Lợi nhuận biên Margin Profit là gì? Lợi nhuận biên là điều mỗi doanh nghiệp quan tâm khi kinh doanh. Vậy cách tính Margin Profit như thế nào, phân loại lợi nhuận biên ra sao? Viết Bài Xuyên Việt sẽ giải đáp từng thắc mắc qua các thông tin cung cấp sau đây.
Mục lục
Lợi nhuận biên Margin Profit là gì?
Lợi nhuận biên hay Tỷ suất lợi nhuận chính là mức chênh lệch giá bán ra của sản phẩm với chi phí sản xuất sản phẩm + chi phí tiêu thụ sản phẩm. Cách tính là lấy lợi nhuận ròng để chia cho doanh thu cho ra tỷ lệ. Dựa vào tỷ lệ này các doanh nghiệp biết được doanh thu thu về ứng với bao nhiêu thu nhập.
Trong lợi nhuận biên các doanh nghiệp sẽ quan tâm chủ yếu 2 tỷ suất lợi nhuận đó là:
- Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit).
- Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit).
Ý nghĩa của lợi nhuận biên là gì? Lợi nhuận biên được sử dụng chủ yếu trong nội bộ. Qua biên lợi nhuận người ta biết được mức độ an toàn, mức độ rủi ro . Ví dụ biên lợi nhuận thấp cho thấy mức độ rủi ro cao khi doanh số bán hàng giảm. Khi doanh số giảm lợi nhuận cũng giảm theo, nếu giảm sâu và kéo dài sẽ dễ khiến doanh nghiệp phá sản.
Xem thêm: Biên lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận biên
Chi phí biên (MC) là khoản chi phí cần để tạo ra một đơn vị sản phẩm, doanh thu biên (MP) được hiểu là khoản doanh thu kiếm được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận biên= Tổng doanh thu biên – Tổng chi phí biên ( Hay MP= MR – MC)
Theo mô hình kinh tế vi mô hiện đại thì hầu hết các các công ty khi cạnh tranh với nhau sẽ có xu hướng sản xuất ra các đơn vị sản phẩm sao cho có chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR), lợi nhuận bằng 0 để nhà sản xuất có thể thu được lợi nhuận.
Thực tế, trong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo thường sẽ không có lợi nhuận biên bởi lúc này giá bán sẽ bị đẩy xuống mức chi phí biên, đồng thời công ty sẽ hoạt động tới thời điểm chi phí biên = doanh thu biên hay MC=MR=P.
Trường hợp, công ty không thể canh tranh khi chi phí và hoạt động ở mức lợi nhuận âm (<0), lúc này công ty sẽ bị ngừng sản xuất.
Công ty sẽ đạt mức tối đa hóa lợi nhuận nếu chi phí biên bằng với doanh thu biên và mức lợi nhuận biên bằng 0.
Các loại lợi nhuận biên cơ bản
Các loại cơ bản của lợi nhuận biên margin Profit là gì? Lợi nhuận biên được phân làm các loại như sau, mọi người có thể tham khảo thêm.
a. Lợi nhuận biên gộp
Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit) cho thấy lợi nhuận thu về của một doanh nghiệp từ chi phí bán sản phẩm. Lợi nhuận biên gộp cũng cho thấy được hiệu suất sử dụng lao động như thế nào, sử dụng vật tư như nào trong quá trình sản xuất.
- Công thức tính lợi nhuận biên gộp = (doanh thu – vốn bán hàng)/doanh thu.
Một doanh nghiệp thu về lợi nhuận biên gộp nhiều sẽ có dư chi phí cho các khoản kinh doanh khác. Nếu doanh nghiệp chi ra nhiều cho các khoản vật tư, lao động thì lợi nhuận biên gộp sẽ giảm.
b. Lợi nhuận biên hoạt động
Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Margin Profit) là mức lợi nhuận của doanh nghiệp (chưa trừ đi lãi vay vốn và thuế) so với doanh thu bán hàng. Lợi nhuận biên hoạt động cho thấy khả năng quản lý công việc tạo ra nguồn thu từ việc kinh doanh.
- Công thích tính lợi nhuận biên hoạt động = EBIT (lợi nhuận chưa trừ đi thuế và lãi vay)/doanh thu.
Tham khảo: EBIT là gì
c. Lợi nhuận biên ròng
Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit) chính là tổng lợi nhuận thu về của doanh nghiệp, tính từ tất cả hoạt động kinh doanh kể cả thuế. Lợi nhuận biên ròng chính là tỷ lệ giữa thu nhập ròng với doanh thu bán hàng. Tỷ lệ này thể hiện rõ nhất khả năng quản lý doanh nghiệp.
- Công thức tính lợi nhuận biên ròng = lợi nhuận ròng sau khi trả thuế/doanh thu.
Tính tỷ lệ này theo quý, theo năm để thấy được doanh nghiệp thu về lợi nhuận ít nhiều như thế nào.
Ý nghĩa với doanh nghiệp
- Thông qua mức lợi nhuận này, doanh nghiệp có thể đánh giá được quá trình sản xuất thêm 1 đơn vị kinh doanh của mình có lợi hay không?
- Liệu lợi nhuận thu được có đáp ứng yêu cầu kinh doanh? Có nên tái đầu tư một phần thu nhập để tiếp tục phát triển? Nêu bỏ đi phần vốn đầu tư thì lợi nhuận còn lại có đủ để bù đắp nhu cầu?
- Giúp so sánh các doanh nghiệp với nhau khi đầu tư trong cùng một lĩnh vực, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định chính xác được vị thế
- Khi có nhu cầu làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, thông qua mức lợi nhuận này ngân hàng sẽ gợi ý, đề xuất cho bạn mức biên phù hợp.
- Doanh nghiệp có thể chủ động thay đổi phần trăm yếu tố lợi nhuận biên bằng cách tạo ra nhiều doanh thu hơn, thậm chí có thể sử dụng phương pháp cắt giảm chi phí.
Đặc biệt, trong trường hợp lợi nhuận không thay đổi, nhưng các biến số gồm chi phí, tổng doanh thu, thu nhập ròng vẫn tăng đều thì doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tăng giá hoặc cắt giảm chi phí đều được.
Lưu ý cần nhớ
Mức lợi nhuận sẽ chỉ giúp chủ đầu tư biết được lợi nhuận thu được thông qua việc sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Không cho biết được lợi nhuận chung của công ty. Hiểu đơn giản hơn thì công ty nên ngừng sản xuất tại điểm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm khiến giảm thiểu mức lợi nhuận chung.
Những biến tác động vào chi phí biên:
- Lao động
- Chi phí mua nguyên liệu, vật tư
- Lãi vay phát sinh
- Thuế
Lưu ý: Các khoản chi phí cố định, chi phí chìm không nên cho vào khi tính lợi nhuận biên bởi những chi phí này sẽ không làm thay đổi lợi nhuận khi doanh nghiệp sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
Thực tế, có không ít doanh nghiệp luôn cố gắng tối đa hóa mức lợi nhuận này để đảm bảo chúng bằng 0. Tuy nhiên, thường có rất ít thị trường cạnh tranh hoàn hảo bởi những tiếp cận về môi trường pháp lý, kỹ thuật, độ trễ cũng như sự bất cân xứng của thông tin.
Nên các quản lý trong doanh nghiệp sẽ khó xác định được doanh thu, chi phí biên. Đồng thời họ sẽ đưa ra các quyết định sản xuất thông qua sự ước tính hoặc đưa ra quyết định muộn.
Đối với những công ty hoạt động dưới mức công suất tối đa nếu nhu cầu tăng đột biến thì có thể lựa chọn phương án đẩy mạnh sản xuất.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu rõ lợi nhuận biên Margin Profit là gì. Bên cạnh đó là các thông tin liên quan giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh. Mọi người hãy tham khảo kỹ hơn để duy trì ổn đinh công việc kinh doanh nhé.