Internal Link là gì? Chiến lược Internal Link siêu mạnh

Bạn vẫn thường nghe đến cụm từ Internal Link trên khắp các diễn đàn về thủ thuật SEO? Bạn đã biết Internal Link là gì hay chưa? Và nó có “uy lực” thế nào với sự phát triển của một website? Nếu bạn đã và đang phải loay hoay trong việc tìm hiểu về Internal Link thì còn chần chừ gì nữa mà hãy dành chút thời gian tham khảo nội dung chia sẻ sau đây.

Trong phần thông tin bên dưới Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu thật rõ về Internal Link là gì? Và những vấn đề xoay quanh Internal Link nhé.

Internal Link là gì? Tầm quan trọng của Internal Link với Website

Với mức độ ảnh hưởng của “anh chàng” Internal Link trong SEO website đã làm biết bao người phải “khốn khổ” để sắp xếp bố cục của nó sao cho gã khổng lồ Google nhìn thấy được mức độ thân thiện của web. Có lẻ đến đây bạn đã khá tò mò về vai trò của “anh chàng” này trong website là như thế nào rồi đúng không? Tuy nhiên, trước khi đi đến phần tác dụng của nó, bạn hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt “dạo đầu” bằng một khái niệm nhẹ nhàng về Internal Link nhé.

Internal Link là gì?

Đừng quá tưởng tượng nó xa vời mà thay vào đó bạn hãy hiểu một cách giản đơn, Internal Link còn được gọi là liên kết nội bộ, đây là những liên kết được sinh ra nhằm kết nối “mối lương duyên” giữa các trang trong cùng một website lại với nhau. Internal Link được sinh ra với mục đích chính là điều hướng người dùng từ link này chuyển đến một link khác trong cùng website, và tát nhiên thông tin đó phải thực sự hữu ích với người dùng.

Tác dụng Internal Link trong website:

Sau màn “dạo đầu” đầy hứng thú thì có lẻ đến đây, bạn cần phải thật sự nghiêm túc và ngẫm nghĩ thật kỹ về những tác dụng mà Internal Link mang lại. Khi đường dẫn nội bộ của một website được sắp xếp hợp lý sẽ đem về các lợi ích như sau:

  • Thiết lập cấu trúc hoàn thiện cho website.
  • Góp phần quan trọng trong Ranking Keyword và thúc đẩy tốc độ Index.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều hơn.
  • Cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho người dùng. Ví dụ, người dùng đang ở trang giới thiệu về áo nam, lúc này bạn có thể chèn thêm thông tin liên quan về mặt hàng quần áo nam, kích thích người dùng chuyển đến trang đích và đồng thời giúp cho họ có thêm được nhiều sự lựa chọn khác.
  • Chủ động hơn trong việc điều hướng người truy cập đến các trang web có giá trị chuyển đổi cao như bạn đang mong muốn.

XEM THÊM: Thẻ Meta Tag

Chiến lược sử dụng Internal Link (liên kết nội bộ)

Nếu đã thực sự hiểu rõ về Internal link là gì cũng như các công dụng nổi bật mà nó đem đến cho website, thì chắc chắn phần chiến lược sử dụng Internal Link sao cho thật hiểu quả chính là phần thông tin mà bạn cần phải “nằm lòng”. Nào, bây giờ hãy bình tâm ăn chút bánh uống ít trà cùng Viết Bài Xuyên Việt điểm qua chiến lược sử dụng liên kết nội bộ chuẩn cho một webiste nhé.

Điều hướng liên kết từ trang có nhiều traffic đến trang chuyển đổi

Nếu bạn đang từng bước mài mò chinh phục TOP cho website trên bảng xếp hạng của Google thì có lẻ bạn đã hiểu rõ khái niệm về traffic là gì rồi đúng không nào? Nếu vô tình quên, thì hãy hiểu đây là lượt truy cập tự nhiên của người dùng, được thống kê trên chính website của bạn bằng công cụ Google Analytics.

Vậy bạn sẽ thực hiện liên kết từ trang có nhiều lượt truy cập đến trang cần chuyển đổi như thế nào? Hãy thực hiện từng bước sau đây.

Bước 1: việc đầu tiên bạn cần xác định đâu là trang có lượt xem nhiều nhất. Như đã nói ở trên, công cụ Google Analytics sẽ hỗ trợ bạn trong vấn đề này.

  • Thực hiện bằng cách truy cập vào mục Hành Vi > Nội Dung Trang > Trang Đích. Sau đó, hãy sắp xếp những trang này theo số phiên từ lớn đến nhỏ.
  • Nhận được danh sách URL có lượng traffic cao, lúc này bạn lại tiếp tục lọc tìm những URL mang lại tỷ lệ chuyển đổi thấp (theo kinh nghiệm của Viết Bài Xuyên Việt thông thường sẽ là những bài viết như kiến thức hoặc chia sẻ kinh nghiệm).

Bước 2: ở bước tiếp theo bạn cần xác định những URL có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Bước 3: cuối cùng, bạn chỉ cần thêm liên kết ở vào những trang đã có ở bước 1 về những trang đích mà bạn đã thu thập được ở bước 2.

Tập hợp sức mạnh của Internal Link về trang chủ

Trong thi công xây dựng, sự vững chắc của ngôi nhà được quyết định ở cột móng, trong chiến thuật SEO bền vững thì sự phát triển của website sẽ phụ thuộc ít nhiều vào trang chủ. Nếu trang chủ lớn mạnh, luôn giữ vững “phong độ” trong TOP của Google thì các trang con cũng dần lên theo. Vậy làm thế nào để trang chủ của bạn luôn vững chắc trên “trường đấu” của gã khổng lồ?

Đơn giản thôi, hãy sử dụng Internal Link trỏ về trang chủ, cho dù đó là bài viết thông thường hay bài viết quan trọng thì bạn nên cố gắng chèn một liên kết nội bộ về trang chủ của website. Tuy nhiên, nên nhớ cách đặt Internal Link càng tự nhiên thì mức độ thân thiện web càng gia tăng, đừng cố sử dụng một từ vô nghĩa để chèn liên kết bạn nhé.

Sử dụng liên kết nội bộ với số lượng hợp lý 

Đừng quá tham mà cho quá nhiều liên kết chuyển đổi vào cùng một trang nội dung, đều này vô tình sẽ làm người xem cảm thấy rắc rối và khá khó chịu cứ phải chuyển từ trang này đến trang khác. Chưa kể đến việc nếu tốc độ load trang của bạn “như rùa bò” thì tất nhiên, tỷ lệ thoát trang tăng cao là điều khó tránh khỏi. Chưa dừng lại ở đó, nếu cho quá nhiều liên kết nội bộ trong cùng một nội dung sẽ khiến cho anh chàng Google “nổi giận” và lập tức đánh dấu “xấu” website của bạn.

Vậy bao nhiêu link nội bộ trong một bài viết là đủ? Theo kinh nghiệm “tác chiến” của Viết Bài Xuyên Việt nhận thấy rằng, với nội dung có độ dài 1000 từ bạn chỉ nên chèn khoảng 2 đến 4 link nội bộ là đủ.

Đa dạng hóa Anchor Text để đặt Internal Link

Bạn hiểu rõ Internal Link là gì? Bạn chèn liên kết nội bộ với số lượng hợp lý? Thế nhưng tỷ lệ chuyển đổi từ trang traffic cao đến trang chính vẫn luôn ở mức thấp “lè tè”? Bạn có biết vì sao không? Đó chính là bạn chưa biết cách đa dạng Anchor Text . Việc đa dạng hóa Anchor Text sẽ thúc đẩy người dùng “đồng ý” chuyển đến trang bạn mong muốn và đồng thời khiến cho toàn bộ nội dung xây dựng mạch lạc hơn.

Tóm lại, việc xây dựng Anchor Text đi đến mục đích giúp cho Internal Link được đặt vào một cách tự nhiên, không “ngượng ép”, thân thiện hơn với người dùng và cả chú bot con của Gooogle.

Ví dụ, như ở phần chia sẻ này chúng ta nói về tầm quan trọng của Anchor Text trong liên kết nội bộ, với những bạn chưa biết đến Anchor Text là gì thì một link điều hướng giải thích về nó có lẻ là thông tin hữu ích đối với bạn ngay lúc này phải không nào?

XEM NGAY: Dịch vụ SEO website

Xây dựng link nội bộ ở dưới Footer Website

Mặc dù có phần liên kết nội bộ ở dưới chân website không được đánh giá cao bởi tỉ lệ chuyển hướng của nó sẽ ít hơn những liên kết nằm trên đầu. Thế nhưng không phải vì thế mà bạn lại không sử dụng đến nó đâu nhé! Việc để tăng sức mạnh cho web và giữ vững “phong độ” trên bảng “phong thần” của Google chính là mục đích cuối cùng hướng đến. Do đó, hãy khai thác tất cả những vị trí mà bạn có thể cho Internal Link vào.

Theo khảo sát chung, hành vi của người dùng khi đọc hết một phần nội dung nào đó, họ sẽ kéo đến phần chân website để tìm thêm những thông tin cần thiết. Lúc này, bạn nên cố gắng trình bày những thông tin quan trọng mà bạn cần gửi đến họ như: giới thiệu về website/ dịch vụ/ doanh nghiệp, menu phụ, chương trình khuyến mãi hay tri ân đang diễn ra, điều khoản, chính sách của web v.v…

Lời kết

Việc hiểu rõ Internal Link là gì chính là một thủ thuật quan trọng đem đến sự thành công trong chiến lược SEO của bạn. Internal Link không bao giờ là thừa nếu bạn biết cách sử dụng nó đúng nội dung và đúng thời điểm.

Mong rằng đôi dòng chia sẻ về Internal Link cũng như các chiến lược xây dựng Internal Link (liên kết nội bộ) mà Viết Bài Xuyên Việt gửi đến bạn sẽ là hành trang hữu ích, đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường chinh phục thứ hạn Google và lòng tin từ người dùng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *