USP Là Gì? 5 Bước Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh

Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là với những nhà quản trị và các marketers đều cần xác định ra điểm khác biệt của hàng hóa mình đang kinh doanh. Trong đó, thuật ngữ USP hẳn sẽ được họ biết đến và sử dụng rất nhiều. Nó được biết đến như một kim chỉ nam để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy USP là gì? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt khám phá những điều lý thú xung quanh thuật ngữ này ngay sau đây nhé! 

USP là gì?

USP là viết tắt của Unique Selling Point, được hiểu theo nghĩa là đặc điểm bán hàng độc nhất. Những đặc điểm này thường được xác định bởi chính doanh nghiệp – những người bán sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. USP là những yếu tố giúp cho doanh nghiệp nêu bật được sự khác biệt trong hàng hóa của doanh nghiệp/công ty so với những đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ như: giá ưu đãi nhất, chất lượng đảm bảo nhất, dịch vụ đi kèm tốt nhất, sản phẩm lần đầu có mặt tại một thị trường,…

Bên cạnh đó, USP trong kinh doanh còn là định hướng giúp cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực tối đa vào điểm khác biệt. Nó cũng giúp tạo ấn tượng và phục vụ tốt tập khách hàng mục tiêu và nhằm khẳng định sức mạnh thương hiệu của sản phẩm. 

Giữa một thị trường rộng lớn với rất nhiều đối thủ có thể cạnh tranh cùng ngành, kinh doanh sản phẩm tương tự thì hàng hóa của bạn đã thực sự độc đáo hay chưa? Chính những điểm độc nhất (USP) của bạn sẽ là chìa khóa để nỗ lực bán hàng đạt được doanh thu như mong đợi. 

Vai trò của USP như thế nào?

Khi đã hiểu rõ USP là gì? Chắc hẳn đến đây bạn không khỏi thắc mắc về vai trò của USP trong chiến lược tiếp thị của một sản phẩm như thế nào? Vậy thì còn chờ gì, hãy để Viết Bài Xuyên Việt giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Unique Selling Point như sau: 

Việc xác định một USP rõ ràng, cụ thể sẽ là công cụ tối ưu giúp bạn định hình và thiết lập thành công cho các mục tiêu marketing về sản phẩm và thương hiệu. Thông qua USP có thể gửi gắm và truyền đạt những điểm có lợi độc đáo mà người tiêu dùng sẽ nhận được. Khách hàng sẽ cảm nhận được lợi ích khác biệt đó mà tin tưởng và lựa chọn sản phẩm.

USP thường sẽ là một thông điệp với một cụm từ đáng nhớ, như một lời giải thích và cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm mang lại. Nhiều doanh nghiệp còn chọn USP chính là slogan, khẩu hiệu của mình, khẳng định “những điều bạn có mà ở đối thủ thì không”. 

USP là một phần vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong chiến lược xây dựng thương hiệu tích cực, khẳng định vị thế sản phẩm với người tiêu dùng. Xây dựng USP tốt và nỗ lực vì nó chính là công cụ marketing, truyền thông thương hiệu tuyệt vời. 

Có thể thấy một số thương hiệu đã thành công với những USP nổi bật như: Thương hiệu socola của Mỹ với USP là “Socola sữa tan chảy trong miệng, không tan trong tay bạn”. Thương hiệu pizza Domino’s Pizza với USP “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”,…

XEM THÊM:

Gợi ý 5 bước giúp bạn xác định USP “chuẩn không cần chỉnh”

Nếu đã hiểu hơn về thuật ngữ USP là gì thì cách nào để chúng ta có thể xác định USP cho sản phẩm của doanh nghiệp của mình tốt nhất? Bạn có thể lưu ý tới 5 bước sau:

Bước 1. Đề ra danh sách câu hỏi liên quan tới sản phẩm

USP không phải là một slogan nhưng nó có nội dung tóm tắt như một slogan truyền tải thông điệp có mục tiêu cụ thể. Lúc này, bạn nên đưa ra câu hỏi “Vì sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm/thương hiệu của bạn thay vì của các đối thủ khác?”. 

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn kinh doanh dịch vụ đồ ăn nhanh. Bạn cần đặt ra các câu hỏi như: Khách hàng muốn đồ ăn nhanh có hương vị kiểu truyền thống hay của một nước/vùng nào đó? Họ có muốn ăn tại một địa điểm có view đẹp hay mang đi xa (take away)? Họ có muốn được phục vụ tận nơi hay tự phục vụ?…

Bước 2. Đặt chính bản thân doanh nghiệp vào vị trí khách hàng để trả lời

USP không những tóm tắt điểm độc đáo mà nó còn phải phù hợp tình hình thực tế. Điểm độc đáo bạn cam kết chưa chắc khách hàng đã cần. Vậy nên hãy đóng vai trò là những người sử dụng, trải nghiệm trực tiếp sản phẩm/dịch vụ để trả lời những câu hỏi ở bước 1. Điều này giúp bạn tìm hiểu được thêm về tầm nhìn khách hàng, đồng thời xác định đó hiểu sứ mệnh của USP, là nổi bật nhất và cần thiết nhất với khách hàng.

Bước 3. Thấu hiểu bản chất nhu cầu thực sự của khách hàng

Sau khi giải đáp xong các câu hỏi, bạn sẽ dần hình dung ra những giá trị khách hàng muốn ở bạn. Ví dụ như với đồ ăn nhanh, khách hàng sẽ thường có xu hướng thích vị kết hợp cả truyền thống và những hương vị mới lạ; và cần được phục vụ nhanh chóng nhất,…

Bước 4.  Xác định giá trị 

Hãy liệt kê đầy đủ những khả năng cung ứng của bạn. Sau đó kết hợp cùng những thứ khách hàng cần và quyết định là giá trị độc nhất cốt lõi của bạn có thể đáp ứng cho họ. USP thường tập trung vào các nhóm như: chất lượng, giá, dịch vụ, độ tiện lợi, sự độc đáo và tính chuyên môn hóa

Bước 5. Xây dựng giá trị thành hiện thực – Vì sao khách hàng nên chọn bạn? 

Hãy chắc chắn rằng USP của bạn không thể hoặc rất khó bị sao chép. Ví dụ, đồ ăn nhanh của bạn có một công thức và gia vị bí mật,… Từ đó hãy truyền thông rộng rãi để gửi USP đó tới khách hàng, khiến cho sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn nó thực sự thiết thực, có ích và in sâu trong tâm trí họ. USP có thể sẽ theo bạn một khoảng thời gian dài, một chặng đường hoặc thậm chí là cả quá trình phát triển của doanh nghiệp. 

Kết luận

Viết Bài Xuyên Việt tin rằng bạn đã tích lũy cho mình thêm một phần kiến thức bổ ích về USP là gì và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu, điều hành quá trình kinh doanh hiệu quả. Hãy nghiên cứu thật kỹ càng và thực hiện đầy đủ các bước để đưa ra USP khôn ngoan, thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đạt đỉnh cao nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *