Việc nắm bắt chuẩn xác những thuật ngữ Content Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và khả năng học hỏi của bạn khi nghiên cứu chuyên sâu về ngành nghề này.
Có khá nhiều bạn tỏ ra hoang mang khi gặp phải một số thuật ngữ Content Marketing. Dưới đây chính là 20 thuật ngữ dùng trong Content Marketing thường hay dùng nhất.Cùng khám phá nhé!
Mục lục
1. Content Marketing
Chính là quá trình cho ra các nội dung mà độc giả hoặc KH tiềm năng của bạn đang tìm kiếm. Tại nội dung này họ có thể biết được đâu là nơi họ cần hoặc giai đoạn nên mua sản phẩm của bạn. Với xu hướng làm Inbound Marketing trong thời gian gần đây thì vai trò của Content Marketing ngày càng quan trọng.
2. Content Strategy
Content Strategy ( còn được hiểu là chiến lược nội dung) đây là việc đưa ra những định hướng, nguyên tắc, cách thức, nền tảng, chiến thuật,.. để từ đó xây dựng nội dung cho kênh tiếp thị.
Chỉ khi có được một chiến lược nội dung hiệu quả thì mới tạo nên được nền móng vững chắc của cấu trúc trang web, tạo ra sự khác biệt, nhắm chuẩn xác nội dung web cần bao quát. Đặc biệt là giúp đảm bảo tối đa nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, thương hiệu.
XEM NGAY: Dịch vụ quản trị nội dung website
3. Content Curation
Đây là quy trình xác định các nội dung có liên quan được tổng hợp từ nhiều nguồn, kênh khác nhau. Rồi tiếp tục chỉnh sửa chúng thành các nội dung logic, khoa học, hợp lý và phù hợp với độc giả.
4. Editor
Editor chính là các biên tập viên, đây là người có quyền đưa lên những nội dung vào nhiều kênh khác nhau thông qua những quy định, nguyên tắc cho trước. (Không phải chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào khi đưa ra nội dung).
5. Curator
Đóng vai trò tìm kiếm, chắt lọc những nội dung tốt cho những chủ đề được yêu cầu và đưa chúng tới độc giả.
6. Nurture
Là công đoạn gợi ý, cung cấp tất cả những thông tin mà KH tiềm năng đang kiếm tìm ở những giai đoạn tiếp khi thực hiện mua, bán sản phẩm/ dịch vụ.
7. Persona
Persona là một nhóm người có nhu cầu về nội dung hay giải pháp gì đó cần được giải quyết ngay lập tức.
8. Buyer Journey
Buyer journey gồm những nhu cầu về từ khóa, thông tin cùng các kênh được sử dụng trong một nhóm persona.
9. Content Map
Đây chính là một kho nội dung đáp ứng được các nhu cầu nội dung tại cả một quá trình Buyer Journey.
10. Editorial Calendar
Đây chính là lịch trình của các nội dung đang được xuất bản theo chủ đề tại những kênh khác nhau với từng nhóm persona riêng biệt.
11. Editorial Guidelines
Là các yêu cầu về thể loại, phong cách, chủ đề nội dung đối với từng kênh khi thực hiện xuất bản thông tin.
12. Channel Manager
Chính là nhóm người chia sẻ, phát tán các nội dung nhất định trên các kênh cố định như G+, Zalo, Facebook,…
13. Response Manager
Vai trò của nhóm người này chính là lắng nghe, theo dõi, quan sát các tương tác trên mạng xã hội, thực hiện một vài quyền hành nhất định để đại diện cho công ty đưa ra các tương tác như trả lời, bình luận,…
14. CopyWriting
Copywriter là những người nắm bắt vai trò sản xuất nội dung sáng tạo (gồm có Chữ, văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Tất cả những hoạt động Copywriting đều phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, truyền thông sản phẩm/dịch vụ… trong những chiến dịch marketing tại doanh nghiệp.
Họ cũng là những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi chỉ có nội dung thu hút, sáng tạo thì mới truyền được thông điệp chính xác tới nhóm KH mục tiêu. Từ đó mới tạo dựng được niềm tin và kích thích họ hành động. Lấy ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn phải làm công việc tương tác để tạo niềm tin, lòng trung từ khách hàng với doanh nghiệp.
XEM NGAY: Cách tối ưu SEO cho Fanpage
15. Content Shock
Đây chính là sự bùng nổ content bởi hiện nay hoạt động content marketing ngày càng phổ biến và xuất hiện tràn ngập. Nên chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng nội dung tự sụp đổ do chính các đối tượng đã tối đa hóa khả năng để tiêu thụ nó.
16. Cornerstone Content
Đây được hiệu là nội dung nền tảng, nó gồm những thông tin cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong các trang web để trả lời được các câu hỏi phổ biến, làm sáng tỏ vấn đề, hoặc bao gồm tất cả những yêu cầu cần thiết.
Quan trọng nhất chính là cần tạo ra được những nội dung hấp dẫn, có giá trị hấp dẫn nhất, thể hiện chúng thông qua từ ngữ. Tại trang có nội dung nền tảng thì chắc chắn sẽ có thể hỗ trợ độc giả hoàn toàn thông qua việc thu gom hết nội dung cùng về một chủ đề tại cùng một nơi.
Khi sản xuất nội dung bạn sẽ phải liên kết tới những trang nền tảng gồm bài viết, blog để đưa độc giả tới cùng một chủ đề phổ biến mà bạn đang viết trên trang.
Ở từng trang nội dung nền tảng thì sẽ cần có một trang chủ gồm những nội dung liên quan. Tại đây có những nhóm thông tin cần thiết, cơ bản và không thể thiếu.
Cũng tại trang nền tảng bạn cũng có thể làm nổi bật được các nội dung lưu trữ quan trọng nhất, thu hút tối đa các liên kết, tăng lượng truy cập lớn.
17. Keyword
Đây chính là thuật ngữ dùng để xác định nội dung trên một website. Từ khóa sẽ xuất hiện ở tiêu đề chính, phụ, đồng thời được lặp nhiều lần trong 1 bài viết. Từ khóa thường sẽ được xác định cụ thể trong khâu quản lý nội dung.
Từ khoá sẽ được tìm kiếm và xây dựng thông qua các công cụ để tạo nên chủ đề cho 1 trang web cụ thể. Nó càng phát huy được hiệu quả tối đa khi viết trang văn bản. Công cụ tìm kiếm sẽ không thể xác định hay tìm kiếm được nội dung cho tệp video,âm thanh, nên việc tìm kiếm từ khóa sẽ đóng vai trò nền tảng, quan trọng nhất khi sản xuất ra nội dung cho độc giả.
18. Link Building
Là thuật ngữ chỉ xây dựng liên kết giữa những nội dung trực tuyến. Thông qua Link Building, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể thu thập được thông tin và tìm kiếm chính xác nội dung cần viết ở web. Đây cũng là loại tiền tệ của người viết nội dung. Nên nhớ càng có nhiều liên kết chất lượng hướng tới 1 trang thì trang đó càng có thứ hạng cao trên google.
XEM NGAY:
19. Blogging
Chính là nơi xuất bản nội dung, bạn cũng có thể hiểu đơn giản từ “blog” từ được viết ngắn đi của “weblog”, nó là sự kết hợp hoàn hảo của “web” và “log”. Vào những năm 1990, viết blog thường viết giống như nhật ký. Tuy nhiên sang tới năm 2000 nghìn thì hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để thống trị xuất bản trực tuyến.
20. Infographic
Infographics là một loại áp phích kỹ thuật số gồm có rất nhiều thông tin như sự việc, hình ảnh , font chữ đẹp, hấp dẫn và bắt mắt. Đồng thời nó cũng có rất nhiều loại.
Infographics nếu có sự kết hợp hoàn hảo giữa văn bản và hình ảnh thì có thể đạt được hiệu quả tối đa khi truyền đạt một sự kiện có liên quan tới chủ để nhất định.
Phần lớn các nghiên cứu hiện nay đều chúng minh rằng, nếu các doanh nghiệp sử dụng infographics thì số lượng người truy cập sẽ tăng gấp 12% so với việc không sử dụng.
Nói một cách dễ hiểu, khi dùng infographic sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn so với một bài viết chỉ có toàn chữ là chữ.
Tuy nhiên để sở hữu một Infographic tốt thì chắc chắn người làm sẽ cần phải đầu tư rất nhiều thời gian công sức. Do đó, hãy làm thật kỹ nó ngay từ ban đầu, cần biến Infographics thành một sản phẩm đẹp và ấn tượng cực mạnh. Và chắc chắn đối tượng bạn đang hướng tới sẽ yêu thích.
Trên đây là những thuật ngữ Content Marketing thường gặp. Hy vọng bạn có thể nhận được nhiều thông tin hay và đừng quên ghé thăm chuyên mục thường xuyên nhé để cập nhật thêm nhiều kiến thức có liên quan tới lĩnh vực!