Audit Website là gì? Bạn đã từng Audit Website hay chưa? Hoặc đã Audit Website nhưng thứ hạng trang web của bạn và lượng người dùng truy cập vẫn luôn thấp lẹt đẹt. Vậy khi Audit Website bạn cần thực hiện những công việc nào? Nội dung bài viết sau đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ làm rõ các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Audit Website là gì?
Khi thời đại Internet lên ngôi, tất cả mọi giao dịch buôn bán đều được tiến hành trên môi trường trực tuyến. Để website của bạn giữ vững vị trí trên bảng phong thần của Google và thân thiện hơn đối với người dùng thì việc Audit Website là hết sức cần thiết. Vậy Audit Website là gì?
Hãy hiểu đơn giản rằng Audit Website là quá trình khám bệnh tổng quát trên chính trang web của bạn. Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho website sẽ giúp bạn nhanh chóng đề ra các phương án chữa bệnh kịp thời cho trang web mỗi khi có vấn đề nào đó xảy ra.
Hãy đặt mình vào vị trí người dùng và thử tưởng tượng rằng, nếu bạn truy cập vào một website bất kỳ nào đó nhưng giao diện lại không tương thích với thiết bị của bạn, hay tốc độ load trang chậm như “rùa bò”, hơn thế nữa nội dung trang không đảm bảo đầy đủ các thông tin mà bạn cần có. Thì chắc chắn rằng, chẳng cần phải đắn đo suy nghĩ, ngay lập tức bạn sẽ out ra khỏi trang và tìm kiếm một website khác đáp ứng đầy đủ những gì bạn cần và thân thiện hơn trên thiết bị đang dùng.
Lợi ích của việc Audit Website đem đến là gì?
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu khá rõ về khái niệm Audit Website là gì rồi đúng không nào? Vậy thì, trước khi đi đến phần hướng dẫn cách Audit Website hiệu quả, bạn hãy điểm qua đôi chút về các lợi ích thiết thực mà Audit Website đem đến cho trang web. Từ đó sẽ giúp quá trình “khám bệnh” diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Audit Website giúp bạn chủ động đánh giá mức độ thân thiện của trang web trên công cụ tìm kiếm cũng như người dùng.
- Kịp thời khắc phục những lỗ hỏng trong quá trình SEO web.
- Cập nhật và tối ưu tốt trang web đáp ứng theo các thuật toán đề ra từ công cụ tìm kiếm, điển hình là Google.
- Đặc biệt, với những website bán hàng công việc Audit Website sẽ giúp bạn chủ động tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy khách hàng từ suy nghĩ đến hành động mua hàng trên trang.
- Dễ dàng trong việc rà soát công cụ Analytics đã chính xác và đầy đủ hay chưa? Việc tối ưu cài đặt Analytics nhằm đảm bảo các dữ liệu thu thập có độ tin cậy hơn, bổ trợ tốt cho quá trình phân tích.
Hướng dẫn cách Audit Website với 4 bước đơn giản
Không phải cứ tiến hành Audit Website mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng là trang web của bạn sẽ đạt thứ hạng cao trên trang tìm kiếm. Nếu bạn không biết cách Audit Website đúng chuẩn, thì mọi công sức bạn bỏ ra cũng “đổ sông, đổ biển”. Vì thế, khi hiểu rõ Audit Website là gì vẫn chưa đủ mà bạn cần phải nắm thật rõ 4 bước cần thực hiện khi Audit Website mà Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ dưới đây.
Bước 1. Đánh giá hiệu suất của trang web
Công việc đầu tiên khi tiến hành Audit Website đó là bạn nên tập trung quan tâm hơn về cách điều hướng người dùng. Bởi lượng traffic càng cao sẽ tỷ lệ thuận với cơ hội khách hàng tiềm năng tìm đến website của bạn. Vậy ở phần đánh giá hiệu suất website bạn cần lưu ý những gì?
- Hãy đảm bảo rằng tất cả những thông tin chính của bạn được sắp xếp một cách khoa học tại menu.
- Bố cục trang web có hợp lý hay chưa? Những phần thông tin không quá quan trọng bạn có thể sắp xếp ở dưới cùng và đem các vấn đề mà bạn mong muốn gửi đến khách hàng hay các mặt hàng nổi bật lên đầu trang.
- Bạn có biết rằng, theo khảo sát thực tế có đến 80% khách hàng nói rằng họ sẽ không quay lại trang web có hiệu suất kém và tốc độ tải trang chậm. Chỉ cần chậm trễ 1 giây sẽ khiến bạn thua xa đối thủ, vì thế hãy cẩn trọng kiểm tra và tối ưu lại tốc độ load của web. Bạn có thể sử dụng Mozbar để kiểm tra thời gian tải của website.
Bước 2. Đánh giá kỹ thuật trên trang web
Theo số liệu thống kê vào năm 2019 vừa qua, tỷ lệ người dùng truy cập Internet bằng thiết bị di động vượt hẳn so với máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng. Do đó, để đảm bảo rằng website của bạn trở nên thân thiện hơn thì trên di động và tất cả các thiết bị khác chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua giao diện Responsive. Vậy thì còn chờ gì, mà không kiểm tra xem website của mình đã có Responsive hay chưa?
Ngoài ra, công việc kiểm tra thông báo lỗi trên site cũng là điều cần thiết ngay lúc này. Thông thường, những thông báo lỗi xuất hiện khi bạn chưa dọn dẹp sạch các liên kết hỏng, điều này thật tồi tệ khi bạn đã vô tình để các thông báo lỗi dẫn người dùng đi vào hẻm cụt.
Để kiểm tra và dọn dẹp sạch các đoạn mã phản hồi 302, 404, 500 bạn có thể sử dụng một số công cụ quen thuộc như Xenu’s Link Sleuth hay Google Webmaster Tool.
Bước 3. Thực hiện đánh giá SEO khi Audit Website
Sau khi hoàn tất bước đánh giá kỹ thuật trên site, công việc tiếp theo cần làm là bạn hãy cẩn trọng xem xét lại phần nội dung đã xuất bản. Đặt mình vào vai trò của người dùng để xác định thông tin bạn cần truyền tải là gì? Có dễ hiểu hay không? Chủ đề mà bạn chia sẻ có liên quan đến website hay không? Hướng đến phần nội dung cần có và làm thật tốt sẽ giúp độ tin cậy và uy tín của trang web tăng cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố SEO Onpage cơ bản như tiêu đề của trang, thẻ mô tả, URL, thẻ Heading 1, số lượng chữ của bài SEO, hình ảnh v.v…
Có thể bạn cần biết: SEO Onpage
Bước 4. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi Audit Website
Nội dung của bạn chất lượng, hiệu suất website của bạn được tăng cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) trên trang luôn “lè tè” thì 3 bước trên dường như vô nghĩa. Mục đích làm web thông thường hướng đến việc biến số người dùng truy cập từ những nội dung trên trang thành khách hàng thực tế mua sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
Hoặc nói một cách khách bạn cần biến từ suy nghĩ của khách hàng thành hành động mua hàng bằng những lời kêu gọi như click vào đây, xem ngay, ưu đãi hấp dẫn, có thể bạn cần biết, thông tin thêm v.v..
Xem ngay:
Kết luận
Lời giải cho câu hỏi Audit Website là gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hay chưa? Quả thật Audit Website không hề dễ dàng, và càng khó khăn hơn nếu bạn không am hiểu về công nghệ. Thế nhưng, chỉ cần bạn nghiên cứu thật kỹ càng, và chi tiết về 4 bước thực hiện khi Audit Website mà Viết Bài Xuyên Việt gửi đến trong nội dung bài viết này. Chắc chắn rằng, bạn sẽ cảm thấy không có việc gì khó chỉ cần bạn thực sự quyết tâm tìm hiểu và thực hiện nó.
Hãy thường xuyên ghé thăm Vietbaixuyenviet.com, chúng tôi hứa hẹn đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thực tế nhất giúp website của bạn luôn giữ vững phong độ nhé.