Thread là gì trong Java? Lợi ích của Thread

by Trần Thắng
200 views

Bạn đang thắc mắc không biết thread là gì trong Java? Vì sao nên dùng thread cho ngôn ngữ lập trình Java? Đây chắc chắn sẽ là thắc mắc chung của rất nhiều lập trình viên khi mới bước vào nghề. Thông tin hôm nay của Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn cập nhanh chóng những kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.

Cách định nghĩa về Thread trong Java

Thread trong Java 1

Thread là gì trong Java? Thread hay còn gọi là luồng, đây được xem là đơn vị nhỏ nhất trong Java. Nhiệm vụ của mỗi Thread là sẽ thực hiện một công việc hoàn toàn riêng biệt và chúng sẽ được quản lý từ máy ảo Java.

Java được hiểu là một ngôn ngữ lập trình đa phân luồng có tên tiếng anh là multithreaded. Với sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực IT này thì Thread sẽ là một phần nhỏ trong các ứng dụng lớn. Chúng phân thành các luồng nhỏ và có thể tồn tại song song với nhau.

Thread là gì trong Java bạn đã hiểu là như thế nào rồi đúng không. Và vòng đời của Thread trong Java được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một Thread sẽ được tồn tại theo một vòng tuần hoàn nhât định chính là sinh ra, bắt đầu, chạy và sẽ tự động hủy ngay sau đó. Chi tiết vòng đời của Thread sẽ bao gồm:

  • New: Đây là trạng thái đầu tiên của một luồng. Trạng thái này sẽ tồn tại khi chương trình bắt đầu thực hiện
  • Runnable: Khi Thread được hình thành và khởi chạy thì chúng sẽ tiến đến giai đoạn thứ 2 là runnable. Trong khoảng thời gian này thì chúng được xem như đang thực hiện tác vụ của chính mình, mang đến lợi ích đặc biệt khi hoạt động
  • Waiting: đây là thời kỳ mà thread sẽ ở trong trạng thái chờ đợi để một thread khác thực hiện một tác vụ nào đó. Trong lúc này nó sẽ tự động chuyển về trạng thái runnable chỉ khi thread khác ra hiệu. Và sau khi thread kia thực hiện xong tác vụ của mình thì sẽ tự động khởi tạo và thực hiện nhiệm vụ của mình.
  • Timed waiting: Một thread trong trạng thái runnable có thể chuyển thành trạng thái timed waiting trong một khoảng thời gian nào đó, tùy từng hoàn cảnh. Việc chuyển trạng thái sẽ có thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ xử lý của thread trước đó.
  • Terminated: Một thread trong trạng thái runnable có thể đi vào trạng thái terminated khi nó đã hoàn thành xong tất cả các tác vụ của nó.

Lợi ích và những hạn chế của Thread trong Java

Thread trong Java 2

Thread là gì trong Java? Thread trong Java không chặn người sử dụng vì các luồng tồn tại hoàn toàn độc lập nên bạn có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc. Khi bắt đầu khởi chạy thì mỗi luồng có thể dùng chung và chia sẻ nguồn tài nguyên trong quá trình chạy.

Bên cạnh đó, do mỗi luồng hoạt động riêng rẽ nền không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các luồng khác. Trong quá trình khởi chạy thì bạn có thể thực hiện thêm nhiều các hoạt động khác nhau để có thể rút ngắn thời gian đến mức thấp nhất. Do đó, khi triển khai Thread trong Java là phương pháp tối ưu tiết kiệm được nhiều thời gian làm việc.

Có thể thấy, giờ đây bạn đã biết Thread là gì trong Java và lợi ích của Thread là như thế nào. Ứng dụng mà Thread mang lại sẽ khiến người lập trình thích thú và có đánh giá tốt. Tuy nhiên, việc ứng dụng Thread  trong Java cũng còn tồn tại nhiều điều hạn chế mà người dùng phải xem xét. Những hạn chế đó phải kể đến:

  • Khi các lệnh Thread được khởi chạy càng nhiều thì sẽ xử lý càng phức tạp. Bởi mỗi một luồng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
  • Xử lý vấn đề về tranh chấp bộ nhớ mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó khả năng đồng bộ dữ liệu trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
  • Khi khởi chạy Thread thì bạn cần phát hiện tránh các luồng chết để có khoảng trống xử lý tài nguyên tốt hơn.

Thread là gì trong Java chắc chắn bạn đã có thông tin chi tiết. Lập trình Java không phải là điều đơn giản, mỗi người khi thực hiện phải thật sự tỉ mỉ thì mới có thể đáp ứng và hoàn thiện các luồng.

Cách tạo luồng trong Java

class Thread

Việc hiểu rõ Thread là gì trong Java sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng tạo được luồng khác. Thông thường, trong Java có hai cách tạo luồng chính là extend từ class Thread và  implements từ interface Runnable.

Vòng đời của thread

  • Nếu tạo luồng bằng cách extend từ class Thread sẽ gồm 3 giai đoạn là: khai báo một class kế thừa từ class Thread; Override lại phương thức run() của class Thread; Tạo một đối tượng của lớp ta vừa khai báo, sau đó start() đối tượng vừa khai báo để bắt đầu chạy luồng.
  • Nếu tạo luồng bằng cách implement interface runnable: Khai báo một class sau đó implement interface runnable; Override lại phương thức run(); Tạo một đối tượng của lớp ta vừa khai báo rồi tạo một đối tượng lớp Thread bằng phương thức khởi tạo rồi truyền vào tham số Runnable. Cuối cùng mới thực hiện  start() đối tượng vừa khai báo để bắt đầu chạy luồng.

Với những chia sẻ về Thread là gì trong Java của Viết Bài Xuyên Việt sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có nhu cầu tìm hiểu các thông tin liên quan về lập trình thì hãy theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.

You may also like

Leave a Comment