Trong một doanh nghiệp, chắc hẳn bạn từng rất nhiều lần nghe tới cụm từ COO. Vậy COO là gì, nó có những quyền hạn, trách nhiệm và vai trò như thế nào?,…Bạn có khá nhiều thắc mắc liên quan tới vị trí này? Đừng lo lắng nội dung dưới của Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp đỡ bạn.
Mục lục
COO là gì?
COO trong tiếng Anh: Chief Operations Officer được dịch hiểu “giám đốc điều hành”. Trong các công ty hay tập đoàn lớn thì ngoài CEO sở hữu quyền lực tối cao còn có COO đứng sau phụ giúp các công việc cần thiết cho CEO.
Tại Việt Nam, có khá nhiều công ty lớn với các CEO đứng đầu nhưng rất hiếm khi chúng ta biết tới tên tuổi của các COO, rất có thể COO là gì trong công ty che dấu danh tính hay họ tuy làm công việc của CÔ nhưng lại không có chức vơuj cụ thể.
COO có thể nhận quyết định của CEO để gửi các thông báo, quyết định, buổi họp với các cấp dưới, và nhiều phòng ban khác nhau… Do tính chất công việc nên COO bắt buộc cần có khả năng tổ chức, tính khách quan và bao quát tốt công việc.
Xem thêm:
Quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của COO
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều thông tin có liên quan tới chức vụ này, chúng tôi xin trình bày cho bạn một số thông tin tóm tắt về quyền, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của vị trí này.
Quyền hạn của một COO
Trong doanh nghiệp hoặc tổ chức, COO có quyền tự lên kế hoạch, đề xuất ý kiến và có thể phủ quyết. Sát hạch việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới, thực hiện chỉ đạo và đưa ra quyết định của tổng giám đốc.
Trách nhiệm của COO
- Trách nhiệm chính là tổ chức và điều hành công việc theo đúng chiến lược công ty để đảm bảo công việc đáp ứng theo tiến độ và đạt kết quả mong muốn.
- Ngoài ra, COO cũng chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy những chương trình kế hoạch, chiến lược. Nhằm giúp tạo ra các bản kế hoạch ngắn và dài hạn hiệu quả, tạo tiền đề giúp hoạt động kinh doanh đi theo đúng định hướng và tiến trình phát triển.
- Giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và mang lại doanh thu, lợi nhuận cao.
- Đặc biệt, COO là gì còn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong lĩnh vực hành chính, kinh tế. Nếu như trong trường hợp, thông tin trong doanh nghiệp bị điều tra và có sai lệch nghiêm trọng, COO sẽ là người chịu mọi tổn thất mà công ty gặp phải.
Nhiệm vụ của Chief Operating Officer(COO)
- Xây dựng lên các quy tắc kinh doanh và kế hoạch làm việc và những quy định làm việc tiêu chuẩn cho doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận hành hiệu quả.
- Có khả năng cung cấp đầy đủ các số liệu và báo cáo các nghiên cứu của cá nhân để phục vụ cho các chính sách quan trọng doanh nghiệp thông qua hoạt động dự đoán, phân tích.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động chỉ đạo nhân viên, tiến hành thực hiện theo chiến lược, kế hoạch chung của tổ chức và các dự toán kinh doanh.
- Theo sát biến động của thị trường nhằm tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước, thông qua đó đưa ra các kiến nghị áp dụng những phương tiện công nghệ trình lên cấp trên.
- Theo dõi và quan sát tiến trình làm việc của cấp dưới giúp tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng làm việc, đề ra chính sách, giải pháp tuyển dụng , phương thức đào tạo phù hợp và các chính sách thưởng phạt cho nhân viên hiệu quả đồng thời đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý cho nhân viên nhằm tạo năng suất, hiệu quả làm việc tối đa.
- Hoàn thành tất cả các công việc của tổng giám đốc giao phó
Muốn trở thành COO cần phải đạt được các tiêu chuẩn gì?
- Muốn ứng tuyển thành công vị trí COO, chắc chắn bạn cần biết cách bắt nhịp và hợp tác ăn ý với CEO – người đứng đầu của công ty.
- Yêu cầu bằng cấp tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh hay các môn học có liên quan. Hiện nay, có nhiều tổ chức thuê người có bằng MBA .
- COO là gì cũng cần có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực công ty hoạt động ít nhất khoảng 15 năm.
- Vì COO là người chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo công việc của tất cả các phòng ban và nhân sự bên dưới nên yêu cầu cần có khả năng lãnh đạo vượt trội và tiếp cận các tình huống theo những quan điểm sáng tạo.
- Ngoài ra, khi bạn muốn tiến cử hay muốn bổ nhiệm vị trí COO thì bạn cũng nên học hỏi cách tổ chức và quản lý và phải trải nghiệm thực tế nhiều nhằm tăng thêm kinh nghiệm về điều hành quản lý. Những kỹ năng cần thiết phục vụ cho vị trí công việc này bao gồm: kỹ năng đàm phán, giải quyết, giao tiếp, điều phối nguồn nhân lực, và truyền tải cảm hứng cho nhân viên
- Muốn nắm giữ vị trí này lâu dài, cần thường xuyên rèn luyện thái độ, hành vi và cử chỉ sao cho đúng mức khi tương tác cùng mọi người. Cần biết cách tạo động lực và khích lệ nhân viên thông qua giao tiếp khéo léo, đưa ra khen chê đúng cách.
- Đặc biệt, cần có tính quyết đoán khi công ty rơi vào tình trạng khó khăn, gặp phải các trở ngại để tránh gây hậu quả thiệt hại .
Với nội dung cung cấp ở trên, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ COO là gì và những thông tin liên quan tới vị trí này một cách đầy đủ, chi tiết. Hãy thường xuyên truy cập trang Viết Bài Xuyên Việt để nhận được thêm nhiều thông tin cần hữu ích khác.