CMO là gì? Vai trò của CMO ở công ty

 Đóng góp không nhỏ vào sự thành công của một doanh nghiệp chính là tính hiệu quả của những chiến dịch Marketing. Những chiến dịch này sẽ không thể thiếu được sự góp mặt của một người gọi là CMO. Vậy CMO là gì? CMO có vai trò như thế nào? Hãy cùng với Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu điều đó trong bài viết này nhé.

CMO là gì?

 CMO là viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer. Đây chính là vị trí Giám đốc Marketing, là một trong những chức vụ quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp. CMO sẽ có trách nhiệm về những chiến dịch Marketing cũng như báo cáo hiệu quả cho CEO.

 Hiện tại, vị trí CMO có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Họ đóng góp không nhỏ tới việc phát triển cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

CMO điều hành những hoạt động nào của doanh nghiệp?

 Tùy vào doanh nghiệp, mô hình công ty mà những hoạt động do CMO phụ trách có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết đều sẽ tham gia xây dựng, điều hành những hoạt động cụ thể sau đây của doanh nghiệp:

  • Xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện những chiến dịch Marketing.
  • Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng, thực hiện các cách đo lường hiệu quả của những chiến dịch Marketing.
  • Tham mưu về truyền thông, phát triển thương hiệu.
  • Thiết lập, duy trì quan hệ với đối tác, khách hàng, KOL…
  • Đào tạo nhân viên dưới quyền.

 > Xem thêm: Marketplace là gì?

Những công việc chính mà một CMO cần làm là gì?

 Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những công việc mà một CMO chịu trách nhiệm. Thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí này đấy.

Xây dựng và khẳng định thương hiệu

 Quản trị và xây dựng thương hiệu của công ty chính là trách nhiệm và cũng là gánh nặng đặt lên vai CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn, đồng thời biến họ trở thành khách hàng quen thuộc của mình. Điều này phụ thuộc vào sự tín nhiệm của thương hiệu cũng như uy tín.

 Trong kinh doanh, tài sản được xem là tài sản thương hiệu. Nó sẽ giúp định giá của thương hiệu đó một cách kỹ lưỡng. Và điều này chính là công việc quan trọng được điều hành, xây dựng bởi CMO.

Tạo dựng môi trường và văn hóa hợp tác, đào tạo nhân viên

 CMO không thể làm việc nếu chỉ có một mình. Vai trò của CMO là gì? Đó chính là lãnh đạo tập thể, kết nối những người làm việc cùng mình. Từ đó, phát triển công việc để đạt được hiệu quả cao nhất.

 Không chỉ vậy, CMO cũng là người tìm kiếm và nuôi dưỡng những nhân tài, thành viên có năng lực. Từ đó, phát huy tiềm năng làm việc của họ một cách hiệu quả.

 Một CMO giỏi chính là người có khả năng xây dựng không gian, văn hóa làm việc tốt cho doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến nhân viên dưới quyền của họ luôn cảm thấy thoải mái và cống hiến hết mình cho công việc.

 > Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh.

Nắm bắt những xu hướng Marketing mới nhất trên thị trường

 Marketing là lĩnh vực luôn biến chuyển, thay đổi mỗi ngày. Chính vì vậy, việc nắm bắt nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giúp nhận ra đâu là thương hiệu phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu hướng hiện tại.

 Việc lựa chọn đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng. Đồng thời, làm những khách hàng cũ của mình hài lòng. Chính vì vậy CMO luôn phải tìm tòi để nắm bắt những xu hướng Marketing mới nhất ở từng thời điểm.

Đánh giá hiệu quả của Marketing

 Những chiến dịch Marketing đều được xây dựng với mục tiêu rõ ràng. Trước khi tiến hành, việc tính toán được hiệu quả nó mang lại cho doanh nghiệp là gì có ý nghĩa rất lớn.

 Kết quả sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại hiệu quả làm việc của mình ra sao. Đồng thời, quyết định giữ nguyên hay thay thế những phương thức Marketing truyền thống.

 Việc đánh giá này yêu cầu CMO thực hiện một cách chi tiết, rõ ràng. Điều này thực sự không dễ dàng và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn khó nhằn.

Thấu hiểu tâm lý khách hàng

 Mục đích của Marketing chính là mở rộng tệp khách hàng của doanh nghiệp hết mức có thể. Chính vì vậy, việc thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng chính là một nhiệm vụ quan trọng mà CMO cần thực hiện.

 CMO sẽ phải đặt mình vào tâm thế của khách hàng. Từ đó, tìm hiểu xem sản phẩm của công ty mang lại lợi ích gì, khó khăn gì cho người sử dụng. Với những thông tin này,  CMO có thể can thiệp để điều chỉnh những thông tin của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu CMO là gì. Hy vọng, những thông tin này giúp ích cho kế hoạch kinh doanh của bạn. Nếu bạn có điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với Viết Bài Xuyên Việt để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *