Search Intent là gì? Tiếp cận khách hàng bằng Content

Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các cách tiếp cận của khách hàng năm 2023 là Search Intent. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Search Intent là gì? Vì sao Search Intent lại có vai trò quan trọng đối với SEO? Hãy cùng vietbaixuyenviet tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Search Intent là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Search Intent là ý định/mục tiêu cuối cùng của người tìm kiếm muốn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc, vấn đề bản thân băn khoăn thông qua những thuật toán hoặc công cụ tìm kiếm của Google.

Mục đích là để tìm ra được những giá trị nội dung thích hợp nhất với sự xuất hiện của các cụm từ truy vấn nhằm đáp ứng được các ý định của người dùng.

Trong đó, mỗi người sẽ có một ý định tìm kiếm khác nhau và để trang web của bạn có một vị trí cao trên thanh công cụ tìm kiếm thì bài viết cần phải đảm bảo chất lượng.

Có nghĩa, nội dung bài viết của bạn phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng. Vậy nên việc tối ưu hóa mục tìm kiếm rất quan trọng với SEO.

SEARCH INTENT (also known as “User Intent”) is the main goal a user has when typing a query into a search engine. Common types of Search Intent include informational, commercial, navigational and transactional.

For example, let’s say you want to cook up some kale for dinner.

But you’re hungry and want to eat NOW.

So you head to Google and search for “quick kale recipes”.

Vì sao Search Intent lại quan trọng như vậy?

Search Intent là gì? Search Intent (mục đích tìm kiếm) có thể thỏa mãn những mục đích tìm kiếm cuối cùng của người dùng trên Google. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tiếp thị nội dung tốt và thành công với SEO thì Search Intent vôn cùng quan trọng đối với cách tiếp cận mà bạn đang hướng tới.

Google thực tế đã đưa ra những nguyên tắc đánh giá chất lượng từ ý định tìm kiếm của người dùng. Đây được xem như một yếu tố để phân thứ hạng từ các kết quả của trang tìm kiếm.

Search Intent còn giúp giảm thiểu tỷ lệ thoát website của bạn vì khi đến với những nội dung của bạn họ tìm được những điều họ cần và sẽ làm tăng thời gian ở lại trên trang web lâu hơn. Từ đó thúc đẩy lượt xem gia tăng vì có thể khai thác các thông tin khác trên trang.

Nếu trang web của bạn đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng sẽn được Google đánh giá cao và giúp nhiều người tiếp cận hơn. Tuy các tín hiệu xếp hạng khác của Google và backlink hiện vẫn quan trọng, nhưng nếu muốn trang của bạn được đánh giá tốt thì cần phải thỏa mãn các ý định tìm kiếm của người dùng.

9 loại Search Intent thường gặp?

 

Mỗi người lại có những ý định tìm kiếm khác nhau, nên việc gọi tên các ý định tìm kiếm hoàn toàn phụ thuộc vào các kinh nghiệm cá nhân.

Dựa trên chia sẻ của Andrei và Kane Jamison, tôi nhận thấy có những Search Intent sau:

  • Research Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thêm thông tin
  • Answer Intent: Người dùng muốn tìm câu trả lời
  • Local Intent: Người dùng muốn tìm kiếm kết quả địa phương
  • Transactional Intent: Người dùng muốn mua sản phẩm
  • Video Intent: Người dùng muốn tìm kiếm nội dung video
  • Visual Intent: Người dùng muốn tìm kiếm ý tưởng hình ảnh liên quan
  • News Intent/Fresh Intent: Người dùng muốn tìm thông tin mới nhất
  • Branded Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thương hiệu cụ thể
  • Split Intent: Người dùng có nhiều ý định khác nhau

Danh sách dịch vụ phổ biến nhất tại Viết Bài Xuyên Việt :

4 loại Search Intent phổ biến nhất

Hiện Search Intent được phân thành 4 loại phổ biến như sau:

Search Intent Information – Ý định tìm kiếm thông tin

Rất nhiều người truy cập internet mỗi ngày để tìm kiếm thông tin mình cần. Có thể là những thông tin về chăm sóc sức khỏe, giáo trình học tập, thông tin thời tiết hôm nay thế nào hoặc có thể là thông tin của đối thủ cạnh tranh…Với trường hợp này, mọi người đều muốn biết thêm một chủ đề hay có một câu hỏi cụ thể nào đó mà họ quan tâm.

Search Intent Navigation – Ý định điều hướng

Với ý định tìm kiếm này, người dùng tập trung vào một trang web cụ thể nào đó. Ví dụ khi muốn tìm kiếm từ khóa Twitter họ sẽ muốn đến trang web của Twitter. Cũng giống như vậy khi muốn tra từ khóa báo điện tử , người dùng thường muốn đến trang vietnamnet.

Nếu từ khóa điều hướng có thứ hạng cao thì điều này sẽ giúp lượng truy cập tự nhiên của bạn trong trường hợp trang web của bạn là trang mọi người muốn tìm.

Search Intent Transaction – Ý định giao dịch

Search Intent là gì? Ý định tìm kiếm thứ 3 là giao dịch, có nghĩa người dùng đang có nhu cầu tìm mua đồ dùng trên internet. Họ thường có xu hướng tìm kiếm những địa chỉ mua hàng tốt và uy tín để có thể tiến hành trao đổi giao dịch với các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Search Intent Commercial investigation – Ý định điều tra thương mại

Một số người mặc dù có ý định mua hàng nhưng cần sử dụng các công cụ tìm kiếm để điều tra, đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau để làm tăng độ tin cậy.

Ví dụ bạn đang bị hấp dẫn bởi một chiếc tủ lạnh bởi những lời quảng cáo siêu tốt với giá cả phải chăng. Nhưng bạn vẫn còn băn khoăn về chất lượng sản phẩm và cần thời gian để tìm hiểu thêm. Đây chính là ý định tìm kiếm điều tra thương mại.

Làm sao để tối ưu Search Intent hiệu quả cho website?

Để tối ưu hiệu quả ý định tìm kiếm cho trang web, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Khám phá ý định tìm kiếm qua từ khóa

Muốn tối ưu các nội dung theo từng ý định tìm kiếm thì công việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra từ khóa đápn ứng được các nhu cầu tìm kiếm. Tìm và đưa ra danh sách chứa từ khóa rồi phân loại từ khóa theo các mục ý định tìm kiếm.

Hiện có tới 99% thuộc một trong 4 loại ý định mà chúng tôi đã nói đến ở trên đó là:  ý định thông tin, ý địnhn điều hướng, ý định giao dịch và điều tra thương mại. Muốn tìm được ý định tìm kiếm thì cần dựa trên từ khóa chính. Khi đã có từ khóa thì hãy tiến hành sử dụng chúng từng nơi, từng mục đích.

Tối ưu trải nghiệm của người dùng

Làm sao để giúp Google xác định được một trang phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng? Chính nhờ sự tương tác của họ với SERPs mà Google biết được mọi người cần gì và cho ra một tìm kiếm phù hợp, cụ thể với từ khóa tìm kiếm.

Những cách mà bạn có thể sử dụng để có những trải nghiệm tìm kiếm tốt như:

Dùng phông chữ 14px

Bạn viết và đăng những nội dung của mình lên blog, nhưng cần lưu ý rằng người đọc chỉ thực sự hứng thú và ở lại lâu trên trang của bạn nếu nó chưa đựng thông tin chất lượng.

Mặt khác, các trang web tốt thường sẽ để phông chữ 14px, vì thế bạn cũng nên dùng phông chữ này cho website của bạn để thu hút người dùng.

Dùng tiêu đề phụ

Người dùng luôn muốn tìm được lời giải đáp cho mình một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Sử dụng các tiêu đề phụ sẽ giúp bạn có thể đọc lướt và nắm bắt được những thông tin chính trong thời gian ngắn. Điều này sẽ rút ngắn được khá nhiều công sức và thì giờ của bạn.

Dùng video và hình ảnh

Với các bài viết, khi sử dụng hình ảnh và video thì sẽ giúp người dùng dễ hiểu nội dung mà bạn muốn truyền đạt hơn. Bên cạnh đó còn mang đến sự thu hút nhiều người đọc đến với bài viết của bạn.

Điều này sẽ giúp tăng lượng truy cập trang web và là cơ sở để Google đánh giá cao thứ hạng website.

Tối ưu nội dung cũ

Việc tối ưu nội dung cũ sẽ là phương thức hiệu quả để bạn có thêm nhiều lượng truy cập đến với trang web. Muốn tối ưu hiệu quả, bạn cần dựa trên những chủ đề, câu hỏi mà người dùng sử dụng. Nếu bài viết của bạn trả lời được những câu hỏi đấy sẽ tạo ra sự hài lòng với trang web.

Tối ưu nâng cao và chuyên sâu

Với mỗi một Search Intent sẽ có cách tối ưu riêng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

Tối ưu ý định điều hướng

Khi muốn tối ưu ý định điều hướng, bạn cần phải có trang chủ cho thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm. Phải thực hiện tối ưu từng trang bằng việc sử dụng thương hiệu hoặc sản phẩm của mình ở những vị trí khác như phần mô tả, tiêu đề phụ, tiêu đề trang.

Đồng thời cần đảm bảo được rằng các trang đích của bạn phải thể hiện rõ bạn đang làm gì? Bạn đang phục vụ ai? Có những sản phẩm nào? Tất cả đều là những gì mà người dùng đang tìm kiếm.

Tối ưu ý định thông tin

Mục đích khi tìm kiếm thông tin sẽ có liên quan mật thiết đến các câu hỏi. Để tối ưu được, bạn cần sử dụng những câu hỏi trong mỗi đoạn đầu của các thẻ H1, H2, H3…

Sẽ tốt hơn nếu sử dụng các câu hỏi cũng như câu trả lời càng gần nhau để để những vấn đề mà người dùng tìm kiếm luôn giải quyết và đáp ứng một cách tốt nhất.

Tối ưu ý định giao dịch

Trường hợp là ý định giao dịch, bạn cần tập trung nội dung vào những kết quả mong muốn. Không nên có quá nhiều nội dung thông tin khác xuất hiện trên trang, điều này vô tình sẽ làm nhiễu loạn thông tin chính. Bởi bất cứ người dùng nào cũng cũng muốn nhanh chóng tìm được thông tin mình cần.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý tới một số vấn đề:

  • Quá trình thiết kế cần đảm bảo hình ảnh phải đúng trọng tâm chủ đề, không lan man, dài dòng và tất cả đều cần có khoảng trắng.
  • Nội dung bài viết nên sử dụng nhiều dấu đầu hay danh sách các tính năng để làm nổi bật thông tin và nó cũng giúp Google quét nhanh hơn.
  • Ngôn ngữ sử dụng toàn trang phải đồng bộ và rõ ràng để việc tìm kiếm và thực hiện giao dịch không bị gián đoạn.

Tối ưu ý định thương mại

Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin, người dùng còn muốn sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của bạn. Bạn có thể bổ sung thêm những bài viết nói về sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh để người dùng nắm bắt rõ hơn.

Điều này không chỉ giúp bạn tạo ra được sự khác biệt so với các website khác đang kinh doanh cùng sản phẩm mà còn vừa làm tăng giá trị sản phẩm của bạn lên rất nhiều trong mắt khách hàng.

Hướng dẫn cách xác định và phân tích Search Intent

Xác định và phân tích Search Intent trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn tuân thủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Lập danh sách từ khóa. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ như Google Keyword, Ahres, KeywordTool…
  • Bước 2: Phân loại từ khóa theo từng nhóm đối tượng.
  • Bước 3: Xây dựng bảng ngữ nghĩa tìm kiếm để phân tích.
  • Bước 4: Phân tích từng đối thủ và các nội dung từ trang kết quả để có những chiếc lược mới.
  • Bước 5: Xác định từ khóa mục tiêu vào từng chiến lược và giai đoạn đưa ra.
  • Bước 6: Xây dựng nội dung theo nhóm bao gồm các từ khóa liên quan đến chủ đề.
  • Bước 7: Đo lường hành vi của người dùng đối với các nội dung nhằm có những phân tích sâu hơn. Giai đoạn này bạn có thể dùng Traffic để đánh giá.
  • Bước 8: Điều hướng nội dung để phân tích tiếp các từ khóa còn lại.

Kết luận

Qua đây chúng ta có thể thấy được Search Intent hiện là điều mà các doanh nghiệp, người làm SEO không thể bỏ qua. Mặc dù thuật ngữ này không mới nhưng để tạo ra được một nội dung phù hợp không phải dễ.

Để cải thiện được thứ hạng cũng như tăng lượng truy cập trang web của người dùng, bạn cần đầu tư vào việc xây dựng nội dung để đáp ứng tốt các ý định tìm kiếm của họ. Như vậy, mới thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và giúp doanh số tăng.

Trên đây là những chia sẻ của vietbaixuyenviet về các thông tin về Search Intent. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Search Intent là gì? Vai trò và sức ảnh hưởng của nó tới SEO như thế nào? Từ đó giúp bạn sớm có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển tốt trang web của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *