Vốn Điều Lệ Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước ta hiện nay, việc các doanh nghiệp mới thành lập được khích lệ rất lớn. Tuy nhiên để tạo nên một doanh nghiệp kinh doanh tốt, trước tiên cần đảm bảo yếu tố pháp lý rõ ràng. Ngay từ buổi đầu thành lập, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến vốn điều lệ. Bởi vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu rõ hơn vốn điều lệ là gì ngay trong bài viết sau đây nhé!

Vốn điều lệ là gì?

Trích theo khoản 34 điều 4, Luật Doanh Nghiệp 2020: ” Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, vốn điều lệ của doanh nghiệp có ý nghĩa là tổng mức vốn đầu tư được đăng ký ban đầu với cơ quan pháp lý. Nó bao gồm vốn đã góp và cam kết góp của tất cả thành viên vào công ty để dự tính đi vào hoạt động.

Ngoài ra, vốn điều lệ còn làm cơ sở chia % lợi nhuận cho các thành viên góp vốn khi công ty có lãi. Và thể hiện mức trách nhiệm bằng vật chất về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của thành viên góp vốn với khách hàng, đối tác hay những bên liên quan của doanh nghiệp.

Ưu, nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá nhiều hay quá ít

Để thấy được ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá nhiều hay quá ít, Viết Bài Xuyên Việt sẽ phân tích đặc điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít như sau:

  • Đăng ký vốn điều lệ quá ít có ưu điểm chính là giúp doanh nghiệp chịu trách nhiệm ít hơn với phần vốn góp của mình, giảm bớt được rủi ro nhất là về tài chính.
  • Tuy nhiên, nhược điểm tồn tại là khi đối tác mới hay những người có ý định đầu tư sẽ không đủ tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp bạn. Hơn nữa, khi cần bổ sung nguồn vốn từ các ngân hàng, niềm tin từ phía ngân hàng sẽ không cao khiến tỷ lệ duyệt hồ sơ cho vay sẽ thấp hơn. 

Ngược lại, khi đăng ký vốn điều lệ quá lớn sẽ có những đặc điểm như:

  • Lợi ích trước mắt sẽ tạo được sự tin tưởng vào tiềm lực tài chính, sự đầu tư mạnh mẽ vào doanh nghiệp với phía ngân hàng hay đối tác làm ăn. 
  • Dù vậy, điểm yếu bạn cần tính đến trong trường hợp này là rủi ro trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, thua lỗ, trách nhiệm về các khoản nợ cũng sẽ tương ứng mà nhiều hơn. 

Các thông tin quan trọng về vốn điều lệ bạn cần biết

Nếu đã hiểu về định nghĩa vốn điều lệ là gì, mời bạn cùng xem giải đáp một số vấn đề liên quan về vốn điều lệ dưới đây:

Tài sản góp vào vốn điều lệ

Những loại tài sản có thể góp làm vốn điều lệ của doanh nghiệp là những loại sau (Theo điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020):

  • Tiền tệ: tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Quyền sử dụng đất.
  • Quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu,…)
  • Công nghệ.
  • Bí quyết kỹ thuật.
  • Tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ

Trích theo điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc tăng, giảm vốn điều lệ như sau:

Trường hợp tăng vốn điều lệ

  • Tăng thêm lượng vốn góp của các thành viên.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp của một hoặc nhiều thành viên mới vào vốn điều lệ của công ty.

Trường hợp giảm vốn điều lệ

  • Nếu công ty đã hoạt động liên tục được từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp, một phần vốn góp của thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp ban đầu được hoàn trả và bảo đảm đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Công ty mua lại một phần hay toàn bộ phần vốn góp của thành viên.
  • Vốn điều lệ không được các thành viên góp vốn đầy đủ và đúng hạn đã cam kết (trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đăng ký).

Khi có sự điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp, cần phải khai báo lại với Cơ quan nơi đã đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin về sự điều chỉnh vốn điều lệ trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo chính thức.

TÌM HIỂU THÊM:

Cần hay không cần chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp? 

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các doanh nghiệp vốn Việt Nam không cần chứng minh có đủ vốn điều lệ khi đăng ký thủ tục kinh doanh. Vốn điều lệ là do doanh nghiệp tự đăng ký và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã kê khai. Trong trường hợp phát sinh vấn đề, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký.

Ngoại trừ một số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đặc thù sẽ có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu:

  • Bất động sản: 20 tỷ đồng.
  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không: kinh doanh tại các cảng hàng không quốc tế –  30 tỷ đồng, kinh doanh tại các cảng hàng không nội địa – 10 tỷ đồng.
  • Chuyển phát: cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh – 2 tỷ đồng, cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế: 05 tỷ đồng.
  • Cung ứng lao động tạm thời (Trừ cho thuê lại lao động): 2 tỷ đồng.
  • Dịch vụ việc làm: 300 triệu đồng.

Kết luận

Như vậy, những thông tin cần thiết giải đáp về vốn điều lệ là gì đã được Viết Bài Xuyên Việt cung cấp đến bạn. Mong rằng, bạn đã hiểu hơn về những thông tin ban đầu khi muốn thành lập doanh nghiệp. Qua đó, bạn cần tính toán kỹ lưỡng những trường hợp có thể xảy ra để tối đa hóa lợi ích trong kinh doanh. Bạn hãy bước đi vững chắc ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *