Codeigniter Framework Là Gì? Ưu, Nhược Điểm

by Trần Thắng
175 views
Codeigniter Framework

Có thể bạn đã từng nghe đến nhiều loại Frameworks được xây dựng với ngôn ngữ lập trình PHP như: Laravel, Zend, CakePHP,… Mỗi loại frameworks này đều mang những ưu nhược điểm khác nhau để bạn cân nhắc chọn lựa cho phù hợp với dự án của mình. Trong số đó, Codeigniter Framework lại khá phổ biến. Theo bạn tại sao frameworks này lại được mọi người sử dụng nhiều đến vậy? Nếu muốn biết câu trả lời, hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt theo dõi ngay bài viết giải đáp về Codeigniter Framework là gì ngay dưới đây nhé! 

Codeigniter Framework là gì?

Codeigniter còn được gọi là PHP Framework Codeigniter hay viết tắt là CI Framework. Đây là một loại framework được xây dựng từ mô hình MVC (mẫu kiến trúc, mô hình lập trình cho trang web). Phiên bản đầu tiên của Codeigniter ra mắt vào ngày 28/2/2006.

Framework này giúp bạn có khung sườn xử lý cả 2 vấn đề là bảo mật PHP và PHP nâng cao để tạo ra những dự án khác nhau. Với người mới tìm hiểu về MVC thì Codeigniter Framework rất phù hợp bởi tính năng dễ học, tốc độ chạy nhanh chóng, nhà phát triển web không cần phải viết những đoạn code hỗn tạp, khó khăn. Ngoài ra, bạn còn có thể upload file, xử lý hình ảnh, tạo session và cookies đơn giản. 

Codeigniter Framework 1

CI Framework hoạt động theo cơ chế lưu các nội dung vào cache (bộ nhớ đệm) và check bộ đệm trước khi tiến hành thực hiện yêu cầu. Từ đó giúp trang website bạn xây dựng giảm số lần truy cập và xử lý các dữ liệu. Qua đó giúp tối ưu hóa tốc độ tải website. Một số tính năng cơ bản của Codeigniter Framework bao gồm :

  • Thông qua  active records hỗ trợ kết nối và tương tác đa nền tảng database
  • Hỗ trợ quản lý Session.
  • Định dạng và chuẩn hóa dữ liệu đầu vào.
  • Tăng độ truy xuất dữ liệu và giảm tải cho toàn trang để tăng tốc độ thực thi (Caching). 
  • Hỗ trợ giao diện web Template Engine hoặc sử dụng chính PHP tags hoặc để điều hướng trong Views.
  • Hỗ trợ Hooks, Class Extensions (các lớp ngòai) và Plugins.

TÌM HIỂU THÊM: Cách kiểm tra IP của Website bất kỳ đơn giản

Ưu điểm của Codeigniter Framework 

Để hiểu hơn về Codeigniter Framework là gì, hãy cùng xem framework này có ưu điểm gì nhé! Framework codeigniter có những ưu điểm mà các nhà phát triển website hay những lập trình viên không thể bỏ qua như: 

  • Dung lượng nhỏ gọn giảm đáng kể không gian lưu trữ: Để tải CodeIgniter 3, bạn chỉ tốn 2MB bao gồm cả file cài đặt và hướng dẫn sử dụng.
  • Hướng dẫn sử dụng rõ ràng: File hướng dẫn sử dụng Codeigniter được đính kèm bao gồm phần giới thiệu, hướng dẫn và tài liệu tham khảo cho các lập trình viên hoặc web developer thiết kế và hoàn thiện website của mình.
  • Khả năng tương thích tốt: Codeigniter 3 chỉ cần sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP 5.3.7. Nó còn có thể hoạt động tương thích với phần lớn các hosting riêng hay hosting chia sẻ. 
  • Thiết kế theo mô hình MVC (Model – View – Controller): Mô hình MVC giúp cho việc thiết kế, xử lý và bảo trì mã nguồn dễ dàng hơn nhờ tách phần giao diện hiển thị và xử lý của một phần mềm thành các phần độc lập. 

MVC

  • Hệ thống thư viện đa dạng: Framework Codeigniter cung cấp các thư viện như truy cập và kiểm tra cơ sở dữ liệu, gửi email,… giúp thực hiện những tác vụ phổ biến nhất trong lập trình web cho đến những nhiệm vụ nâng cao như mã hoá, bảo mật, XML – RPC,…
  • Cấu hình rất nhẹ: Phần lớn cấu hình của Codeigniter được thực hiện theo quy ước. Ngoài ra, còn có một số cấu hình có sẵn tùy chọn thông qua các tập lệnh trong thư mục “config”.
  • Tốc độ nhanh: Codeigniter được giới chuyên gia đánh giá là một trong những framework có tốc độ nhanh nhất hiện nay. Một máy chủ bình thường có thể đáp ứng được hàng triệu lượt truy cập/ngày. 
  • Không mất phí sử dụng: Framework Codeigniter được phát hành dưới giấy phép Apache/BSD mở rộng, người dùng được tự do sáng tạo, phát triển và phân phối mã nguồn mở. Nhiều website sử dụng Framework Codeigniter đã đạt được tiêu chuẩn MVC và hoạt động hiệu quả, lên top kết quả tìm kiếm nhanh chóng giữa hàng ngàn trang web trên Internet.
  • Hiệu quả SEO cao: Cấu trúc URL của Framework CodeIgniter thân thiện với các công cụ tìm kiếm như Google,… nên giúp cho website tăng thứ hạng nhanh.
  • Hệ thống được bảo mật: Codeigniter giúp ngăn ngừa XSS và SQL Injection, kiểm tra data chặt chẽ, giảm thiểu các nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập gây hại cho hệ thống.

Với nhiều tính năng nổi bật Codeigniter Framework đáp ứng gần như toàn bộ yêu cầu của người dùng

Nhược điểm của Codeigniter Framework 

Bên cạnh những ưu điểm thì bạn cần lưu ý một số nhược điểm của Codeigniter Framework như sau:

  • Chưa hỗ trợ kỹ thuật lập trình ORM (Object – Relational Mapping): Kỹ thuật lập trình này giúp các bảng của cơ sở dữ liệu được ánh xạ thành các đối tượng trong lập trình, giúp việc thực hiện các thao tác trong cơ sở dữ liệu thuận tiện và đơn giản hơn.
  • Chưa hỗ trợ công nghệ AJAX tạo ứng dụng cho website (Asynchronous Javascript and XML): Để thiết kế các website 2.0 dường như không thể thiếu AJAX nhằm tăng cường tương tác giữa hệ thống và người dùng. Đây là điểm yếu của Codeigniter khiến các lập trình viên/nhà phát triển web phải sử dụng thêm thư viện bên ngoài như Mootools, JQuery, Prototype, Script.aculo.us,… 
  • Chưa hỗ trợ một vài loại module thông dụng như với một số loại framework mã nguồn mở khác: Codeigniter chưa sở hữu các module hỗ trợ một số tác vụ cơ bản trong quá trình thiết lập và phát triển ứng dụng web như trình xử lý PDF, Chứng thực người dùng (User Authorization), trình phân tích RSS (RSS Parser,… 
  • Chưa hỗ trợ nguyên lý lập trình EDP (Event Driven Programming): Các luồng xử lý của hệ thống của EDP sẽ dựa vào các sự kiện, ví dụ như một cú click chuột, gõ bàn phím,… Dù vậy thì khuyết điểm này không phải là vấn đề lớn của Framework Codeigniter. 

EDP Event Driven Programming

Kết luận

Như vậy, những thông tin cơ bản về Codeigniter Framework là gì và những ưu nhược điểm của Framework đã được nêu lên trong bài viết. Hy vọng, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn hiểu hơn về một framework nhỏ nhưng có võ và được rất nhiều lập trình viên và nhà phát triển website sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về framework này và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhé!

You may also like

Leave a Comment