Protocols là gì và chúng có đặc điểm như thế nào? Đây được xem là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, liên quan đến khoa học máy tính. Để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu về Protocols. Mời các bạn theo dõi những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.
Mục lục
Protocols là như thế nào?
Protocols là gì? Protocol hay còn được gọi là giao thức mạng. Đây là một tập hợp tất cả các quy ước để nhằm đảm bảo cho máy tính có thể trao đổi được các thông tin, dữ liệu với nhau đơn giản và nhanh chóng hơn. Nếu các máy tính muốn kết nối với nhau thì chắc chắn phải có chung giao thức mạng mới có thể thực hiện được.
Vì thế mà protocol được xem là quy tắc để có thể hình thành một mạng hoàn chỉnh và thực hiện các giao tiếp máy tình tốt nhất. Nếu kết nối mạng internet kém, không đủ truyền tải thông tin thì lỗi giao thức mạng sẽ xảy ra.
Khi thực hiện các giao thức thì các thực thể cần phải trao đổi nguồn dữ liệu, có chung một giao thức. Do đó, các thành phần trong giao thức sẽ bao gồm:
- Cú pháp: là những định dạng dữ liệu, phương thức đã được mã hóa và các mức tín hiệu nhất định
- Ngữ nghĩa: là các thông tin điều khiển, điều khiển lưu lượng và xử lý lỗi.
Khi có đầy đủ các thông tin giữa những thực thể thì thực hiện giao thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhanh chóng. Người dùng có thể nhận được thông tin nhanh chóng, dễ hiểu nhất.
Tìm hiểu thêm: Khám phá redis là gì và những đặc điểm của cơ sở dữ liệu
Cách thức hoạt động của giao thức mạng
Định nghĩa protocols là gì bạn đã hiểu được thì việc nắm rõ cách thức hoạt động của giao thức sẽ giúp bạn hiểu được nhiệm vụ của các quy ước mạng chung. Toàn bộ các hoạt động truyền dữ liệu đều được chia thành nhiều bước khác nhau nên mỗi bước sẽ có một giao thức riêng biệt gồm với những nguyên tắc riêng.
Máy tính gửi
Hoạt động của giao thức mạng chia thành 2 dạng, trong đó có máy tính gửi. Lúc này thì các dữ liệu cập nhật được thành nhiều dữ liệu nhỏ để xử lý nhanh chóng hơn. Sau đó điền thêm các thông tin địa chỉ vào dữ liệu nhỏ để máy tính nhận có thể biết được dữ liệu đó thuộc quyền sở hữu hay không. Cuối cùng là chuẩn bị dữ liệu và truyền đến máy tính nhận qua mạng internet.
Máy tính nhận
Khi đã có giao thức chúng thì máy tính nhận sẽ lấy gói dữ liệu và đưa vào máy tính nhận bằng cách thông qua card mạng. Tiếp tục gỡ bỏ gói dữ liệu, sao chép dữ liệu vào bộ nhớ đệm để nhằm tái lắp ghép. Sau đó thực hiện chuyển dữ liệu đã được tái lắp ghép vào chương trình ứng dụng mới có thể sử dụng.
Lưu ý khi thực hiện phải tiến hành từng bước để cả máy tính gửi và máy tính nhận có thể truyền tải. Hơn hết, các giao thức sẽ không thể giao tiếp được thành công với các máy tính dùng giao thức khác.
>>XEM THÊM: Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại TPHCM
Chức năng của giao thức
Chức năng nhiệm vụ protocols là gì? Giao thức mạng mang đến cho người dùng rất nhiều chức năng nổi bật, hữu ích như:
Đóng gói
Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển. Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói.
Phân đoạn và hợp lại
Các giao thức ở các tầng thấp cần phải chia nhỏ nên quá trình này sẽ được gọi là phân đoạn và ngược lại. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU.
Điều khiển liên kết
Việc trao đổi dữ liệu giữa các phương thức yêu cầu phải có độ liên kết và bảo mật cao. Nếu không đúng yêu cầu thì chất lượng dịch vụ sẽ giảm xuống. Do đó, trước khi có liên kết thì các thực thể phải được thiết lập chặt chẽ.
Giám sát
Sau chức năng phân đoạn và hợp lại thì protocols sẽ có chức năng giám sát. Các gói tin PDU sẽ lưu chuyển độc lập, không theo thứ tự như khi phát. Tuy nhiên, các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Trong đó, PDU có một mã tập hợp duy nhất và lần lượt theo thứ tự. Như vậy thì các thực thể nhận mới có thể khôi phục thông tin theo đúng bên phát.
Điều khiển lưu lượng
Điều khiển lưu lượng chính là khả năng tiếp nhận gói tin mà bên phát gửi đi. Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải thực hiện trong một số giao thức.
Điều khiển lỗi
Chức năng của protocols là gì? Đó chính là điều khiển lỗi kỹ thuật nhằm đảm bảo độ an toàn cho dữ liệu, tránh tình trạng rò rỉ hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.
Đồng bộ hóa
Đồng bộ hóa là chức năng quan trọng của protocols để khởi tạo, kiểm tra và hủy bỏ. Hai thực thể sẽ giao thức trong cùng một trạng thái thì sẽ không phải mất một khoảng thời gian để lưu chuyển thông tin.
Địa chỉ hóa
Muốn các thực thể có thể trao đổi thông tin thì cần phải có một địa chỉ cụ thể. Nếu không dữ liệu chuyển đi sẽ không đến đúng nơi. Như vậy, dữ liệu khi nhận sẽ nhận dạng được nhau và có thiết lập kết nối chặt chẽ.
Như vậy, protocols là gì đã được vietbaixuyenviet.com chia sẻ trong bài viết trên đây. Nếu bạn muốn cập nhật thêm kiến thức về lĩnh vực này thì hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.