Âm tiết trong Tiếng Việt: Khái niệm, cấu tạo và đặc điểm

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau được gọi là âm tiết. Âm tiết trong tiếng Việt có cấu tạo gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Viết Bài Xuyên Việt để hiểu chi tiết hơn về âm tiết tiếng Việt bạn nhé.

Âm tiết trong Tiếng Việt là gì?

Lời nói của con người là một chuỗi âm thanh được phát ra kế tiếp nhau trong không gian và thời gian. Việc phân tích chuỗi âm thanh ấy người ta nhận ra được các đơn vị của ngữ âm. Khi một người phát ngôn Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, chúng ta nghe được những khúc đoạn tự nhiên trong chuỗi lời nói đó như sau:

Hà / Nội / mùa / này / vắng / những / cơn / mưa

Những khúc đoạn âm thanh này không thể chia nhỏ hơn được nữa dù chúng ta có cố tình phát âm thật chậm, thật tách bạch. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là những khúc đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm, và được gọi là âm tiết. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác. Vì vậy, việc nhận ra âm tiết trong tiếng Việt là dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ Ấn Âu. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một chữ.

âm tiết trong tiếng Việt

Cấu tạo của âm tiết trong tiếng Việt

Mỗi âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm. Trên thực tế không ai phát âm tách nhỏ cái khối đó ra được trừ những người nói lắp. Trong ngữ cảm của người Việt, âm tiết tuy được phát âm liền một hơi, nhưng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo lắp ghép. Khối lắp ghép ấy có thể tháo rời từng bộ phận của âm tiết này để hoán vị với bộ phận tương ứng của ở âm tiết khác. 

Ví dụ:

  • tiền đâu → đầu tiên (đảo trật tự âm tiết và hoán vị thanh điệu `)
  • hiện đại → hại điện (hoán vị phần sau iên cho ai)
  • nhỉ đay → nhảy đi (thanh điệu giữ nguyên vị trí cùng với phần đầu nh và đ)

Quan sát ví dụ trên ta thấy âm tiết tiếng Việt có 3 bộ phận mà người bản ngữ nào cũng nhận ra: thanh điệu, phần đầu và phần sau. Phần đầu của âm tiết được xác định là Âm đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vị tham gia cấu tạo. Phần sau của âm tiết được gọi là phần Vần. Người Việt chưa biết chữ không cảm nhận được cấu tạo của phần vần. Vào lớp 1, trẻ em bắt đầu đánh vần, tức là phân tích, tổng hợp các yếu tố tạo nên vần, rồi ghép với âm đầu để nhận ra âm tiết. 

Đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt

Có tính độc lập cao

  • Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
  • Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
  • Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.

âm tiết

Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ…

Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.

Xem Thêm >>

Có một cấu trúc chặt chẽ

Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó

Thanh điệu

Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Ví dụ: toán – toàn

Âm đầu

Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Ví dụ: toán – hoán

Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó

Âm đệm

Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Ví dụ: toán – tán

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >> Dịch vụ viết bài chuẩn SEO hỗ trợ 24/7

Âm chính

Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Ví dụ: túy – túi

Âm cuối

Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc…) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Ví dụ: bàn – bài

5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay còn gọi là đối hệ).

Kết luận

Bài viết trên Viết Bài Xuyên Việt đã giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về khái niệm, cấu tạo và đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt. Mong rằng các bạn nắm rõ những kiến thức trên để áp dụng phù hợp trong cuộc sống thường ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *