Vốn Pháp Định: Khái niệm và những điều cốt lõi

Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh, buôn bán nào, vốn chính là phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong đó, vốn pháp định là một trong những điều kiện bắt buộc với nhiều quy định đặc biệt riêng. Bạn đã biết khái niệm vốn pháp định là gì hay chưa? Vốn pháp định có những đặc điểm và thông tin nào cần chú ý? Bài viết hôm nay, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc một cách rõ ràng và chi tiết dưới đây, cùng theo dõi bạn nhé!

Định nghĩa về vốn pháp định trong doanh nghiệp

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà mọi doanh nghiệp cần phải có theo đúng quy định của pháp luật khi bắt đầu thành lập công ty. Dạng vốn này được quy định tại điều 4, khoản 7 thuộc Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam ấn định. Nếu bạn đang có ý định đầu tư, phát triển doanh nghiệp của mình thì cần nắm rõ thuật ngữ kinh tế này.

Vốn pháp định sẽ có sự chênh lệch khác nhau dựa theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vai trò của vốn pháp định là nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Đồng thời, nhờ nguồn vốn này mà công ty phòng tránh được những rủi ro, phát sinh không đáng có. Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ chính thức được cấp vào thời điểm trước khi các doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Danh sách những ngành nghề cần có vốn pháp định

Vốn pháp định có phạm vi áp dụng nhất định chứ không rộng rãi và chỉ quy định cho một số ít ngành nghề. Cụ thể, những ngành nghề sau sẽ bị yêu cầu bắt buộc phải đăng ký vốn pháp định: 

  • Dịch vụ bảo vệ.
  • Kinh doanh, hoạt động mua bán, tư vấn nợ, tín dụng.
  • Kinh doanh tạm nhập hoặc tái xuất các loại sản phẩm đông lạnh/ tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt/ tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng.
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm sư phạm.
  • Các ngành nghề dịch vụ việc làm, cho thuê lao động,
  • Kinh doanh dịch vụ về lữ hành, du lịch.
  • Các ngành nghề kinh doanh bảo hiểm phi nhân  thọ, bảo hiểm sức khỏe.
  • Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà đất.
  • Ngành nghề kinh doanh cảng hàng không, sân bay nội địa và quốc tế.
  • Những ngành nghề kinh doanh vận tải, dịch vụ hàng không.
  • Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh về hàng hải. 
  • Công ty chứng khoáng đại chúng/ công ty đầu tư chứng khoáng riêng lẻ, công ty mô giới chứng khỏe, tư vấn đầu tư chúng khoáng. 
  • Ngoài ra, các dịch vụ kiểm toán, kế toán cũng cần phải có vốn pháp định.

ĐỌC THÊM: Vốn Lưu Động Là Gì?

Điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Đa phần, các doanh nghiệp trước khi thành lập công ty đều sẽ phải quan tâm đến 2 loại vốn là vốn pháp định và vốn điều lệ. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn và cho rằng 2 loại vốn này là một. Vậy, vốn điều lệ có phải là vốn pháp định hay không, chúng có giống nhau?

Thực tế, 2 loại vốn này là 2 loại vốn hoàn toàn khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản trong đó bao gồm cả vốn do các thành viên cổ đông đã góp vào hoặc có cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. 

Những điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Tiêu chí so sánh

Vốn điều lệVốn pháp định

Về quy định mức vốn đăng ký

Vốn điều lệ là yêu cầu bắt buộc phải đăng ký khi thành lập công ty và không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu cũng như tối đa.

Vốn pháp định lại có sự quy định tối thiểu với từng nghề.

Về thời hạn đăng ký vốn

Các doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn ngay trong 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành công.

Vốn pháp định bắt buộc phải đáp ứng đủ khi các công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Về cơ sở áp dụngVốn điều lệ được áp dụng cho mọi hình thức doanh nghiệp. Cụ thể, khi bắt đầu thành lập công ty, bạn bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Các thành viên trong công ty sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh riêng.

Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Về tiêu chí văn bản quy định

Vốn điều lệ sẽ được thể hiện rõ  được ghi rõ trong từng điều lệ của công ty. Nội dung này sẽ thể hiện minh bạch số vốn góp của các thành viên.Vốn pháp định được ghi nhận trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành.
Khả năng thay đổi vốnCó thể thay đổi lên xuống theo quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Vốn pháp định luôn mang tính cố định trong từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

=> Vốn điều lệ và vốn pháp định là 2 loại vốn tồn tại song song trong một tổ chức doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định để đảm bảo sự hoạt động ổn định cho công ty.

Kết luận

Thông qua đôi dòng chia sẻ trên đây, Viết Bài Xuyên Việt  đã giúp bạn hiểu rõ vốn pháp định là gì và tất tận tật các thông tin liên quan đến vốn pháp định mà bạn phải biết. Hy vọng rằng, nội dung bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin cần thiết để bạn tránh được những rủi ro trong pháp lý khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị thật đầy đủ trước khi tiến hành đăng ký vốn pháp định nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *