Nếu bạn đang thắc mắc không biết doanh thu thuần là gì? Có các nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Vậy thì những nội dung sau sẽ tại Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn có được thông tin giải đáp cụ thể và chi tiết về những vấn đề liên quan đến doanh thu thuần của công ty nha.
Mục lục
Khái niệm doanh thu thuần
Doanh thu thuần (Net Revenue) được hiểu là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ bớt đi các khoản giảm trừ doanh thu như:
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Các khoản chiết khấu thương mại
- Phí giảm giá hàng bán
- Doanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp nhân được lỗ hay lãi để xác định phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới.
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Tại đây thì Doanh thu thuần có mã số 10, là phát sinh bên nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” với bên có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Cách tính doanh thu thuần
Doanh thu thuần hiện được xác định bằng công thức:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây được hiểu là tổng các giá trị các sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
- Các khoản giảm trừ doanh thu được hiểu là các khoản bao gồm (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, và thuế giá trị gia tăng)
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Bên cạnh việc tìm hiểu doanh thu thuần là gì, bạn cũng nên cần biết doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng như thế nào từ các nhân tố bên ngoài. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần gồm:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Cụ thể, sản phẩm sản xuất ít sẽ có nhu cầu tiêu thụ lớn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn giúp doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao.
Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra vượt quá nhu cầu của thị trường điều này có thể dẫn đến tình trạng hàng hóa không tiêu thụ hết, hàng tồn kho nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh.
Do vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường từ đó xác định khối lượng sản phẩm để có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm thể hiện thông qua kiểu dáng, mẫu mã của hàng hóa. Nếu chất lượng sản phẩm cao thì giá bán sẽ cao và ngược lại, chất lượng không đảm bảo thì giá thành thấp. Chất lượng sản phẩm như thế nào sẽ quyết định mức độ tin tưởng của người tiêu dùng tới doanh nghiệp.
Yếu tố này thể hiện thông qua trình độ chất lượng nhân công của doanh nghiệp, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất cùng kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp.
Đặc biệt, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đồng thời cũng là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo ra sự cạnh tranh ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của một mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một kỳ cố định.
Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc giữ chữ “tín” với khách hàng là một điều quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là nhân tố quan trọng được nhắc đến ngay từ đầu khi định nghĩa doanh thu thuần là gì. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đồng nghĩa doanh thu bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại.
Tuy nhiên, khi tăng giá, khối lượng tiêu thụ hàng hóa thường có xu hướng giảm. Ngược lại, khi giảm giá cả thì khối lượng tiêu thụ sẽ có xu hướng tăng. Do vậy, trong một số trường hợp, tăng giá không phải biện pháp phù hợp để tăng doanh thu.
Việc giá cả tăng không hợp lý có thể sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng tồn kho hàng hóa làm doanh thu giảm xuống. Theo các chuyên gia kinh tế, giá cả tăng hay giảm nguyên nhân xuất phát một phần do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định. Chính vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra một chính sách giá hợp lý.
Chính sách bán hàng hợp lý
Chính sách bán hàng hợp lý là nhân tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ được thị trường chấp nhận giúp việc tiêu thụ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trên đây, viết bài Xuyên Việt đã chia sẻ cụ thể về doanh thu thuần là gì? cùng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm vốn kiến thức kinh tế hữu ích để giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động này càng tốt hơn.