Phân Biệt Giấy Chứng Nhận ĐKKD Và GPKD

by Trần Thắng
220 views
Phân Biệt Giấy Chứng Nhận ĐKKD Và GPKD

Trong quản lý kinh doanh, có rất nhiều loại giấy tờ được các cơ quan chức năng sử dụng. Chính vì vậy, nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được các loại giấy tờ này. Hiện tại, rất nhiều người cần phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD. Trong bài viết này, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp mọi người có được những thông tin cần thiết để làm được điều đó.

Khái niệm GPKD và giấy chứng nhận ĐKKD

 Để hiểu được bản chất cũng như sự khác biệt, bạn cần nắm được hai loại giấy này là gì. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD tốt nhất. Dưới đây chính là khái niệm cụ thể nhất về chúng. Cùng xem nhé.

Khái niệm Giấy phép kinh doanh

Đây là loại giấy cho phép các cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh. Giấy phép này được cấp khi đơn vị đáp ứng đầy đủ các điều kiện ĐKKD theo những quy định hiện hành ở thời điểm đó.

Giay phep dang ky kinh doanh

Hiểu đơn giản, đây chính là giấy phép được cấp cho những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Thông thường, nó sẽ được cấp sau khi một cơ quan được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp.

 >>>> Xem thêm: Chi phí cơ hội Opportunity Cost là gì? Chi phí này được tính như thế nào?

Khái niệm Giấy chứng nhận ĐKDN

Đây là văn bản giấy hoặc văn bản điện tử được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Trong văn bản có ghi lại những thông tin về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp đó. Giấy chứng nhận này được cấp khi doanh nghiệp được thành lập và hoàn tất việc đăng ký kinh doanh.

Mot mau giay phep kinh doanh cua doanh nghiep

 >>> Xem thêm: Danh sách 10 ngân hàng lớn và tốt nhất tại Việt Nam ở thời điểm này.

Phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD

 Để phân biệt được 2 loại giấy tờ này, hãy cùng xem những thông tin so sánh cụ thể dưới đây. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Giấy Chứng nhận ĐKKDGiấy phép kinh doanh
Ý nghĩa pháp lý-Là giấy CN của cơ quan hành chính Công nhà nước cấp khi doanh nghiệp đã xác lập là một tổ chức kinh doanh.

– Là nghĩa vụ của nhà nước bảo hộ trong vấn đề quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại.

– Là sự chứng nhận, cho phép của nhà nước đối với những chủ thể thực hiện kinh doanh đủ điều kiện. Ở đây chính là tính chất chính quyền cho phép tuân theo cơ chế xin – cho và thực hiện.
Điều kiện cấp – Ngành nghề ĐKKD không thuộc diện cấm.

– Tên của DN đó đúng với những quy định về việc đặt tên.

– Có hồ sơ đăng ký DN hợp với quy định của PL.

– Nộp đầy đủ những khoản lệ phí cần thiết theo đúng quy định.

– Đủ điều kiện kinh doanh, hoạt động ngành nghề đã đăng ký.

– Có chứng chỉ hành nghề.

– Có chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

– Đảm bảo các yêu cầu về vốn.

– Có đầy đủ yêu cầu về vốn pháp định, cổ đông

Hồ sơ– Giấy đề nghị đăng ký DN.

– Hồ sơ hợp lệ tuỳ từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp

– Giấy đề nghị.

– Giấy chứng nhận DN (bản sao lưu).

– Các văn bản đủ điều kiện chứng minh dn đáp ứng đủ điều kiện KD.

Thủ tục cấp Nộp hồ sơ lên Cơ quan đăng ký Doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận ĐKDN. Cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và kiểm tra xem doanh nghiệp có đạt đủ những điều kiện cần thiết hay không. Nếu đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh hợp lệ ở thời điểm đó.
Thời gian hiệu lực– Do doanh nghiệp, nhà đầu tư quyết định.

– Điều này thường không được ghi vào trong giấy chứng nhận đăng ký DN.

– Giấy phép này sẽ do nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định, đánh giá.

– Thời hạn phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh. Các thiết bị/ máy móc/ hạ tầng trong công việc này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thời hạn.

– Thông tin này được ghi cụ thể trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

Quyền hạn của nhà nước đối với giấy– Trong trường hợp hồ sơ đăng ký đã hợp lệ, nhà nước sẽ phải cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đk doanh nghiệp hợp lệ.– Mặc dù doanh nghiệp đã có đủ hồ sơ, nhưng nhà nước vẫn có quyền không cấp giấy phép kinh doanh. Đó là khi hoạt động của doanh nghiệp có thể làm ảnh hưởng tới cộng đồng. Điều này được xem là hoàn toàn hợp pháp.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về dịch vụ SEO – Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Viết Bài Xuyên Việt.

Lời kết

Như vậy, bạn đã có những thông tin cần thiết về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh. Từ đó, dễ dàng nhận biết 2 loại giấy này để phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD khác nhau như thế nào.

Hy vọng bạn đã biết cách phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD

Trong trường hợp bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy gọi ngay cho chúng tôi. Viết Bài Xuyên Việt sẽ tư vấn, giúp bạn có được câu trả lời. Hãy liên hệ ngay với Admin theo thông tin dưới đây để được giúp đỡ nhé.

You may also like

Leave a Comment