4P Marketing Là Gì? Nó Bao Gồm Những Gì?

 Trong lĩnh vực marketing, thuật ngữ 4P Marketing rất phổ biến. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu 4P Marketing là gì. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong Marketing cùng với Viết Bài Xuyên Việt đấy.

Marketing Mix và 4P Marketing

 Để bắt đầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Marketing Mix. Khái niệm này là cần thiết để giúp bạn hiểu về 4P Marketing đấy.

 Mix trong tiếng Anh được hiểu là sự trộn lẫn, hỗn hợp của 2 hay nhiều thứ lại với nhau. Marketing Mix được hiểu đơn giản chính là Marketing hỗn hợp. Đây là những dự án/ chiến dịch Marketing sử dụng nhiều phương thức khác nhau, rộng lớn. Như truyền thông đa phương tiện, truyền thông marketing…

 Chính nhờ sự kết hợp những phương thức đa dạng đó, hiệu quả của các chiến dịch marketing sẽ phổ rộng hơn. Từ đó, mang lại những bước tiến lớn cho doanh nghiệp trong quá trình phủ sóng, tăng độ nhận diện và doanh thu.

 >>> Xem thêm: Viral Marketing là gì? Tìm hiểu chi tiết thông tin về Viral Marketing.

4P Marketing là gì?

 4P Marketing được xem là một trong những khái niệm kinh điển trong lĩnh vực marketing. Nó bao gồm 4 chữ P trong MArketing và được xem là một trong những nền tảng kinh điển trong lĩnh vực này.

 Hiện tại, lĩnh vực marketing đã trở nên rộng hơn với sự phát triển vượt bực. Nó được phát triển thành 7P, 8P. Trong một số dự án cá biệt, các doanh nghiệp còn sử dụng 15P để mang lại hiệu quả mong muốn.

 4 chữ P đó bao gồm:

Produce

 Produce chính là sản phẩm. TR=rong marketing, sản phẩm chính là những vật chất hữu hình hoặc các dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường. Từ đó, đáp ứng được những nhu cầu nhất định của thị trường và tạo ra lợi nhuận cho công ty.

 Xoay quanh chữ P đầu tiên của Marketing, các nhà quản lý sẽ để ý tới những khía cạnh sau:

  • Nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Đây chính là tên gọi của sản phẩm đó hoặc dòng sản phẩm. Nó cần có sự thống nhất với việc định giá cũng như chiến lược truyền thông , marketing của doanh nghiệp.
  • Bao bì: Thiết kế, design bao bì luôn có ý nghĩa rất lớn trong những chiến dịch Marketing. Nó cũng định hướng ít nhiều tới những chiến lược hoạch định giá trị sản phẩm.  Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn truyền thông về những sản phẩm xanh, hãy chú ý thiết kế bao bì có màu xanh bắt mắt, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, nếu có thể hãy lựa chọn những bao bì bằng giấy, thân thiện với môi trường như khuyến cáo của các nhà khoa học.

 >>> Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì và có vai trò gì trong việc kinh doanh.

Price trong 4P Marketing là gì?

 Chữ P thứ 2 trong MArketing chính là Price hay giá cả. Đây chính là yếu tố giá bán của sản phẩm trong những chiến dịch. Một số chiến lược định giá sản phẩm hiện nay có thể kể tới như sau:

  • Chiến lược định giá dựa vào chi phí sản xuất sản phẩm. Thông thường, những nhà sản xuất sẽ xác định thật kỹ chi phí dùng cho sản xuất, thiết kế, bao bì, phân phối sản phẩm mất bao nhiêu. Từ đó, dễ dàng định giá bán sao cho có lãi là được.
  • Chiến lược định giá sản phẩm thấp: Chiến lược này giúp tạo sự trung thành cho khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng ở phân khúc bình dân.
  • Chiến lược giá hớt váng: Đây là cách định giá phù hợp với những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Bạn có thể nhìn thấy cách áp dụng rõ nét nhất chiến dịch này trong ví dụ về điện thoại của thương hiệu Apple. Trong thời gian đầu phát hành, giá của những sản phẩm đều rất cao. Bù lại, nó mang tới cho khách hàng cảm giác được khẳng định bản thân.

Chữ P thứ 3 trong 4P Marketing – Place

 Chữ P này dùng để chỉ việc phân phối. Hiện tại, người dùng có thể lựa chọn những kênh phân phối trung gian khác nhau. Dưới đây là những kênh đáng chú ý nhất:

  • Kênh gián tiếp: Nhà sản xuất, phân phối sản phẩm thông qua các trung gian như cửa hàng điện máy, nhà hàng, cửa hiệu tạp hóa… được coi là phân phối trung gian.
  • Kênh trực tiếp: đây chính là kênh phân phối trực tiếp sản phẩm từ công ty sản xuất đến với người tiêu dùng. Nổi bật có thể kể tới sản phẩm bánh trung thu Madame Hương hiện chỉ phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua gian hàng trực tiếp trên toàn quốc.

Chữ P cuối cùng trong 4P Marketing – Promotion

 Chữ P cuối cùng được nhắc tới trong những chiến dịch này chính là Promotion hay xúc tiến. Nó còn có thể được hiểu với nghĩa khác là truyền thông, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

 Đây là những phương thức marketing được áp dụng để quảng bá. Từ đó, giúp người tiêu dùng biết tới sản phẩm, thương hiệu của mình. Một vài công cụ nổi bật ở thời điểm này chính là PR, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp, quảng cáo, khuyến mãi.

 >>> Xem thêm: Kế hoạch Marketing gồm những nội dung gì?

6 Bước phát triển 4P trong Marketing Mix

Óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai trong số những yêu cầu cần phải có của một Marketing Manager.

Nhưng chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì có thể dẫn đến việc các sản phẩm mới đầy sáng tạo có thể không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để có thể thành công, Marketing Mix cần phải dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 7 bước sau:

1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất

Unique selling point ( USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được.

Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ. Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp nó được nhiều người yêu thích.

2. Thấu hiểu khách hàng

Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:

  • Ai là người sẽ mua sản phẩm?
  • Nỗi đau / vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
  • Họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?

Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.

3. Tìm hiểu đối thủ

Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.

Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng.

4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đến bước này, người làm marketing cần tìm hiểu được:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
  • Họ thường sử dụng kênh social nào?

Việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Vì nhiều kênh Internet online (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.

Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.

5. Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.

Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật, dễ hiểu.

6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên khớp với nhau như thế nào?

Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, kết hợp với nhau tạo nên một chiến lược thành công.

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?

Lời kết

 Như vậy, bạn đã biết 4P Marketing là gì. Hãy chú ý ứng dụng chúng thật tốt trong việc marketing của doanh nghiệp nhé. Trong trường hợp có điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với dịch vụ SEO của Viết Bài Xuyên Việt hoặc dịch vụ viết bài SEO để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *