Rủi ro tài chính là gì? Điều gì cần biết?

Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, “con tàu” Việt Nam căng buồm ra biển lớn với nhiều cơ hội nhưng đâu đó vẫn đầy rẫy khó khăn, thách thức phải đối mặt.  Vì thế, vấn đề về rủi ro tài chính của doanh nghiệp là điều không thể nào tránh khỏi, có thể nói rằng rủi ro tài chính là nỗi lo lắng đáng sợ nhất của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Vậy rủi ro tài chính là gì? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp cặn kẽ và chi tiết trong bài viết sau của Viết Bài Xuyên Việt này.

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính

Đứng trước những thách thức lớn của nền hội nhập quốc tế, không ít các doanh nghiệp mới nở hoặc đang hoạt động đều cần phòng trách, dự đoán những rủi ro xảy đến. Trong đó vấn đề rủi ro tài chính là “kẻ tác nhân” có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động của chính doanh nghiệp ấy.

Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp là điều bắt buộc phải biết khi kinh doanh

Tại Việt Nam trong nhiều năm qua, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Mặc dù có khá nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra các góc nhìn lý thuyết khác nhau về rủi ro tài chính, nhưng nhìn chung bạn có thể hiểu một cách đơn giản về khái niệm của rủi ro tài chính như sau:

Theo góc nhìn lý thuyết, rủi ro tài chính hay còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính, là vấn đề rủi ro từ xảy ra từ những quyết định tài chính, có ảnh hưởng mạnh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự ra đời của rủi ro tài chính xuất phát từ độ chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế trong kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp vào tỷ giá, lãi suất, giá cả hoặc giá trị trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp.

Biểu đồ hỗ trợ phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp:

Ở bất kỳ trận chiến nào khi ra quân đều phải lường trước những nguy cơ xảy đến, áp dụng về mặt kinh doanh cũng thế, mặc dù nỗi e dè đáng sợ của doanh nghiệp là rủi ro tài chính. Thế nhưng, không vì vậy mà bạn lại né tránh hay sợ sệt nó, mà thay vào đó bạn cần biết cách phân tích rủi ro tài chính cho doanh nghiệp của mình, phòng trừ tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Để tiến hành phân tích rủi ro tài chính rõ ràng chi tiết bạn có thể sử dụng một trong những biểu đồ hỗ trợ như sau:

Phân tích rủi ro tài chính thông qua biểu đồ cây quyết định:

Biểu đồ cây quyết định là một tập hợp chứa đựng những quyết định và những rủi ro có thể xảy đến, thông qua biểu đồ này người lập sẽ liệt kê rủi ro tài chính và hao phí tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Cây quyết định hỗ trợ cho người quản lý rủi ro tài chính dễ dàng phán đoán những tác nhân xấu kéo đến, từ đó có kế hoạch xử lý hay giảm thiểu thiệt hại rủi ro đến mức thấp nhất.

Phân tích rủi ro tài chính bằng biểu đồ xương cá:

Biểu đồ xương cá là kết quả nghiên cứu của một vị giáo sư Kaoru Kawasaki, đến từ đất nước Nhật Bản. Qua nhiều bước thử nghiệm tính năng của biểu đồ xương cá trong việc phân tích tài chính, đến nay đã cho thấy đây là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích rủi ro hiệu quả, chính xác nhất.

Nếu như ở biểu đồ cây quyết định phân tích theo tỷ lệ thuận đưa ra rủi ro trước sau đó tìm đến hướng giải quyết. Thì với biểu đồ xương cá sẽ đi truy vấn theo chiều ngược lại, tức đi từ hậu quả rủi ro để tìm ra nguyên nhân xuất hiện của rủi ro tài chính trong công ty của bạn.

Phân tích rủi ro tài chính thông qua biểu đồ Pareto:

Biểu đồ Pareto được ra đời bởi một nhà kinh tế người Ý, đây là dạng biểu đồ trực quan thể hiện những nguyên nhân rủi ro kéo đến theo tỷ lệ giảm dần. Cụ thể, ở vị trí cực tiểu của biểu đồ là rủi ro ảnh hưởng không quá lớn với tài chính của doanh nghiệp. Còn ngược lại, tại vị trí cực đại của biểu đồ sẽ là rủi ro cần được doanh nghiệp ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp ở doanh nghiệp Việt Nam:

Nắm rõ khái niệm về rủi ro tài chính là gì? Các dạng biểu đồ để phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, thế nhưng bạn đã biết cách nhận diện rủi ro tài chính khi xảy ra hay chưa? Sự nhạy cảm, trực giác trong kinh doanh hay một vài dấu hiệu báo động trước khi “cơn sóng” rủi ro kéo đến, sẽ giúp bạn thiết lập “hàng rào” bảo vệ chắc chắn hoặc đưa ra những biện pháp giảm thiểu hậu quả mà rủi ro gây ra cho doanh nghiệp. Theo chuyên gia phân tích, mặc dù có khá nhiều loại rủi ro tài chính xảy đến với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng trong đó có 3 loại thường gặp.

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá kéo đến khi sự thay đổi về tỷ giá ngoại tệ của doanh nghiệp bị tác động thay đổi thấp hơn ban đầu mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Cụ thể, với những doanh nghiệp thực hiện giao dịch hàng hóa dựa trên tỷ giá ngoại tệ đã định trước đó, khi thị trường thế giới biến động kéo theo tỷ giá thấp hơn mức dự tính ban đầu từ đó dẫn đến việc thua lỗ. Với các doanh nghiệp có quy mô sử dụng tỷ giá ngoại tệ càng lớn thì hậu quả mà rủi ro tỷ giá đem về càng nghiêm trọng.

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là sự gia tăng lãi suất vay trong doanh nghiệp bị mất kiểm soát. Hiểu một cách chi tiết, trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay từ bên ngoài để mở rộng quy mô, và tất nhiên mỗi khoản vay đều sinh ra lãi suất nhất định. Khi lập kế hoạch kinh doanh, mặc dù lãi suất khoản vay đã được dự trù trước nhưng lạm phát xảy ra,  thế nhưng trước những  tác động trực tiếp làm cho mức lãi suất vay tăng “không phanh”, kéo theo những dự toán tài chính của bạn đều bị phá vỡ.

Rủi ro dòng tiền

Trong mỗi doanh nghiệp đều có luồng tiền thu vào (dòng thu) và luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) chảy đều đặn theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Tại một thời điểm nhất định hay cụ thể hơn khi khủng hoảng kinh tế kéo đến, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng thu của doanh nghiệp nhỏ hơn dòng chi. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra, sự chênh lệch nghịch lý của 2 dòng tiền này tiềm ẩn rủi ro tài chính khá lớn cho doanh nghiệp.

Cách quản trị rủi ro tài chính hiệu quả:

Theo phương diện lý thuyết, quản trị rủi ro tài chính tức là việc nhận diện, xác định những rủi đang tồn tại hoặc sắp xảy ra ở phạm vi được chấp nhận, có thể giải quyết triệt để hoặc sử dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời. Trong bất kỳ ngành nghề nào, đều cũng phải “gật gù” đồng ý rằng quản trị rủi ro tài chính là một phần khá quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.

Vậy bạn đã biết cách quản trị rủi ro tài chính hay chưa? Để có được kế hoạch quản trị rủi ro tài chính hiệu quả cần trải qua 2 bước cơ bản sau đây.

Bước 1 – Xây dựng chương trình quản trị rủi ro

Nếu nói thị trường kinh tế Việt Nam là một “sân khấu” đầy màu sắc thì có thể gọi rủi ro tài chính là một “diễn viên” chuyên nghiệp, bởi mỗi khi xuất hiện nó đều tiềm ẩn dưới nhiều bộ mặt khác nhau. Vì thế khi  để thiết lập một chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp đạt hiệu quả cao bạn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như sau:

  • Xác định, nhận diện loại rủi ro tài chính.
  • Mô tả một cách chi tiết về rủi ro.
  • Sử dụng công cụ biểu đồ để phân tích rủi ro tài chính.
  • Đưa ra phương án xử lý và ngăn ngừa rủi ro.
  • Theo dõi kế hoạch thực hiện và rà soát lại toàn bộ quy trình quản lý.

Bước 2 – Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro thích hợp

  • Quản trị rủi ro theo phương thức thụ động: là phương pháp khắc phục các hậu quả mà sau khi rủi ro đã xảy ra. Phương thức này thích hợp cho những rủi ro tài chính có tác động nhẹ hoặc vừa đến doanh nghiệp, không gây tổn thất quá nhiều, còn nằm trong tầm kiểm soát.
  • Quản trị rủi ro theo hướng chủ động: không ngồi chờ dọn dẹp “tàn dư” như trên, mà thay vào đó doanh nghiệp cần đưa ra những kế hoạch, chính sách ngăn ngừa rủi ro trước khi chúng “ghé thăm”. Phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp giới hạn tác động rủ ro trong phạm vi chấp nhập nhận được, từ đó phòng tránh hiệu quả những rắc rối, khó khăn lớn từ rủi ro tài chính có thể kéo đến.

Tóm lại, rủi ro tài chính không hề đáng sợ khi bạn biết cách nhận dạng, phân tích, quản trị rủi ro hiệu quả. Hy vọng với đôi dòng chia sẻ về khái niệm rủi ro tài chính và những vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính trong bài viết trên, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành và xây dựng doanh nghiệp! Đặc biệt là doanh nghiệp có triển khai kinh doanh Online.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *