Bounce Rate: Khái niệm và cách tính

Trong lĩnh vực SEO, thuật ngữ Bounce Rate xuất hiện tương đối nhiều. Nó là một chỉ số quan trọng bậc nhất đối với một Website. Vậy Bounce Rate là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết này nhé. Đây thực sự là những thông tin thú vị. Nó sẽ giúp các SEOer xây dựng những chiến lược SEO tốt nhất cho mình và doanh nghiệp đấy.

Bounce Rate – Chỉ số quan trọng trong SEO

Khi nghiên cứu về SEO, mỗi thuật ngữ đều có những tính chất riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Bounce Rate để hiểu hơn về thuật ngữ này nhé.

Đây là một trong những chỉ số đo lường vô cùng quan trọng. Nó rất được Google Analytics và các SEOer quan tâm. Chỉ số này phần nào giúp Google đánh giá những trải nghiệm và mức độ hài lòng của người dùng với Website đó.

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate

Theo định nghĩa chung của Google, Bounce Rate chính là tỷ lệ thoát trang. Bounce Rate được tính bằng tỷ lệ phần trăm số session – phiên truy cập chỉ vào website xem trang đầu tiên và không có thêm bất kỳ tương tác nào nữa.

Nói cách khác, Bounce Rate chính là tỷ lệ những người chỉ vào trang và thoát ra. Họ không xem thêm trang nào hay click vào bất kỳ đường link nào có trên website.

Tỷ lệ thoát trang có phải yếu tố để xếp hạng một Website?

Rất nhiều SEOer cho rằng, Bounce Rate tác động rất nhiều đến việc Website sẽ thăng hay tụt hạng. Điều này khiến nó trở nên lép vế trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, Matt Cutts – một trong những nhân vật máu mặt của Google đã bác bỏ thông tin này.

Như vậy, Bounce Rate rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến những đánh giá về Website. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm là nó không phải một tín hiệu để xếp hạng trang của bạn trên công cụ tìm kiếm.

Bounce Rate được tính như thế nào?

Bounce Rate được xem là một chỉ số ảo, đôi khi có thể gây hiểu lầm. Nếu người dùng vào trang Web nhưng không tìm được đúng thứ mình cần, họ sẽ thoát ra ngay. Do đó, một Website chất lượng cũng có thể sở hữu Bounce Rate khá cao.

Chỉ số này phải gắn với từng trang và tính cho từng trang web riêng biệt. Nó được tính bằng trung bình cộng của tỷ lệ thoát trang của tất cả các trang có trên site đó. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:

Công thức: Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem 1 trang trên Website/ Tổng tất cả các phiên truy cập vào Website đó

Những trường hợp dưới đây sẽ bị tính là phiên truy cập chỉ xem một trang duy nhất trên Website:

  • Người dùng đóng trình duyệt khi mới xem một trang.
  • Người dùng click chuột, sang một trang khác không thuộc Website của bạn.
  • Người sử dụng internet truy cập vào 1 trang khác bằng cách gõ URL trên thanh trình duyệt.
  • Người dùng vẫn ở lại trang đó. Tuy nhiên không phát sinh bất kỳ lượt truy cập, click chuột nào trên trang sau lượt đầu tiên.

Xem Bounce Rate bằng cách nào?

Khi đã hiểu hơn về Bounce Rate, hẳn bạn sẽ muốn biết cách kiểm tra tỷ lệ này trên Website của mình. Bạn có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau đây.

Kiểm tra Bounce Rate bằng Google Analytics

Google Analytics là một dịch vụ miễn phí của Google. Nó là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho công việc của các SEOer. Hiện tại, công cụ này có thể dễ dàng cài đặt chỉ sau vài thao tác.

Sau khi cài sau, bạn chỉ cần vào trang tổng quan của Website là có thể xem được tỷ lệ Bounce Rate. Từ đó, đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho Website của mình.

Kiểm tra Bounce Rate bằng SEOBeginner

Với phần mềm Web App SEO của SEObeginner, việc xem tỷ lệ thoát trang – Bounce Rate vô cùng đơn giản. Ngay tại Dashboard, bạn có thể nhìn thấy Bounce Rate được thể hiện rõ ràng thông qua những vòng tròn tỷ lệ đơn giản.

Bounce Rate như thế nào là tốt?

Rõ ràng, Bounce Rate là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng của Website. Vậy tỉ lệ này như thế nào là tốt?

Như đã nói, việc đánh giá Website thông qua Bounce Rate không thực sự chính xác. Tỷ lệ thoát cao hoàn toàn có thể do người dùng không tìm được thứ mình cần khi truy cập. Khi đó,  dù có nội dung tốt đến đâu Website cũng khó lòng giữ được người dùng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Bounce Rate tăng chóng mặt.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực SEO, tỷ lệ thoát trang của một Website nằm trong khoảng từ 20 đến 60% là an toàn. Nếu lớn hơn khoảng này, Website sẽ bị đánh giá là mang lại những trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Cách giảm tỷ lệ thoát trang

Rõ ràng, tỷ lệ thoát trang không phải một chỉ số có lợi. Nó ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín cũng như độ tín nhiệm của google đối với Website đó. Vậy làm sao để giảm tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả?

Cải thiện tốc độ tải – Load trang càng nhanh càng tốt

Rõ ràng, những website có tốc độ tải chậm luôn là điều khó chịu. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng tránh xa những website này.

Các nghiên cứu kỹ lưỡng đã chỉ ra, việc cải thiện tốc độ load trang cũng khiến tỷ lệ thoát giảm đi. Đặc biệt, nó còn mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Xem thêm: Dịch vụ SEO Intent 

Hạn chế sử dụng Pop-up

Những trang Pop-up là điều người xây dựng website ưa thích. Tuy nhiên, người dùng lại đặc biệt khó chịu, cảm thấy phiền hà bởi những yếu tố này. Đặc biệt, Google cũng rất ghét những trang pop-up phiền phức.

Khi các cửa sổ mới bật lên, người dùng thường nhanh chóng rời khỏi website. hành động này sẽ khiến thứ hạng của website ít nhiều bị ảnh hưởng.  Trong những trường hợp đặc biệt, website còn có thể bị google xử phạt.

Thu hút sự chú ý của người đọc bằng những nội dung tốt

Sử dụng cửa sổ Flyout là một cách tốt để thu hút người dùng và giảm tỷ lệ thoát. Đây là một trong những kỹ thuật giảm Bounce Rate được nhiều website sử dụng. Nó cũng góp phần điều hướng người dùng đến những trang khác một cách vô cùng hiệu quả.

Giảm thiểu nội dung quảng cáo

Quá nhiều quảng cáo khiến Website vi phạm những nguyên tắc quan trọng trong quản trị. Nó còn khiến người dùng có những trải nghiệm không tốt, gây khó chịu. Khi đó, họ sẽ không nhấp chuột và quảng cáo, thậm chí còn nhanh chóng thoát ra khỏi trang. Đây chính là yếu tố khiến Bounce Rate tăng lên nhanh chóng đấy.

Sử dụng những đường liên kết nội bộ

Còn một kỹ thuật khuyến khích người dùng tương tác với Website khác chính là sử dụng những đường liên kết nội bộ . Yếu tố này giúp người xem dễ dàng tìm hiểu những thông tin liên quan. Từ đó, tỷ lệ thoát trang sẽ giảm đi vô cùng nhanh chóng.

XEM THÊM:

Cải thiện, xây dựng Title và Description

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Meta Description và Title là điều không phải bàn cãi. Nếu thể hiện tốt điều này, bạn có thể khiến tỷ lệ thoát trang giảm đến mức tối thiểu đấy. Hãy nghiên cứu kỹ hơn về kỹ thuật viết bài SEO để nắm rõ điều này nhé.

Xây dựng nội dung đẹp hơn

Những hình ảnh, văn bản thiết kế bắt mắt sẽ khiến website hấp dẫn hơn. Hãy chú ý lựa chọn những hình ảnh đẹp, phù hợp với nội dung. Đồng thời sử dụng phông chữ đẹp để làm người đọc dễ chịu nhé. Những yếu tố này sẽ tăng khả năng dễ đọc, giữ người dùng ở lại trang lâu hơn đấy.

Cải thiện chất lượng của Website

Nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ thoát trang chính là do nội dung website. Chỉ cần cải thiện yếu tố này, bạn có thể dễ dàng giữ người dùng ở lại với website lâu hơn đấy.

Có thể thấy rằng, cải thiện tỷ lệ Bounce Rate thực sự là một bài toán khó. Nếu bạn không biết cách, hãy để Viết Bài Xuyên Việt giúp bạn nhé. Bạn sẽ không cần lo lắng, tìm hiểu Bounce Rate là gì và dùng nó ra sao nữa đâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *