Từ và chữ trong tiếng Việt: So sánh và nhận diện ngay

by Trần Thắng
613 views

Trong tiếng Việt hiện nay, cách sử dụng khái niệm từ và chữ có sự khác nhau khi dùng thuật ngữ cũng như cách nói trong giao tiếp thông thường. Vậy từ và chữ trong tiếng Việt và gì? Chúng có cấu tạo, đặc điểm như thế nào? Cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Từ và chữ trong tiếng Việt là gì?

Tu va chu trong tieng Viet 1

Theo nghĩa chuyên môn ngôn ngữ học:

“Chữ” được dùng để chỉ: Hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói – Đó là hệ thống mẫu tự riêng biệt cho mỗi ngôn ngữ.

“Từ” là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt câu. Chẳng hạn “Công nhân”, “Xây”, “Nhà hộ sinh” là 3 từ (ghép lại thành một câu trọn vẹn). Trong 3 từ trên, có từ 1 âm tiết, có từ 2 và 3 âm tiết.

Tuy nhiên trong cách nói hàng ngày, người Việt vẫn dùng “Chữ” để chỉ từ hoặc tiếng đó. Chẳng hạn, ta vẫn nói: Anh cứ viết dăm bảy chữ vào đây cho yên tâm; Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Một chữ bẻ đôi nó còn chưa biết… “Chữ” cũng còn là tên gọi thông thường của từ ngữ gốc Hán. Ví dụ: Nhân Tết đến, nhờ bác viết tặng cho em mấy chữ “Tâm”, “Trí”, Phúc”; Ngồi bắc chân chữ Ngũ; “Lá trúc che ngang mặt chữ Điền” (Hàn Mặc Tử)…

Trong những trường hợp phải nói chính xác, tốt nhất không dùng “Chữ” để người đọc khỏi bị nhầm lẫn với “Chữ cái” hay “Chữ viết” – Vốn thuộc phạm vi văn tự mà nên dùng là “Âm tiết” (hoặc có thể giải thích thêm: Chữ = âm tiết).

Sự khác nhau giữa từ và chữ trong tiếng Việt

Chữ là 1 tiếng (âm tiết)

Ví dụ: 2 câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vỹ – Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” → có 14 âm tiết, hay 14 chữ. Gọi tiếng (âm tiết) là chữ vì khi xưa chữ Nôm hay chữ Hán viết một tiếng bằng một chữ. Cần phân biệt chữ với chữ cái. Trong chữ BA có 2 chữ cái là B và A.

Từ có thể có kích thước bằng một chữ. Ví dụ trong 2 câu thơ trên đã dẫn, có 14 chữ và cũng là 14 từ nhưng từ thì có thể lớn hơn một chữ. Ví dụ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú”. “Lom khom” là 2 chữ nhưng gọi là 1 từ.

tu va chu trong tieng viet 1

Sự khác nhau giữa từ và chữ trong tiếng Việt

Đặc điểm và phân loại của từ

Đặc điểm

Về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn. Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.

Về cấu trúc: trong số các đơn vị dùng để đặt câu, từ là đơn vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ. Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.

Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa, ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

Phân loại từ

Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp: dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

  • Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).
  • Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

  • Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).
  • Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: loắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

Chúng ta thấy từ bao gồm có hai loại chính là từ đơn và từ phức. Từ đơn là loại từ có một tiếng còn từ phức có hai tiếng trở lên, từ phức có thể chia thành từ ghép và từ láy trong đó từ ghép là từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa, từ láy các tiếng có quan hệ với nhau bằng cách láy âm. Muốn biết từ đơn/ từ phức, từ ghép/ từ láy ta căn cứ vào số lượng tiếng và quan hệ nghĩa giữa các tiếng trong từ.

Xem Thêm >>

Những cặp từ tiếng Việt hay gây nhầm lẫn nhất

Thăm quan hay tham quan

Rất nhiều người nghĩ rằng “Thăm quan” mới là từ đúng nhưng rất tiếc, “Tham quan”- từ được nhiều người hiểu sai thành nghĩa khác. Chính xác phải gọi là “tham quan”. Có thể giải nghĩa nôm na là “Quan sát một địa danh hoặc một thắng cảnh nào đó”. Còn “Thăm quan” cũng có thể hiểu là “Thăm một khu di tích”. Nói chung là nói thăm quan sai cũng không hẳn…Nhưng đa số mọi người gọi là “tham quan”.

tu va chu trong tieng viet 2

Thăm quan hay tham quan

Tựu chung hay Tựu trung

Để tìm hiểu ý nghĩa của từng từ, chúng ta sẽ tách riêng từng từ ra để phân tích.Với từ “tựu” là đến, tề tựu, tất cả. Trung là ở giữa. Vì vậy, “tựu trung” có nghĩa như: “Tóm lại”. Cho nên từ đúng ở đây sẽ là “Tựu trung”. Bởi từ “ tựu chung” nghĩa của “chung” là “chung quy”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >> Dịch vụ viết bài chuẩn SEO

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >> Dịch vụ quản trị website

Sáng lạng hay Xán lạn

“Xán lạn”: tính từ, gốc tiếng Hán. Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sửa. Xán lạn: sáng sủa, tươi đẹp. Ví dụ: Cố gắng học tập là con người ngắn nhất dẫn đến thành công và có một tương lai vô cùng xán lạn. Như vậy, “sáng lạng” là cách viết sai nhé.

Kết luận

Bài viết trên Viết Bài Xuyên Việt đã giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về từ và chữ trong tiếng Việt. Mong rằng các bạn sẽ có sự phân biệt một cách chính xác và vận dụng hiệu quả trong việc học tập của mình.

You may also like

Leave a Comment