search cao nhất.

3 yếu tố để tạo thành một URL tốt:

  •  Từ khóa SEO chính nằm trong URL 
  • URL có trung bình 59 chữ, ngắn gọn, xúc tích và khái quát được ý của bài. 
  • URL phải có mối liên hệ mật thiết với nội dung của bài viết

Lưu ý: Nếu bạn muốn một lúc SEO được nhiều từ khóa, hãy thao tác gộp các từ khóa chung mục đích tìm kiếm vào cùng một URL.

XEM NGAY: Tối ưu Breadcrumbs là gì

Tối ưu hóa title

Trên trang kết quả tìm kiếm thì người dùng sẽ nhìn thấy Title đầu tiên trước khi truy cập web của bạn. Một title trọng tâm, hấp dẫn sẽ thu hút người đọc và họ click vào bài viết đó. 

Khi bạn tối ưu title thì Google cũng sẽ hiểu nội dung bạn muốn chia sẻ nhanh và chính xác hơn. Bạn thấy không trong một bài SEO thì title đóng vai trò vô cùng quan trọng đúng không nào!

Hãy bỏ túi những lưu ý dưới đây khi tối ưu title:

  • Sử dụng | hoặc – để ngăn cách mỗi title 
  • Từ khóa chính nên để ở URL còn từ khóa quan trọng thứ hai thì nên để ở title. 
  • Không sử dụng 100% từ khóa đã đặt trong URL để đưa vào title (Ví dụ: URL đã là Ky-thuat-nau-an thì trong title nên để là “Kỹ thuật nấu ăn chuyên nghiệp”. 
  • Nếu vị trí đầu tiên của title là từ khóa SEO thì tỉ lệ CTR & thứ hạng sẽ tăng.
  • Title và Heading 1 không nên giống nhau, hãy sử dụng từ khóa liên quan để đặt title.
  • Đưa thật nhiều từ khóa vào title sao cho thật tự nhiên nhất.

Tối ưu thẻ Heading 1

Google đánh giá cao về những sự liên quan trong bài viết của bạn. Bạn hãy tạo ra những sự liên quan mật thiết hướng đến người đọc bằng cách tối ưu hóa thẻ heading 1. 

  • Đưa từ khóa SEO có lượng search nhiều thứ 3 vào thẻ Heading 1 
  • Nội dung bài viết nên được đúc kết trong thẻ Heading 1 
  • Google sẽ khó khăn trong quá trình làm việc nếu bạn để nhiều thẻ Heading 1. Hãy để một thẻ heading 1 duy nhất để có thể nâng cao thứ hạng bài viết của mình.
  • Bạn lưu ý là Heading 1 không được giống với Title và URL nhé.

Thẻ Heading 2 và 3

Thẻ Heading 2 và 3 cũng không kém phần quan trọng nên bạn không thể bỏ qua.  Yếu tố này sẽ giúp Google nắm bắt nội dung website của bạn rõ ràng hơn.

Tối ưu heading 2 và 3 bạn cần lưu ý:

  • Nên để thẻ heading này ngắn gọn, bao hàm được nội dung chính của đoạn văn bạn sắp viết. 
  • Một bài SEO có càng nhiều sub-heading càng tốt
  • Không nên quá nhồi từ khóa vào Heading, bạn hãy chèn thêm từ khóa liên quan sao cho hợp lý.

Table of Content (TOC) –  Mục lục

Nếu bạn thiết Table of Content đẹp và độc đáo thì điều gì xảy ra?

  • Người dùng sẽ thích thú: Nó giống như việc bạn xem mục lục trước khi quyết định đọc một quyển sách nào đó. Nếu những thông tin trong mục lục đúng với mong muốn của bạn, bạn sẽ dành thời gian để đọc để và tìm kiếm điều mình cần.

XEM NGAY:

Số lượng chữ của bài SEO

Khi viết bài SEO bạn cần chú ý về số lượng chữ của bài như sau:

  • Những bài viết dành cho trang SEO chính có tối thiểu 1300 chữ. 
  • Bạn hoàn có thể chèn thêm những Semantic Keyword vào bài viết nhưng sao cho nó thật tự nhiên. 
  • Đối với những trang danh mục, bạn có thể sử dụng JavaScript với các bài viết từ 500 từ trở lên để tối ưu hóa về UX/UI

In đậm từ khóa chính trong bài

Làm sao để SEO website một cách tốt nhất? Hãy luôn đặt mình vào vị trí người dùng. Việc nhồi nhét từ khóa theo kiểu gượng ép, không tự nhiên sẽ phản tác dụng trong SEO web dù bạn có sử dụng thành thạo các thủ thuật như thế nào. Hãy luôn nhớ rằng: 

  • Luôn luôn in đậm các từ khóa chính trong bài viết.
  • Từ khóa chính sẽ được đặt ở H1, H2, mở, thân và kết bài với mật độ là từ 1-3%. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng những từ liên quan, từ khóa phụ xuyên suốt bài viết để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý để thành bài viết hoàn chỉnh.

Độ dài của bài SEO

Google sẽ dựa vào độ dài bài bài SEO để đánh giá sơ bộ về bài viết của bạn có hữu ích và đã hướng tới người đọc chưa. Có thể khẳng định rằng những bài viết dài từ 2000 chữ sẽ có sự đầu tư về nội dung hơn, nên có lợi thế lên top nhanh hơn. Bất cứ ai trong chúng ta khi tìm kiếm một vấn đề gì đó trên internet, chúng ta thường có xu hướng dành nhiều thời gian đọc những bài viết dài, chuyên sâu về vấn đề mình đang tìm. 

Tối ưu Semantic keyword

Để tạo cho bài viết có content chuyên sâu hơn bạn cần sử dụng Semantic keywords. Không giống với Latent Semantic Indexing ( LSI Keyword ), người đọc sẽ nắm rõ hơn về chủ đề của bài viết thông qua từ khóa Semantic keywords.

Tối ưu hình ảnh

Ngoài nội dung và keyword bạn không thể bỏ qua việc tối ưu hình ảnh trên trang web của mình. Bằng cách: 

  • Sử dụng văn bản không dấu và dấu – giữa các từ để đặt tên cho hình ảnh (VD: Dat-ten-cho-hinh-anh)
  • SEO tags của các hình ảnh cũng cần được tối ưu hóa
  • Khi upload hình ảnh bạn cần hoàn thành đầy đủ các phần meta trong hình như title, meta description , sub-title, author, …

Muốn SEO Onpage hiệu quả thật không hề dễ dàng phải không nào? Nếu bạn muốn sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình có thể tăng lượng traffic lên nhanh chóng hãy tìm ngay Vietbaixuyenviet.com. Dịch vụ SEO chất lượng của Hội Ma Ngoáy chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng!

XEM NGAY:

Từ Khóa Bóng Ma (Phantom Keyword)

Từ khóa bóng ma  là các từ khóa có ít lượt tìm kiếm (khoảng vài chục đến vài trăm/tháng là cùng) và rất ít đơn vị lựa chọn nó làm từ khóa chính để SEO. Nhưng nếu bạn vừa dựng một trang web và muốn có những lượt truy cập đầu tiên một cách nhanh chóng thì hay nghiên cứu thật kĩ loại từ khóa đặc biệt này. Đó chính là lí do mình đưa nó vào vị trí đầu tiên trong các kỹ thuật tối ưu SEO cho bài viết.

Trong thời gian gần đây, vấn đề về việc lựa chọn từ khóa bóng ma đã dần trở nên phổ biến hơn và đi theo đó là bạn sẽ khó tìm được các từ khóa lí tưởng hơn. Tuy nhiên, không có gì là không thể! Hãy xem qua đoạn clip sau đây của GTVSeo do Đỗ Anh Việt thực hiện.

Từ khóa LSI trong bài viết

Từ khóa LSI là một yếu tố bị bỏ quên nhưng thật bất ngờ là nó sẽ mang lại cho bạn sức mạnh rất lớn dành cho mỗi bài viết. Vậy từ khóa LSI là gì? Hãy xem ảnh bên dưới nè.

Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) có nghĩa là những từ khóa có ngữ nghĩa liên quan được Google đề nghị dành cho người dùng khi tìm kiếm một từ khóa bất kì nào đó. Trong ảnh ví dụ là từ khóa chính của bài viết này luôn và bây giờ mình thêm cụm từ “cách viết bài tối ưu SEO” vào đây. Bữa nào check Ahrefs chắc có đó nha!

Nếu trong bài viết bạn có chứa thêm một vài từ trong danh sách này thì chắc chắn sẽ được đánh giá rất cao rồi phải không nào?

Bài viết nhiều thông tin hữu ích

Thời kì của những nội dung tạp nham và bừa bộn đã qua rồi. Các công cụ tìm kiếm đang tiến hóa còn nhanh hơn loài người nữa. Chúng đã đủ thông minh để nhận ra thằng nào viết bài có tâm, có tầm và thằng nào làm ăn bộp chộp nhé.

Do đó, du cho bạn đang hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào thì những kiến thức, nội dung hữu ích sẽ được cả người dùng lẫn Google đón nhận một cách nhiệt tình.

Ví dụ như chính bài viết này, nếu mình chỉ ghi những dòng xàm xí và copy toàn bộ nội dung từ các web lớn như GTV, Xuyên Việt Media hay Vietmoz thì mọi người đâu thèm đọc và sẽ chẳng bao giờ quay lại khi thấy cái tên Viết Bài Xuyên Việt nữa.

Sử dụng liên kết ngoại (External Link)

Về vấn đề liên kết ngoại thì có 2 luồng ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng nó sẽ làm trang giảm sức mạnh. Những có người lại cho rằng nó sẽ giúp Google đánh giá cao hơn bài viết của bạn. Ở góc độ cá nhân thì mình nghĩ một bài viết nên có 1-3 link ngoại dẫn đến các trang liên quan và có độ tin cậy cao.

Vì dụ như khi mình muốn nói về tối ưu SEO onpage thì mình sẽ dẫn link đến bài viết của GTVSeo ở dạng textlink hoặc link trần. Mà ở trên có link trần rồi nên giờ để textlink nha. Hãy đọc thử để biết thêm về tối ưu SEO là gì nhé!

Sử dụng liên kết nội bộ (Internal Link)

Liên kết nội bộ là những đường dẫn kết nối những bài viết trong cùng 1 trang web. Hãy tưởng tượng trang web của bạn là một tấm lưới, mỗi liên kết nội là một mắt lưới. Vậy chuyện gì xảy ra nếu tấm lưới không có mắt lưới được liên kết?

XEM THÊM VIDEO HƯỚNG DẪN INTERNAL LINK TỪ SEOSONA

Khi trường phái SEO onpage lên ngôi thì kỹ thuật tối ưu SEO cho bài viết không thể bỏ sót phần Internal Link. Ví dụ luôn nè, bài viết này mình viết về cách tối ưu cho bài viết nên mình có thể liên kết nó đến một bài viết khác về cách viết bài chuẩn SEO hoặc các kiến thức về SEO content.

Và khi bạn click vào link thì mình được một điểm cộng và bạn cũng có thêm hiểu biết! Ngon lành hông. Tuy nhiên vấn đề này hầu như chỉ có các dịch vụ SEO uy tín mới quan tâm đến, đa phần link nội bộ vẫn đang rất thiếu hụt và mất cân bằng trên >80% Website.

Tối ưu SEO Onpage theo Yoast SEO hoặc Rank Math SEO

Hiện nay tỉ lệ các website được xây dựng bằng mã nguồn WordPress đang ngày càng gia tăng bởi sự tiện lợi và tối ưu của nó. Và lúc này thì plugin Yoast là thứ không thể thiếu trong trình soạn thảo của mỗi trang web WordPress. Công cụ này giúp bạn kiểm soát một cách tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến SEO onpage mà mình đề cập ở trên.

Chú ý: Các công cụ này là 1 bên thứ 3 để chúng ta tham khảo và tự đánh giá mức độ tối ưu hóa bài viết thôi nha. Nó không phải công cụ của Google tạo ra nên đừng quá lạm dụng và ép mình theo nó!

Vậy nên chưa có thì cài đi. Chưa biết xài thì học xài đi. Gấp lắm rồi đó bạn ơi!

Lời kết

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi SEO Onpage là gì? Có thể áp dụng những kiến thức đó để tối ưu hóa các bài viết trên website của mình cũng như có vị trí tốt trong kết quả tìm kiếm. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *