Ddos là gì và cách chống DDOS hiệu quả

Để đảm bảo việc hoạt động của trang web cũng như phòng, tránh những thiệt hại đáng tiếc. Bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng nên tìm hiểu về Ddos. Vậy Ddos là gì và cách chống Ddos hiệu quả ra sao? Cách nhận biết Ddos như thế nào? Đọc ngay nội dung bên dưới của Viết Bài Xuyên Việt để tìm câu trả lời.

1.Ddos là gì?

Ddos viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service, được hiểu là cjir một loại hình tấn công máy chủ, xuất hiện thời gian gần đây. Nó còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Hậu quả của tấn công Ddos là hệ thống máy chủ trực tuyến sẽ bị sụp đổ, người dùng không thể truy cập vào trang web đó trong một khoảng thời gian.

Cách thức tấn công Ddos là dùng lượng truy cập trực tuyến được thực hiện từ nhiều nguồn tới máy chủ. Khi phải phân tài nguyên đi quá nhiều nơi, máy chủ sẽ bị cạn kiệt tài nguyên cũng như băng thông.

XEM THÊM >>> 10 Cách Submit URL Lên Google Nhanh Chóng, Đơn Giản

2. Các hình thức tấn công DDos phổ biến

Các hacker sử dụng nhiều hình thức để thực hiện các đợt tấn công Ddos.

  • HTTP Flood: Bằng cách gửi lượng yêu cầu Post hoặc Get cực lớn tới máy chủ, server máy chủ buộc phải sử dụng hết tài nguyên để có thể đáp ứng các truy cập.
  • SYN Flood: Dựa vào giao thức kết nối TCP, hacker dựa vào điểm yếu của TCP, gửi thông điệp giả tới máy chủ với số lượng liên tục. Hậu quả là kết nối từ máy chủ không thể đóng lại, dịch vụ có thể bị đánh sập, trang web có thể không vào được.
  • Fraggle Attack: Cách Ddos này là sử dụng số lượng lớn UDP gửi tới server, làm hệ thống máy chủ quá tải, tắc nghẽn hệ thống.
  • UDP Flood: Để thực hiện loại hình tấn công này, hacker sẽ gửi lượng lớn UDP đến máy chủ theo các cổng ngẫu nhân. Khi bị quá tải vì UDP dịch vụ bạn cần sẽ ngưng phục vụ.
  • Ping of Death: Tấn công Ddos bằng cách gửi tới máy chủ ICMP trên 65.536 byte hòng làm quá tải server và khiến máy chủ bị treo. Hình thức này thường gắn với Smurf Attack.
  • Application Level Attack: Là khi hệ điều hành cùng các thiết bị mạng bị hacker tấn công vào những lỗ hổng bảo mật. Làm hệ thống ngưng hoạt động.
  • Advanced Persistent Dos (APDos): Đó là việc sử dụng cùng lúc SYN Flood, HTTP Flood,… cho các đợt tất công.
  • Zero-day DDos Attack: Bằng cách tấn công những lỗ hổng bảo mật của máy chủ khiến server quá tải.
  • NTP Amplification: Máy chủ của website uy tín bị quá tải do lỗ hổng tính năng của hệ thống máy tính được kết nối đến NTP bị tấn công.
  • Slowloris: Hacker lớn yêu cầu về HTTP không hoàn chỉnh và kết nối duy trì trong thời gian dài khiến máy chủ bị quá tải khiến từ chối các dịch vụ khác.

3. Cách chống DDOS hiệu quả

Ngăn chặn tấn công Ddos được coi là nhiệm vụ của bất kỳ website nào. Để giúp hệ thống hoạt động ổn định, việc đăng nhập của khách hàng thuận lợi, giảm sự khó chịu ….

Chống Ddos bằng định tuyến hố đen

Được coi là giải pháp được nhiều quản trị viên áp dụng nhằm tránh các đợt tấn công Dos/Ddos. Bằng cách chuyển cá traffic vào một tuyến lỗ đen được tạo ra trên hệ thống nhằm giúp hệ thống không bị quá tải. Và khi hệ thống gặp phải sự cố từ chối dịch vụ, nhà quản trị web có thể hướng tất cả truy cập tới lỗ đen đó.

TÌM HIỂU NGAY: Hướng dẫn cách sử dụng IFTTT cho người mới bắt đầu

Cách chống Ddos hiệu quả với tường lửa ứng dụng web

WAF là loại tường lửa được sử dụng giảm thiểu tấn công Ddos ở tầng 7. WAF có thể lọc yêu cầu truy cập độc hại, truy cập ảo, truy cập từ máy tính giả nhằm hạn chế việc quá tải trên hệ thống.

Giới hạn tỷ lệ là cách chống Ddos

Đó là việc giới hạn số lượng yêu cầu nằm trong khả năng của máy chủ trong khoản thời gian nhất định. Từ đó có thể giảm hậu quả do tấn công Ddos. Quá trình tấn công của tin tặc sẽ bị chậm lại do việc giới hạn gửi yêu cầu. Thế nhưng, biện pháp này không thể chống lại các kiểu tấn công Ddos phức tạp.

Cách chống Ddos bằng Anycast Network Diffusion

Cách chống Ddos bằng Anycast Network Diffusion

Anycast giống như việc bạn đưa các truy cập tới các điểm có thể quản lý được để giảm thiểu việc chia tài nguyên tới các traffic. Để từ đó, hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động cho dù cosb lượng truy cập nhiều.

4. Cách nhận biết cuộc tấn công Ddos

Có thể thấy, tấn công Ddos và cách phòng chống khá giống với hoạt động truy cập mạng thông thường. Với những biểu hiện dưới đây bạn hãy đặt hệ thống của mình vào mục tiêu của cuộc tấn công Ddos.

  • Tài khoản của bạn bỗng nhiên có rất nhiều thư rác tăng đột biến
  • Việc mở trang web bị chậm hoặc không thể vào được.
  • Kết nối mạng bị chậm, việc mở các file tốn nhiều thời gian.

Ngay cả khi nghi ngờ hay chắc chắn website của bạn đang bị tấn công, hãy nhanh chóng liên hệ với quản trị viên máy chủ hay các nhân viên an ninh mạng. Nhằm kiểm tra và giúp bạn khắc phục sớm nhất, tránh hậu quả nặng nề trong các trường hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Ddos, về cách nhận biết cũng như cách chống Ddos hiệu quả. Hi vọng, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp các doanh nghiệp, trang web tự bảo vệ mình trước tội phạm mạng công nghệ cao ngày càng gia tăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *