M&A là gì: Khái niệm và điều cần biết

by Trần Thắng
208 views
M&A là gì

 Khi Grab thâu tóm Uber tại thị trường Đông Nam Á, thuật ngữ M&A đã được nhắc đến rất nhiều. Vậy M&A là gì? Nó có bản chất như thế nào? Thắc mắc của bạn sẽ được Viết Bài Xuyên Việt giải đáp cặn kẽ trong bài viết dưới đây.

M&A là gì?

 M&A là cụm từ viết tắt của 2 từ trong tiếng Anh:

  • Mergers: nghĩa là sát nhập.
  • Acquisitions: Mua lại.

Merger Acquisition

 Nói chi tiết, M&A là cụm từ chỉ một hoạt động mà trong đó doanh nghiệp này giành lấy quyền kiểm soát một công ty/ doanh nghiệp khác. Điều đó được thực hiện thông qua việc mua lại một số cổ phần, toàn bộ cổ phần của công ty kia hoặc sát nhập hai doanh nghiệp.

Chi tiết về hai hình thức M&A

 Như đã nói, có 2 cách để doanh nghiệp này giành quyền kiểm soát doanh nghiệp khác. Cùng tìm hiểu cụ thể về hai hình thức đó nhé.

Hình thức sát nhập – Mergers

 Đây là hình thức liên kết, sát nhập giữa hai doanh nghiệp đang hoạt động với quy mô tương đương với nhau. Từ đó, tạo ra một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới.

 Sau khi thực hiện quá trình sát nhập, toàn bộ tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sát nhập sẽ nằm trong tay, thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp sát nhập.

Hình thức mua lại – Acquisitions

 Ở hình thức M&A này, một doanh nghiệp lớn sẽ bỏ tiền mua một doanh nghiệp nhỏ, yếu hơn mình. Tuy nhiên, điều khác biệt với hình thức sát nhập chính là doanh nghiệp bị mua lại sẽ vẫn giữ được tư cách pháp nhân như cũ. Còn doanh nghiệp thực hiện việc mua lại sẽ có toàn quyền sở hữu hợp pháp cũng như thực hiện những chính sách thay đổi, hoạt động đối với doanh nghiệp được mua.

Những cách thức thực hiện những thương vụ M&A phổ biến nhất hiện nay

 Cách thức sát nhập sẽ được đặt tên, phân loại theo tính chất sát nhập diễn ra như thế nào. Hiện tại, có  những cách thức M&A như sau.

M&A theo chiều dọc

 Đây là cách thường được áp dụng giữa 02 doanh nghiệp có cùng một dịch vụ cũng như chuỗi giá trị sản xuất dịch vụ/ sản phẩm. Điểm khác biệt của 2 bên là giai đoạn sản xuất mà mỗi doanh nghiệp thực hiện.

 Chẳng hạn như một chuỗi kinh doanh cà phê sát nhập với một công ty chuyên chế biến, sản xuất cà phê sẽ được xem là sát nhập theo chiều dọc. Việc này giúp doanh nghiệp lớn hơn, có quy mô tốt và hạn chế được những chi phí trung gian không cần thiết.

M&A theo chiều ngang

 Cách thức này là việc sát nhập những doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm/ dịch vụ với nhau. Khi đó, 2 công ty sẽ có cùng ngành sản xuất, cùng giai đoạn sản xuất. Thông thường, trước khi sát nhập thì chúng là đối thủ của nhau trên thị trường.

 Thương vụ M&A nổi tiếng nhất thuộc diện này có thể kể tới Grab mua lại Uber trên thị trường Đông Nam Á. Trước khi mua lại, 2 đơn vị này là đối thủ trực tiếp của nhau. Nhưng sau khi sát nhập, Grab trở nên lớn mạnh hơn, tăng thị phần và lợi nhuận.

Grab mua lai Uber

M&A kết hợp – Conglomerate

 M&A kết hợp sẽ diễn ra giữa những doanh nghiệp có cùng khách hàng, cùng đối tượng hướng đến. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra của 2 doanh nghiệp khác nhau.

 Ví dụ cụ thể có thể kể ở đây chính là công ty thiết kế sát nhập với một công ty chuyên xây dựng. Khi đó, các sản phẩm/ dịch vụ của họ sẽ bổ sung cho nhau để giúp khách hàng dễ dàng có được những dịch vụ trọn gói.

Mục đích của M&A là gì?

 Mọi thương vụ M&A diễn ra đều với những mục đích nhất định. Không chỉ đơn thuần là sở hữu cổ phần, việc này còn giúp giành quyền kiểm soát, quyết định các vấn đề trong kinh doanh. Đặc biệt, việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Mục đích của quá trình M&A chính là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, thị phần

 Cụ thể, chúng ta có thể kể tới những lợi ích tuyệt vời sau đây:

  • Giúp tăng thị phần kinh doanh.
  • Tận dụng được công nghệ/ hạ tầng chuyển giao của doanh nghiệp bị mua lại.

Quá trình thực hiện M&A như thế nào?

Quãng thời gian từ khi chuẩn bị đến khi hoàn tất một thương vụ M&A thường rất dài. Ngắn nhất cũng khoảng 6 tháng, còn dài có thể lên tới vài năm. Quy trình thực hiện thương vụ này sẽ diễn ra theo quy trình sau đây:

  • Xây dựng chiến lược, đồng thời thực hiện xác định mục tiêu M&A tiềm năng.
  • Đánh giá những mục tiêu đó.
  • Lập kế hoạch, quyết định lựa chọn hình thức sát nhập hay mua lại doanh nghiệp.
  • Phân tích và thực hiện việc định giá doanh nghiệp mục tiêu.
  • Tiến tới đàm phán.
  • Thẩm định thông tin.
  • Thực hiện mua bán/ sát nhập.
  • Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.
  • Kết thúc việc mua bán.

MA 1

 > Xem thêm: Rủi ro tài chính khi kinh doanh

Một số thương vụ M&A đình đám tại nước ta

 Dưới đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giới thiệu với bạn một số thương vụ M&A đình đám trong thời gian gần đây:

  • Grab mua lại Uber.
  • Công ty Hanuel Hà Nội mua lại 70% cổ phần của khách sạn Deawoo.
  • Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông.
  • ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.
  • Central Group sở hữu Big C – đơn vị bán lẻ hàng đầu Việt Nam với số tiền là 1,14 tỷ đô.

Thương vụ thâu tóm Uber của Grap chính là thương vụ M&A được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian này

 Tóm lại, M&A là một trong những hoạt động độc đáo, mang nhiều đặc trưng của nền kinh tế. Với bài viết này, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn hiểu được đặc trưng, quy trình diễn ra của M&A là gì.

You may also like

Leave a Comment