Ma trận SWOT: Khái niệm, cấu trúc áp dụng

Ma trận SWOT là gì? Chắc hẳn các bạn đã nghe nhắc rất nhiều đến ma trận SWOT. Người ta thường sử dụng ma trận này để phân tích tình hình kinh tế, được đặt trong môi trường doanh nghiệp. Nhờ có công cụ này, công ty sẽ dễ dàng nhậ biết điểm mạnh, điểm yếu, tìm kiếm cơ hội và thách thức. Mặc dù vậy, có rất nhiều bạn chưa thật sự hiểu rõ về ma trận này và cách áp dụng sao cho mang tới kết quả hữu hiệu. Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn.

Ma trận SWOT là gì

Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.

Ma trận SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ cái đầu tiên của 4 từ trong tiếng Anh:

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Nguy cơ)

ma trận SWOT

Mô hình này khá nổi tiếng và phổ biến trong việc phân tích tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Điểm mạnh và điểm yếu xuất phát từ bên trong doanh nghiệp, còn cơ hội và thách thức lại đến từ những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Đây là cách hiểu đơn giản nhất về SWOT.

Tuy nhiên, định nghĩa ma trận SWOT là gì còn được hiểu theo cách khác. SWOT dùng để phân tích các yếu tố mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt gồm cơ hội và nguy cơ. Cùng với đó là các yếu tố thuộc về bên trong doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các chiến lược kinh doanh chính xác và phù hợp với tình hình thị trường.

Thực tế, mô hình SWOT đã xuất hiện từ rất lâu trước đây, những năm 1960 – 1970. Trải qua thời gian nghiên cứu lâu dài, cho đến năm 2004, ma trận này mới hoàn thiện và nhanh chóng cho thấy hiệu quả khi áp dụng vào tổ chức, doanh nghiệp.

>>> Xem ngay: Lợi nhuận ròng Net Profit là gì

Cấu trúc ma trận SWOT

SWOT là công cụ hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Việc ứng dụng ma trận SWOT trong doanh nghiệm giúp bạn xác định được thế mạnh, khắc phục được điểm yếu mà công ty mình gặp phải.

Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu là ma trận SWOT chỉ cho bạn nơi để tấn công và vị trí để phòng thủ. Sau đó, bạn sẽ đề ra kế hoặc cùng các chiến lượng kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao. Khi đã biết ma trận SWOT là gì, bạn cần phân tích rõ từng yếu tố S, W, O, T như sau:

Strengths (Điểm mạnh)

Hãy xác định rõ những điểm mạnh mà doanh nghiệp của bạn đang có được. Hãy chú ý xác định rõ ràng điểm mạnh để bạn có thể cạnh tranh với đối thủ. Một số điểm mạnh mà doanh nghiệp thường có:

  • Nhân lực, nguồn lực, tài sản.
  • Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.
  • Chất lượng, độ bền sản phẩm.
  • Chi phí tối ưu, giá bán cạnh tranh trên thị trường.
  • Hệ thống kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
  • Chiến lược marketing .

>>> Xem ngay: 10 trang bán hàng giá sỉ lớn nhất

Weaknesses (Điểm yếu)

Điểm yếu là những vấn đề tiêu cực tồn đọng trong doanh nghiệp cần phải khắc phục. Những điểm yếu này sẽ cản trở công ty phát triển, thậm chí khiến cho công ty thụt lùi trên con đường tiến tới mục tiêu.

Những điểm yếu thường gặp:

  • Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
  • Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
  • Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
  • Hạn chế về các mối quan hệ.
  • Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
  • Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

Tốt nhất, bạn cần phải thẳng thắn nhìn vào sự thật để tự nhận ra yếu điểm của chính doanh nghiệp mình. Từ đó, hãy chủ động đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hoặc xóa bỏ điểm yếu đó. Đường nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần mất khá nhiều thời gian để cải tạo và thay đổi.

Opportunities (Cơ hội)

Hãy cố gắng đưa ra thật nhiều cơ hội, sự tác động tích cực khi kinh doanh, giúp bạn thu được một kết quả tốt hơn. Đôi khi cơ hội đơn giản chỉ là đối thủ đang rất chậm chạp, bỏ lỡ thờ cơ tốt trong kinh doanh còn doanh nghiệp của bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

Bên cạnh đó, còn có khá nhiều những cơ hội khác như xu hướng thay đổi công nghệ, ứng dụng hiện đại hơn; tiếp cận với nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực; sự phát triển của thị trường mở đường cho doanh nghiệp tiến lên.

Ngoài ra, là các chính sách, luật pháp do nhà nước đưa ra ủng hộ cho việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thu được những khoản lợi nhuận cực lớn.

Threats (Nguy cơ)

Cuối cùng, chính là nguy cơ doanh nghiệp gặp phải khi tham gia kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào đó. Bạn cần phân tích chính xác yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, kéo dài con đường đi đến thành công bạn đang hướng tới. Chú ý, bạn nên liệt kê cụ thể danh sách các vấn đề.

Các thách thức/nguy cơ SWOT mà doanh nghiệp thường gặp gồm có:

  • Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
  • Những áp lực khi thị trường biến động.
  • Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
  • Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
  • Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
  • Bắt buộc phải nâng cao hiệu quả công ty

Sau đó, bạn cần đề ra phương hướng giải quyết phù hợp, đẩy lùi nguy cơ kinh doanh. Thậm chí còn giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.

Thực thi mô hình Swot gồm những bước nào?

  1. Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
  2. Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
  3. Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
  4. Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
  5. Phân tích ý nghĩa của chúng.
  6. Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
  7. Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Qua bài viết, các bạn đã biết ma trận SWOT là gì. Đây là mô hình phân tích tình hình kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay mang đến cái nhìn toàn diện cho bạn. Bên cạnh đó, ma trận SWOT còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *