Truyền thông là gì? Thông tin giải đáp từ A- Z

Truyền thông là gì? Ngành truyền thông đóng vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay? Để hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến truyền thông, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giải đáp từng thắc mắc qua bài viết sau. Mọi người cùng tham khảo để hiểu thêm nhé.

1. Truyền thông là gì?

Có thể hiểu truyền thông là hình thức truyền đạt, trao đổi thông tin giữa người và người. Để truyền đạt thông tin có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau như dùng hình ảnh, chữ viết, video, màu sắc… Người muốn truyền đạt thông tin sẽ áp dụng cách thích hợp để nhắm đến đối tượng cụ thể tiếp nhận thông tin. 

Truyền thông là gì

Định nghĩa khác theo wikipedia thì truyền thông có thể được hiểu là giao tiếp hoặc các phương tiện truyền thông như:

  • Truyền thông kỹ thuật số.
  • Truyền thông đại chúng.
  • Truyền thông xã hội.
  • Truyền thông đa phương tiện.
  • Phương tiện truyền thông điện tử.

2. Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Hiện nay có những ngành truyền thông chính như sau:

a. Ngành truyền thông báo chí

Đây là lĩnh vực truyền thông đã được hình thành từ rất lâu trước đây. Báo chí cũng bao gồm đa dạng các hình thức như: báo in, báo truyền hình, báo điện tử , báo ảnh hay báo phát thanh. Lĩnh vực truyền thông này yêu cầu độ chính xác và rõ ràng cao, bám sát với thực tế và có tính thời sự. 

b. Ngành truyền thông thực hành

Ngành này sẽ bao gồm các lĩnh vực nhỏ như: Quan hệ công chúng (Public Relations), Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communication), Truyền thông phi lợi nhuận (Non-profit Communication). 

Có thể thấy Quan hệ công chúng (PR) là một trong những thương hiệu nổi bật của ngành truyền thông. PR và báo chí có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều vì một mục đích chung là định hình nhận thức các đối tượng cụ thể.

c. Ngành truyền thông Media

Truyền thông media cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ, công cụ như máy ảnh, máy quay, máy tính, thiết bị điện tử…để dựng nên các sản phẩm chất lượng. Đó có thể là một bộ phim, MV ca nhạc, video quảng cáo, đồ họa… 

d. Ngành nghiên cứu truyền thông

Ngành này đi sâu vào việc nghiên cứu các chiến lược, dự án truyền thông. Người làm trong lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra sản phẩm truyền thông. Công việc của họ là quan sát những hiện tượng xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp từ truyền thông. Sau đó sẽ đi làm tài liệu liên quan để tìm ra lý thuyết, nghiên cứu truyền thông. 

Ngành truyền thông là một ngành được quan tâm nhiều hiện nay. Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ hiện đại phát triển mạnh, truyền thông có thể định hướng cộng đồng, xã hội.

3. Cơ quan quản lý truyền thông

Cơ quan nào quản lý trực tiếp truyền thông? Đó chính là Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là cơ quan của Chính phủ, nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về các lĩnh vực: báo chí, viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, điện tử, bưu chính và chuyển phát, phát thanh và truyền hình, cùng một số lĩnh vực cụ thể khác.

Quyền hạn và nhiệm vụ chính Bộ Thông tin và Truyền thông là quản lý thông tin toàn quốc. Bên cạnh đó là chống các loại tin rác, tin giả và thực hiện phát triển công nghệ thông tin.

4. Các giao thức truyền thông

Giao thức truyền thông còn được biết đến là giao thức giao tiếp, giao thức trao đổi thông tin hay giao thức liên mạng… Hiểu rõ hơn thì đây chính là tập hợp những quy tắc chuẩn, người ta sẽ dựa vào đó để biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, phát hiện ra lỗi dữ liệu, gửi thông tin qua kênh truyền thông. Nhờ giao thức truyền thông các máy tính kết nối với nhau và trao đổi dữ liệu an toàn, tin cậy.

Giao thức truyền thông có thể thực hiện bằng phần mềm, hoặc phần cứng hoặc cả hai. Một số giao thức tiêu biểu chính là:

TCP: các máy tính được kết nối với nhau để truyền dữ liệu. Dữ liệu thường được chia thành các gói nhỏ để gửi đi dễ dàng và hiệu quả.

IP: nhằm đảm bảo các gói dữ liệu được gửi đến đúng nơi nhận.

HTTP: cho phép các máy tính trao đổi thông tin qua Internet dưới dạng siêu văn bản.

FTP: cho phép các máy tính có thể trao đổi tập tin qua Internet.

SMTP: cho phép các máy tính có thể gửi thư điện tử (email) qua Internet.

POP3: cho phép các máy tính có thể nhận thư điện tử qua Internet.

MIME: cho phép gửi kèm các tập tin (phim, nhạc, nhị phân…) khi gửi thư điện tử qua Internet.

WAP: cho phép việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây như điện thoại di động.

5. Các loại hình truyền thông

Truyền thông được phân chia làm các loại khác nhau cũng như các ngành truyền thông, gồm có truyền thông báo chí, truyền thông truyền hình, truyền thông media, đại chúng. Bên cạnh đó, còn có những phương tiện truyền thông chính như: truyền thông cá nhân, truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội.

Với mỗi loại hình hay phương tiện truyền thông khác nhau có những đặc điểm riêng biệt. Người dùng cần hiểu rõ trước khi áp dụng đạt mục đích riêng. Để sử dụng truyền thông hiệu quả hoặc là bạn phải am hiểu hoặc là bạn nên nhờ đến những đơn vị/tổ chức có kinh nghiệm để được hỗ trợ.

Bài viết đã giải đáp rõ truyền thông là gì và những thông tin liên quan. Mọi người hãy tham khảo để hiểu hơn về truyền thông nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *