WTO là gì: Định nghĩa, cơ cấu và cách hoạt động

WTO là gì? Bạn muốn biết tất cả những thông tin có liên quan tới tổ chức này? Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm lời giải đáp chuẩn xác thông qua nội dung bài viết dưới đây của Viết Bài Xuyên Việt nhé!

WTO là gì?

WTO là cụm từ viết tắt của Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization. Tổ chức này chính thức thành lập từ ngày 1.1.1995. Mục tiêu hoạt động cuối cùng của WTO là thiết lập, duy trì nền thương mại toàn cầu một cách mình bạch, thuận lợi và tự do.

Tổ chức WTO là gì là tổ chức kế thừa và phát triển  của tất cả các quy định kết hợp cùng với thực tiễn của Hiệp định chung về thương mại & thuế quan – GATT 1947. Đồng thời nó chỉ có giới hạn ở lĩnh vực thương mại hàng hóa. Đây cũng là kết quả thu được từ vòng đàm phán Uruguay bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.

WTO

Số lượng thành viên sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11.1.2007 là 150 thành viên. Các thành viên tham gia có thể là quốc gia hoặc những lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.

Xem thêm:

Nhiệm vụ hoạt động chính của WTO là gì?

 

WTO ra đời với 4 nhiệm vụ chính: 

  • Thúc đẩy các Hiệp định và cam kết đạt được các quy định trong khuôn khổ WTO (trong đó bao gồm cả những cam kết trong tương lai); 
  • Tạo diễn đàn cho phép các thành viên trong tổ chức tham gia đàm phán, ký kết những Hiệp định, hoặc đưa ra các cam kết mới về tự do hoá và đưa ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mau
  • Giải quyết toàn bộ các tranh chấp về thương mại phát sinh của các thành viên tham gia
  • Kiểm tra định kỳ những chính sách thương mại của từng thành viên

Đặc điểm cơ cấu tổ chức của WTO 

Thông tin về cơ cấu tổ chức của WTO gồm: (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp): 

Hội nghị Bộ trưởng: Trong đó sẽ có Bộ trưởng thương mại – kinh tế, đây là người đại diện cho tất cả các nước thành viên; thông thường sẽ tiến hành họp theo định kỳ 2 năm/ 1 lần để đưa ra các quyết định quan trọng của tổ chức WTO là gì.

Đại hội đồng: Đại diện của các nước thành viên, nhiệm vụ thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng giữa hai kỳ hội nghị. Ngoài ra, Đại hội đồng cũng sẽ là Cơ quan giải quyết tranh chấp và rà soát về chính sách thương mại.

Hội đồng Thương mại Hàng hoá – Dịch vụ, vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ của Thương mại; Ủy ban hay nhóm công tác: Có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của đại hội đồng trong từng lĩnh vực; các nước thành viên có thể cử đại diện riêng để tham gia vào cơ quan này/

Ban Thư ký: Ban Thư ký sẽ có Tổng Giám đốc( 1 người), Phó Tổng Giám đốc( 3 người) và Vụ, Ban( 500 người). Tất cả sẽ làm việc một cách độc lập và không bị phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, hay chính phủ nào.

Cách thức đưa ra quyết định của tổ chức WTO là gì?

Thông thường, tất cả những quyết định của tổ chức WTO  đều sẽ được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Hiểu một cách đơn giản sẽ là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì quyết định đó mới được “thông qua”. 

Do đó, tất cả các quy định, nguyên tắc hoặc các điều lệ của tổ chức WTO đều là “hợp đồng” của các thành viên, đồng nghĩa với việc họ tự nguyện chấp thuận mà không phải do bị áp đặt;  WTO cũng không phải là thiết chế ở trên các thành viên.

Tuy nhiên, cũng có một số quyết định của WTO là gì được thông qua cơ chế bỏ phiếu đặc biệt gồm:

  • Giải thích tất cả các điều khoản có trong  Hiệp định: Dựa vào 3/4 số phiếu ủng hộ; 
  • Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO đối với 1 thành viên: Dựa vào 3/4 số phiếu ủng hộ;  
  • Sửa đổi Hiệp định: Dựa vào 2/3 số phiếu ủng hộ; 

Hiện nay WTO có bao nhiêu hiệp định?

WTO tập hợp rất nhiều quy định và tất cả đều được sắp xếp theo 1 hệ thống. Trong đó được chia thành 03 nhóm gồm:

Nhóm 1: Hiệp định chung

 WTO hiện tại có 16 hiệp định chung, nội dung bao gồm các nguyên tắc về thương mại được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm:

  • Thương mại hàng hóa 
  • Thương mại dịch vụ
  • Các khía cạnh thương mại thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Nhóm 2: Nhóm các cam kết mở cửa thị trường của từng thành viên

Nội dung gồm các tập hợp của những cam kết giảm thuế quan và tiến trình mở cửa với từng loại dịch vụ  của các thành viên trong tổ chức thực hiện.

“Mỗi thành viên sẽ có một bản cam kết riêng trong đó ghi rõ mức cam kết và lộ trình thực hiện như thế nào”

Nhóm 3: Nhóm các hiệp định của nhiều bên

Hiệp định này chỉ có hiệu lực với 1 số thành viên của WTO là gì có tham gia vào quá trình ký kết. Đây còn được gọi là hiệp định thương mại nhiều bên nhằm phân biệt hoàn toàn với 16 hiệp định chung (Hiệp định bắt buộc với tất cả các thành viên trong tổ chức WTO)

Trong số những hiệp định này sẽ chỉ có 2 hiệp định còn hiệu lực và được áp dụng gồm:

  • Hiệp định về mua sắm của Chính Phủ
  • Hiệp định thương mại máy bay dân dụng

Trên đây là một số thông tin có liên quan tới WTO là gì và một vài đặc trưng của tổ chức. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ nhận thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra nếu muốn cập nhật các thông tin có liên quan, nhớ ghé thăm chuyên mục Viết Bài Xuyên Việt  thường xuyên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *