Cách phân tích đối thủ cạnh tranh

by Trần Thắng
117 views
đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động kinh doanh, việc tìm cách phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi xã hội hiện nay ngày càng phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó mỗi lĩnh vực lại ra đời nhiều đối thủ cạnh tranh. Nó tạo nên một cuộc chiến thương trường phức tạp mà nếu bạn không mạnh bạn sẽ bị thụt lùi.

Bài viết này, mời bạn hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt đi khám phá về vấn đề này để có được kết hoạch định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp nhé!

Những lý do phải tìm cách phân tích đối thủ cạnh tranh

phan tich doi thu canh tranh

Hầu như tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng vào công tác phân tích đối thủ cạnh tranh này. Bởi vì, chúng mang đến cho bạn nhiều lợi ích to lớn, đem đến hiệu quả tốt trong quá trình bạn hoạt động, cụ thể như sau:

  • Việc phân tích sẽ giúp bạn biết được đối thủ cạnh tranh của mình có điểm mạnh điểm yếu gì. Từ đó, bạn có thể đánh giá được họ kinh doanh dựa trên tập hợp những tiêu chí nào và có phương án thích hợp hơn.
  • Nếu biết cách phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn sẽ nhìn thấy được đối thủ cạnh tranh và mình thông qua con mắt khách hàng. Dựa trên cơ sở đó, bạn bắt đầu cải thiện đều thu hút khách hàng tốt hơn.

Ngoài ra, dưới đây là hàng loại những ưu điểm từ phân tích đối thủ cạnh tranh mang lại:

  • Giúp tiết lộ những thông tin phù hợp về độ bão hòa của thị trường cũng như cơ hội kinh doanh và một số chiến lược hiệu quả trong ngành mà bạn đang hoạt động.
  • Biết được khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp bạn như thế nào so với đối thủ để có những bước cải thiện tốt hơn.
  • Từ việc biết được mình cần cải thiện ở đâu sẽ tạo điều kiện để bạn tận dụng tốt thị trường ngách.

THÔNG TIN THÊM: Lợi nhuận thuần là gì?

Hướng dẫn cơ bản các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh hiệu quả

phan tich doi thu canh tranh 1

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh thông thường bao gồm có 6 bước cần thực hiện phổ biến, cụ thể như sau:

Bước 1. Thống kê đầy đủ danh sách các đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch lập danh sách những đối thủ cạnh tranh của mình trong ngành nghề cụ thể. Hãy bắt đầu điều này với việc tìm kiếm trên các công cụ Google, các trang thương mại điện tử hay ý tưởng kinh doanh của bạn nếu bạn chuẩn bị khởi nghiệp.Sau đó, bạn mới tiến hành chọn lựa các đối thủ phù hợp để tiến hành phân tích dựa trên một vài các tiêu chí nhất định của mình.

Bước 2. Phân loại đối thủ theo từng cấp độ

Tiếp theo, bạn cần phân loại đối thủ cạnh tranh theo từng cấp độ khác nhau để dễ phân tích. Cụ thể, các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh có thể được phân loại thành:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tiêu chí cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự cho khách hàng mục tiêu của bạn. Đây là những đối thủ mà có thể khách hàng sẽ làm phép so sánh nhiều nhất trên thị trường với bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đối thủ này bán những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhưng có đối tượng khách hàng riêng. 
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Chính là những doanh nghiệp không bán cùng sản phẩm với bạn nhưng có thể tiếp thị cho cùng một đối tượng khách hàng với bạn. Vì sao đối thủ này cần phân tích, vì có thể sau này họ sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh với ngành nghề giống bạn.

Bước 3. Tiến hành phân tích đối thủ

Đến bước này, bạn sẽ dựa theo từng phân loại và thu thập các thông tin cần thiết như: Tổng quan về đối thủ, sản phẩm của đối thủ, các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của đối thủ, cách truyền thông hay khách hàng của đối thủ là gì, nhận thức của họ về đối thủ ra sao,…

Sau đó, bạn thực hiện lập nên bảng phân tích cho các đối thủ cạnh tranh với các dữ liệu vừa thu thập được.

Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh vào trong quá trình thực hiện, chẳng hạn có thể kể ra một số mô hình: Mô hình SWOT, mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter hay đa giác cạnh tranh, phân tích nhóm chiến lược,…

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Ma trận SWOT là gì?

Bước 4. Lập báo cáo tổng kết 

Sau cùng, bạn thao tác lập báo cáo cách phân tích đối thủ cạnh tranh để trình bày rõ ràng cụ thể với cấp trên. Đây sẽ là sự tổng hợp mọi thông tin để giúp bạn hiểu rõ về khách hàng và đưa ra những chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả.

BẠN CÓ ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ quản trị Website trọn gói tăng traffic tự nhiên

Một số vấn đề khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh cần lưu ý

phan tich doi thu canh tranh 2

Khi bạn chuẩn bị thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý một số lưu ý sau đây để kết quả mỹ mãn nhất:

  • Cần xác định việc phân tích đối thủ cạnh tranh không phải một sớm một chiều mà là khoảng thời gian dài cần sự kiên trì, nhẫn nại. Thậm chí, bạn còn phải phân tích liên tục bởi doanh nghiệp đối thủ không ngừng phát triển.
  • Cần có định hướng tổng hợp, phân tích thông tin như thế nào ngay từ đầu khi tiến hành.
  • Luôn phân tích và ra quyết định sát theo cơ sở dữ liệu đã thu thập, không dựa vào thành kiến cá nhân.
  • Cần chấp nhận đầu tư để có những thông tin phân tích chất lượng nhất.

XEM THÊM: Bảng giá Content chuẩn SEO trọn gói vừa mới cập nhật

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh tầm quan trọng cũng như các bước đi chi tiết. Hy vọng rằng, Viết Bài Xuyên Việt đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và thú vị, giúp bạn dễ dàng thực hiện khi có ý định phân tích đối thủ của chính doanh nghiệp mình nhé!

You may also like

Leave a Comment