Tỷ Suất Lợi Nhuận – Chỉ Số Đánh Giá Doanh Nghiệp

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận. Vậy tại sao tỷ suất lợi nhuận lại quan trọng đến vậy? Nó là gì, cách tính ra sao và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu nhé.

Sơ lược về tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính và được trao đổi trong các cuộc họp giữa cổ đông, nhà đầu tư cũng như nội bộ doanh nghiệp. 

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ số tài chính phản ánh trực tiếp tình hình kinh doanh và đầu tư của một công ty.  Hiện nay, có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, có 2 loại tỷ suất lợi nhuận phổ biến và được đánh giá hiệu quả là: tỷ suất lợi nhuận  trên doanh thu và tỷ suất sinh lời. Các chỉ số trình bày về tỷ suất lợi nhuận đều có thể dễ dàng tìm thấy trong những báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/ công ty.  

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ số thể hiện tình trạng hoạt động của một doanh nghiệp

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

  • Tỷ suất lợi nhuận là con số cụ thể, minh chứng khách quan đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình kinh doanh của công ty tại một thời điểm xác định.
  • Tỷ suất lợi nhuận còn được áp dụng để tính toán các khoản lãi ròng để chi trả cho các cổ đông thuộc Hội đồng quản trị của công ty.
  • Các công ty, các nhà đầu tư có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong cùng một ngành vào cùng một thời điểm để đánh giá tình hình hoạt động của công ty và đầu tư hoặc điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp.
  • Dựa vào tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp có thể nắm bắt được lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp chủ động tính được lãi ròng cho các cổ đông.
  • Số liệu này ưu tiên sử dụng cho các công ty cổ phần để đánh giá chính xác tình hình sinh lợi nhuận, lãi ròng cho cổ đông và phân tích với nhà đầu tư.

BẠN NÊN BIẾT:

Sơ lược về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là loại tỷ suất được sử dụng phổ biến tại nhiều công ty/ doanh nghiệp ở Việt Nam. 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì ? 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales, gọi tắt là ROS) là tỷ số chênh lệch về tài chính giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách tính tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận thu được sau thuế và tổng doanh thu trong một kỳ nhất định (đơn vị tính: %).

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng/Lợi nhuận sau thuế : Doanh thu) x 100 (%)

Hướng dẫn cách tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

  • Đây là căn cứ rõ ràng để nhà đầu tư có thể xem xét tình hình kinh doanh trong những khoảng thời gian cố định và cân nhắc đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Chỉ số tài chính này cũng sẽ phản ánh được hiệu quả đầu tư của chủ đầu tư để cân nhắc số lượng vốn đổ vào có tương xứng chưa. Từ đó, nhà đầu tư sẽ điều chỉnh mức vốn cho phù hợp.
  •  Doanh nghiệp cũng thống kê số liệu này theo những kỳ nhất định để theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và điều chỉnh các chính sách hoạt động để cải thiện kịp thời những hạn chế cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Sơ lược về tỷ suất sinh lợi

Ngoài tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất sinh lợi cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì tính chính xác của số liệu này để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Viết Bài Xuyên Việt sẽ đi sâu vào nghiên cứu tỷ suất sinh lợi nha.

Khái niệm tỷ suất sinh lợi

Tỷ số sinh lợi là tỷ số phần trăm giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn đã được đầu tư phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng/ quý/ năm/ …).Tỷ suất sinh được chia thành 2 loại:   

  • Tỷ suất sinh lợi trên số vốn sở hữu.
  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Cách tính và vai trò của tỷ suất sinh lợi trên vốn sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn sở hữu sẽ giúp nhà đầu tư nhận định được lợi nhuận thu được khi đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức tính tỷ suất sinh lợi trên vốn sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế : Số vốn sở hữu) x 100 (%)

Cách tính và vai trò của tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản sẽ biểu hiện khả năng sinh lời của tổng số tất cả tài sản bao gồm cả vốn cố định vốn lưu động , vốn của chủ sở hữu và cả vốn vay mượn. Chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp tính các khoản lãi suất và thuế thu nhập doanh nghiệp . Từ đó, đi sâu phân tích hiệu quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp điều chỉnh tất cả cho phù hợp.

Công thức tính tỷ suất sinh lợi trên tài sản = (Lợi nhuận sau thuế : Tổng số tài sản) x 100 (%)

Làm thế nào để gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho công ty một cách hiệu quả?

Cách gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp

Có thể thấy được tằng tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển. Do đó, việc gia tăng chỉ số này được rất nhiều chủ công ty/ doanh nghiệp quan tâm. Vậy làm cách nào để gia tăng con số tỷ suất lợi nhuận cho công ty? Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

  • Thứ nhất, giảm chi phí vận hành, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Điều này chắc chắn sẽ giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ phản tác dụng nếu doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng.
  • Thứ hai, tăng giá bán hoặc giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, mở các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng thân thiết nhằm thu hút khách hàng. Biện pháp này rất ổn trong trường hợp lượng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đang bị giảm đi.

Nhìn chung, chỉ có 2 cách để tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp như trên là tăng giá thành hoặc cắt giảm chi phí vận hành để tối ưu hóa doanh thu. Chiến lược này không phải dễ dàng và phải tùy thời điểm để vận dụng cho phù hợp.

Kết luận

Bên trên là một số thông tin hữu ích về tỷ suất lợi nhuận mà bạn và Viết Bài Xuyên Việt đã cùng tìm hiểu. Đây là chỉ số tài chính quan trọng cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Viết Bài Xuyên Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu nhiều hơn về các chỉ số tài chính khác trong các bài viết sau nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *