OPEX là gì? Tìm hiểu cách giảm chi phí OPEX

by Trần Thắng
188 views
OPEX là gì

Nếu bạn đang thắc mắc không biết OPEX là gì thì đừng bỏ lỡ những kiến thức thú vị do Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ ngay sau đây nhé. Chắc hẳn, nội dung trong bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin cần thiết cho bạn đọc đấy.

OPEX là gì?

OPEX là gì

OPEX là một cụm từ tiếng anh, viết tắt của Operating Expenditure. Trong tiếng việt OPEX có nghĩa là chi phí hoạt động hay chi phí là vận hành của một đơn vị, doanh nghiệp nào đó. Operating Expenditure sẽ bao gồm rất nhiều chi phí phát sinh như: chi phí quản lý, chi phí bán hàng…

Tất cả đều được hình thành trong quá trình công ty hoạt động kinh doanh bình thường. Có thể nói OPEX chính là thước đo chính về hiệu quả làm việc của đơn vị theo thời gian thành lập. Mục đích của công ty khi mở ra chính là tối đa hóa sản lượng so với chỉ số OPEX.  Bạn có thể hiểu một cách đơn giản ý nghĩa của OPEX qua ví dụ cụ thể sau đây: 

“ Mua một chiếc điều hòa thì chi phí trang bị cho máy chính là CAPEX. Còn các chi phí liên quan đến điện nặng, vệ sinh, bảo trì đại diện cho OPEX”. 

Với ví dụ đơn giản này bạn sẽ nắm được bản chất của OPEX là gì và ý nghĩa quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh thương mại. Nếu không có OPEX thì không thể điều hành và phát triển, mở rộng lĩnh vực của đơn vị đang đầu tư. 

Đọc thêm:

Các yếu tố cấu thành OPEX

Chi phi hoat dong

Chi phí hoạt động là khoản tiền chi trả cho mặt bằng, thiết bị, tiếp thị, lương nhân viên,…. Chi phí hoạt động là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Một số doanh nghiệp, công ty đã giảm thành công chi phí hoạt động để đạt được lợi thế cạnh tranh. 

Tuy nhiên, giảm chi phí hoạt động cần phải suy xét kỹ càng vì nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng và chất lượng của đơn vị kinh doanh. Việc cân bằng chi phí hoạt động sẽ mang lại những kết quả tốt, hạn chế các rủi ro khi đầu tư. 

Vì chi phí vận hành chiếm phần lớn chi phí thường xuyên của công ty. Do đó, các lãnh đạo có chức quyền sẽ cân bằng tối đa chi phí hoạt động mà không ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất.

Những so sánh cơ bản của OPEX

Để tìm hiểu về chi phí hoạt động (OPEX) một cách chi tiết hơn, bạn đọc có thể tham khảo các so sánh dưới đây. Có thể nói, đây là những so sánh căn bản để bạn có thể hiểu được giá trị cốt lõi của OPEX. 

So sánh chi phí hoạt động và chi phí tài sản cố định

Chi phí hoạt động có rất nhiều điểm khác biệt so với chi phí tài sản cố định. Các điểm khác nhau thể hiện rõ qua các mặt như:

  • OPEX là chi phí thông thường và cần thiết 
  • Các công ty, doanh nghiệp được phép xóa sổ chi phí hoạt động trong năm phát sinh. Nhưng doanh nghiệp cũng lưu ý rằng phải phân bổ chi phí tài sản cố định theo tính toán cụ thể

Chẳng hạn như một công ty chi ra 1 tỷ để trả lương cho nhân viên thì đơn vị đó có thể xóa sổ toàn bộ chi phí trong năm. Tuy nhiên, nếu chi 1 tỷ đồng cho việc mua sắm thiết bị vật tư thì cần phải sắp xếp và trừ đi khấu hao theo thời gian, sau đó mới xóa sổ. 

So sánh chi phí hoạt động với chi phí từ hoạt động khác

Non operating expense

Điểm khác biệt giữa hai loại chi phí hoạt động và hoạt động khác là số tiền không liên quan đến hoạt động chủ chốt của công ty. Các chi phí hoạt động khác được gọi là Non-operating expense. Bạn có thể thấy rõ chi phí từ hoạt động khác trong việc khấu hao và phân bổ, lãi vay…Người  quản lý sẽ loại bỏ những chi phí này để kiểm tra hiệu quả kinh doanh

Chi phí hoạt động trên báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập theo dõi nguồn thu và chi phí phát sinh  của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra cái nhìn về lợi nhuận của công ty. Báo cáo thu nhập thường được chia thành 6 nhóm chi phí chính là:

  • Giá vốn hàng bán
  • Chi phí SG&A ( Chi phí Bán hàng và Quản lý)
  • Khấu hao và phân bổ
  • Chi phí từ hoạt động khác
  • Chi phí lãi vay
  • Thuế thu nhập

Hướng dẫn cách giảm chi phí của OPEX

Nếu bạn thấy chi phí OPEX của công ty, doanh nghiệp quá cao thì cần phải kiểm tra và cân bằng ngay lập tức. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố dưới đây để giảm chi phí hoạt động xuống mức đảm bảo. 

Xem xét lại các bộ phận

Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lại các bộ phận để xem có “lỗ hổng” nào không. Nếu không cần thiết có thể cắt giảm hoặc loại bỏ để tiết kiệm được một  khoản tiền. Đồng thời, hãy thảo luận cùng nhân viên để lấy ý kiến trước khi thay đổi tình hình hiện tại. 

Cân bằng chi phí mặt bằng

Can bang chi phi mat bang

Nếu bạn đang phải thuê mặt bằng thì cần phải cân nhắc chi phí hàng tháng này. Trường hợp kinh doanh không khả quan quan hãy tìm phương án khác như: chọn diện tích nhỏ hơn hay đổi địa điểm có giá thuê thấp hơn… 

Như vậy, những chia sẻ trên đây  đã giúp bạn tìm hiểu về OPEX là gì. Bạn đọc đừng bỏ lỡ việc cập nhật các tin tức hữu ích cho bản thân tại Viết Bài Xuyên Việt nhé. 

You may also like

Leave a Comment