Startup Là Gì? 9 Yếu Tố Khởi Nghiệp

by Trần Thắng
158 views
Startup

Nếu bạn là “fan ruột” của chương trình gọi vốn “Thương vụ bạc tỷ” – Shark tank phiên bản Việt Nam và nước ngoài thì hẳn rất quen thuộc với cụm từ “startup”. Rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn con đường khởi nghiệp, thành lập startup với vô vàn những ý tưởng sáng tạo, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vậy bạn đã thực sự hiểu đúng về thuật ngữ startup là gì chưa? Để chắc chắn, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tường minh hơn về thuật ngữ này nhé!

Startup là gì?

Startup

Startup có nghĩa là khởi nghiệp, là quá trình tìm kiếm và bắt đầu theo đuổi một cơ hội kinh doanh. Còn theo nghĩa học thuật, startup có nghĩa là công ty khởi nghiệp – công ty thường ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh, thông thường là trong khoảng thời gian 3 năm kể từ khi thành lập. 

Một doanh nghiệp startup thường do 1 đến 3 người đồng sáng lập (Co – founder). Họ sẽ tìm một khoảng trống thị trường, tập trung vào khai thác nhu cầu của khách hàng bằng cách phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó khả thi. 

Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (Entrepreneurship). Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT: “Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp (Entrepreneurship). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm”.[1] Còn theo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: “Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới”.

Thực tế thì ý tưởng kinh doanh sẽ được tạo ra đầu tiên. Từ đó, các nguồn lực sẽ được huy động để biến ý tưởng đó thành hiện thực và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn đầu, các startup khởi nghiệp cần có một đội ngũ, nguồn nhân lực sáng tạo mạnh mẽ, tận tâm, cùng nhau phát triển và theo đuổi cơ hội kinh doanh đang hướng đến. 

Ban đầu, các startup thường cần một nguồn vốn lớn có thể được góp bởi các thành viên sáng lập, được tài trợ hoặc được gọi vốn từ nhà đầu tư bên ngoài,… Sau đó, doanh nghiệp càng lớn mạnh và muốn tồn tại lâu dài cần có khả năng tự duy trì, ít phụ thuộc hơn. 

Khác với đi làm thuê, những người theo đuổi con đường startup sẽ được tự do hơn. Đồng thời phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, dễ bị thất bại và đòi hỏi phải có tinh thần chịu trách nhiệm với những quyết định mà mình đưa ra đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. 

Những đối tượng phù hợp để thành lập startup

Có lẽ bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về startup là gì rồi đúng không? Vậy những đối tượng nào thì có thể làm startup? Câu trả lời là bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào cũng đều có thể khởi nghiệp. Startup không phân biệt tuổi tác, giới tính hay phạm vi hoạt động trong một khu vực nhất định nào, miễn là ý tưởng khởi sự có ý nghĩa thiết thực và không phạm pháp. 

Bạn có thể thấy một cô bé 13 tuổi khởi nghiệp với mô hình bán chè bưởi online kiếm được tiền tỷ. Và cũng có thể thấy một ông chủ khởi nghiệp ở tuổi 65 với chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh chuyên về gà rán nổi danh toàn thế giới,…

Hiện nay, những đối tượng tham gia startup thường tập trung vào các bạn trẻ có độ tuổi 15 – 35 có đam mê làm giàu và tinh thần sáng tạo tuyệt vời. Họ đầy nhiệt huyết, quyết tâm, luôn cầu tiến, học hỏi nhanh nhạy với công nghệ, lòng dũng cảm chấp nhận thách thức và sẵn sàng đối đầu với những doanh nghiệp lớn mạnh. 

9 yếu tố cần có nếu muốn starup thành công

Startup là gì và bất cứ ai cũng có thể tham gia, vậy những người tham gia cần có những yếu tố, phẩm chất nào để startup thành công? Dưới đây là 9 yếu tố bạn cần tích lũy cho mình:

Năng lực sáng tạo

Nang luc sang tao

Yếu tố tiên quyết chính là khả năng sáng tạo sự khác biệt so với những gì mà các doanh nghiệp khác đã cung ứng ra thị trường. Chỉ có sự khác biệt mới giúp bạn có thể ươm mầm và phát triển một ý tưởng khởi nghiệp trọn vẹn. Nếu bạn muốn xâu xé chung “miếng mồi” của các doanh nghiệp đã có tên tuổi từ trước, họ sẽ không ngần ngại “đè chết” doanh nghiệp còn non nớt để giữ nguyên miếng bánh của mình. 

Vì thế bạn cần sáng tạo, tìm ra nhu cầu mới, nhu cầu chưa được đáp ứng để lên kế hoạch kinh doanh cho startup của mình. Không nhất thiết phải là một ý tưởng mới toàn bộ, mà chỉ cần bạn sở hữu một lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp khác không có là đủ. Ví dụ như: công nghệ mới, phân đoạn thị trường mới,…

Nguồn vốn khởi sự

Một ý tưởng hay nhưng muốn thành hiện thực thì đòi hỏi phải có vốn. Vốn của các startup bao gồm nhân lực chính là năng lực con người và vật lực bao gồm tiền, máy móc sản xuất, công nghệ,… Một nguồn vốn đủ vững vàng sẽ giúp doanh nghiệp startup vận hành ổn định và phát triển mở rộng dễ dàng hơn. 

Sự kiên trì theo đuổi ý tưởng

Có rất nhiều trắc trở trên con đường khởi nghiệp khiến bạn mất phương hướng, dễ nản lòng, từ bỏ “đứa con” mình đã ấp ủ bấy lâu. Vì thế, bạn cần có một sự kiên định, lòng quyết tâm thật sự lớn để đợi đến ngày hái quả ngọt. Và hãy nhớ rằng xây dựng một kế hoạch dự phòng cho ý tưởng khởi nghiệp của mình nhé!

Tích lũy kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn

Những kiến thức về lĩnh vực các startup tham gia vào là vô cùng cần thiết. Kiến thức nền tảng như luật thành lập doanh nghiệp, luật nhân sự, kiến thức quản lý tài chính… và tất tần tật kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khởi sự. Kiến thức càng nhiều, khả năng vận dụng thành công càng cao.  

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

nghien cuu thi truong 1

Nghiên cứu thị trường kỹ càng sẽ giúp phát hiện ra những ưu – nhược điểm, cơ hội và thách thức. Từ đó, giúp các startup đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp và dễ dàng thích ứng với những biến đổi của thị trường trong tương lai. Một số yếu tố của thị trường cần thiết phải nghiên cứu như:

  • Xu hướng phát triển, nhu cầu khách hàng, tốc độ tăng trưởng của ngành. 
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp trong ngành.
  • Nghiên cứu nhân khẩu học, hành vi khách hàng tiềm năng để điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ.

Kỹ năng quản lý tài chính 

Nguồn tiền là có hạn trong khi nhu cầu chi cho việc phát triển doanh nghiệp startup là rất lớn như: đầu tư cho công nghệ, chi phí marketing, chi phí đào tạo nguồn nhân lực,… Vì vậy, bạn không thể vung tiền bừa bãi với bất kể hoạt động của doanh nghiệp nào. Hãy kiểm soát kế hoạch chi tiêu thật chặt chẽ ngay từ những giai đoạn đầu cũng như suốt quá trình phát triển sau giai đoạn khởi nghiệp.

Kỹ năng phân quyền – ủy quyền

Sự phân chia công việc cho từng bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm sẽ giúp tăng sự chuyên môn hóa và tính trách nhiệm cao, tập trung phát huy năng lực hơn. Việc ủy quyền sẽ giúp nhân viên trong công ty đạt được sự cân bằng giữa quản lý và thực hiện công việc tốt hơn. 

Kỹ năng xác định chiến lược lâu dài

chien luoc phat trien doanh nghiep

Kế hoạch và những chiến lược phát triển doanh nghiệp sẽ quyết định sự tồn vong của các startup. Những chiến lược này sẽ tập trung vào việc đưa ra những phương án kinh doanh trong từng thời gian, phân bổ nguồn vốn, phân chia công việc cho nhân sự,… 

Kỹ năng sống của bản thân

Ngoài những kỹ năng trên thì các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cơ bản của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp startup cũng rất quan trọng. Nó sẽ hỗ trợ các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ được phát huy tối đa lợi thế của mình và tạo thế chủ động khi doanh nghiệp gặp phải khó khăn.

Kết luận

Với những thông tin chi tiết về startup là gì như trên, Viết Bài Xuyên Việt mong rằng bạn đã có thêm nhiều điều bổ ích, và có thể xác định được cho mình thiên hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Nếu có đam mê và năng lực, đừng ngần ngại mà trải nghiệm làm startup nhé. Biết đâu bạn sẽ thực sự chìm đắm với nó và tìm được con đường đầy táo bạo nhưng vô cùng lý thú của cuộc đời!

You may also like

Leave a Comment