Schema là gì? Cấu trúc cho từng loại Schema

by Trần Thắng
89 views
Schema cho website

Trong thời buổi công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc như hiện nay, việc ứng dụng lợi ích của Internet là không thể bỏ qua. Bởi tại đây, bạn sẽ có thể kết nối và tiếp cận mọi người ở khắp mọi nơi. Việc tạo ra một website chính là công cụ để bạn thực hiện điều đó. Và để website của bạn có thể được đến gần hơn với người xem thì cần xem xét và sử dụng đến Schema. Vậy bạn có biết Schema là gì? Hãy cùng Vietbaixuyenviet.com xem thông tin đánh giá trong bài hé lộ cho bạn Schema là gì và ứng dụng trong SEO ra sao ngay sau đây nhé!

Schema là gì?

Đến đây, chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng muốn biết về khái niệm mới Schema là gì phải không nào? Viết Bài Xuyên Việt xin tiết lộ rằng Schema hay bạn có thể nghe đến tên khác là dữ liệu siêu cấu trúc. Đây chính là đoạn mã code tương đối ngắn được gắn trực tiếp vào phần HTML của một website. Nó có tác dụng phân loại, định dạng và hiển thị các nội dung đặc thù cho một kết quả tìm kiếm của người dùng. 

Hay đó là các thông tin giúp Google nhận diện chủ đề chính xác của website và hiển thị nội dung trực quan nhất cho người sử dụng. 

Vậy có phải loại website sẽ bị giới hạn phần nào để có thể sử dụng Schema không? Câu trả lời là: Schema được phép gắn vào bất cứ loại website nào dù đó là website chuyên về ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ gì cũng đều được mà không bị ảnh hưởng.

Tại sao nên dùng Schema cho website của bạn?

Theo như lý giải ở trên, bạn đã phần nào hiểu về Schema là gì rồi đúng không nào? Vậy đến đây bạn hãy khám phá ngay những ưu điểm mà Schema đem đến cho website, từ đó sẽ giúp bạn mạnh dạn khám phá và ứng dụng Schema vào thực tiễn hơn nhé.

Schema

Google và các công cụ tìm kiếm khác thì ngày càng đặt thêm nhiều tiêu chuẩn mới, đòi hỏi sâu hơn về những thông tin được đưa vào các website. Vì thế việc sử dụng Schema sẽ đem đến bạn những lợi ích như sau: 

  • Giúp đơn giản hóa công cụ tìm kiếm các thông tin từ website. Qua đó, Schema gián tiếp làm khả năng tăng thứ hạng trang web của bạn, đẩy lên các kết quả tìm kiếm gần nhất với người sử dụng. Điều đó sẽ giúp cho lượng truy cập của khách hàng vào website của bạn không bị mất đi. 
  • Hỗ trợ cho những chú bot của Google có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin website. Và tất nhiên, website của bạn càng đáp ứng đầy đủ các thông tin cần có thì thứ hạng trên top của Google là điều không hề khó khăn tí nào. 
  • Schema giúp Google có thêm cơ sở dữ liệu thứ 3 ngoài dữ liệu chính trong nội dung web và những backlinks trỏ tới để đánh giá chi tiết, chính xác hơn các thông tin.
  • Việc dùng Schema sẽ giúp website của bạn được vận hành trơn tru, hạn chế bị ngăn cản bởi hệ thống bảo vệ máy tính khỏi những phần mềm độc hại (sandbox).
  • Hầu hết các link dẫn trong bài viết của trang web đều được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm tương tự nếu website của bạn có sử dụng Schema.
  • Không chỉ các đường link mà cả những video nếu được gắn vào website thì chúng cũng sẽ xuất hiện trong phần tìm kiếm Video của Google.

Tìm hiểu thêm: 

Cấu trúc của Schema trong từng loại website

Hiểu rõ Schema là gì? Nắm rõ các lợi ích mà nó đem đến cho website nhưng vận dụng Schema vào thực tiễn là điều không hề dễ dàng với những bạn chưa có kinh nghiệm. Thấu hiểu khó khăn ấy, Viết Bài Xuyên Việt sẽ mách bạn bí quyết tối ưu website với Schema cực kỳ dễ dàng ngay phần thông tin sau đây. 

Cấu trúc Schema với web thương mại điện tử

Các Schema đánh dấu sản phẩm (Product) và số lượng (Offer) gồm giá và trạng thái sản phẩm. Bạn cũng nên lưu ý rằng: việc đánh đánh dấu số luông là một yếu tố bắt buộc cần phải có để giá xuất hiện trong phần SERPS của anh chàng khó tính “Google”. 2 thuộc tính bắt buộc cần phải có trong cấu trúc Schema với web thương mại điện tử đó là:  

  • Với cấu trúc Schema Product chỉ cần có “tên”
  • Với cấu trúc Schema Offer yêu cầu phải có “giá bán”

Bài viết trên website của bạn càng được tính nhiều sao trên thang điểm từ 1 đến 5 sao của Google thì xếp hạng đánh giá độ uy tín của thương hiệu sản phẩm càng tốt. Khi đó, khả năng tiếp cận sẽ rộng rãi hơn với các khách hàng. Bạn có thể đánh dấu bài viết bằng thuộc tính bestRating giúp tăng tỉ lệ đánh giá xếp hạng đó.

Schema Product

Cấu trúc Schema với website của nhà xuất bản (Publisher Sites)

Nếu trang web của bạn thuộc loại web của nhà xuất bản, bạn sẽ lựa chọn các thuộc tính thích hợp nhất với khuyến nghị mà cấu trúc News Article hay BlogPost caug đưa ra. Việc chọn thuộc tính nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung trong trang web bạn đang tạo dựng.  

Một số thuộc tính bắt buộc cho trang web của nhà xuất bản như “tiêu đề”, “hình ảnh”, “ngày xuất bản”. Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề này và có lựa chọn đúng đắn để bài viết của bạn được xuất hiện qua cả những tìm kiếm chuyên sâu.

Cấu trúc của Schema với web của doanh nghiệp

Cấu trúc Schema Rating Markup ngoài sử dụng cho web thương mại điện tử có thể sử dụng cho web của doanh nghiệp để đánh giá khi nhiều web khác có cùng thứ hạng. Đặc biệt, bạn nên dùng cấu trúc của LocalBusiness và PostalAddress để chỉ ra chính xác địa chỉ doanh nghiệp ở đâu, giờ mở – đóng cửa, thanh toán bằng những phương thức nào và nhiều thông tin đa dạng khác.

Cấu trúc Schema trong những website sự kiện

Những website tổ chức sự kiện, buổi biểu diễn nghệ thuật hay lễ hội âm nhạc có thể tận dụng các “Event” và tạo ra các đoạn trích chi tiết về sự kiện hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể quảng bá cho các sự kiện được tổ chức qua Sơ đồ tài liệu của Google. 

Cấu trúc Schema với web công thức

Schema Recipe

Bạn có thể dùng các đoạn mã Schema Recipe để khai báo dữ liệu cho website công thức. Thuộc tính bắt buộc chỉ cần “tên”. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Google chỉ cho hiển thị tối thiểu 2 thuộc tính trong số các thuộc tính như: 

  •  Preptime, cookTime, TotalTime.
  • Thuộc tính hình ảnh.
  • Phần thông tin dinh dưỡng.
  • Hoặc phần đánh giá bài viết.

Cấu trúc Schema với web cá nhân (Schema Personal Markup)

Các trang web cá nhân (Person) có thể được thừa nhận kết quả của Đồ thị tri thức. Bạn cần theo dõi chắc chắn Lược đồ và đánh giá dữ liệu cấu trúc Schema của mình, và tất nhiên bạn cần đảm bảo rằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc mà Google đã đặt ra.

Sau khi tạo Schema cho website của mình, bạn cần thực hiện lần lượt 3 bước để khai báo Schema cho website đã tạo:

  • Bước 1: Truy cập đường dẫn http://schema.org/docs/full.html. Khi đó, các ô sẽ hiển thị danh mục thích hợp cho website.
  • Bước 2: Tiến hành các bước khai báo theo yêu cầu sẵn có trong trang hiển thị.
  • Bước 3: Cập nhật website sau khi khai báo xong ở bước 2. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng công cụ quản trị website Google Webmaster và nắm bắt tình hình website.

Schema Personal Markup

Việc tạo một Schema sẽ không quá khó khăn nếu bạn thực sự nghiêm túc và nỗ lực. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ rằng với các website gồm có số lượng trang hoặc bài viết lớn thì cần nhiều thời gian để thực hiện tạo Schema cho tất cả các trang/bài viết đó.

  • Lưu ý: Trong WordPress bạn nên tận dụng plugin để tạo Schema cho các trang web. Còn với các website thông thường bạn có thể thêm Schema theo cách thủ công.
  • Ngoài ra, nếu chưa có kinh nghiệm và thuần thục trong tạo Schema, bạn có thể kết hợp với sự hỗ trợ từ các lập trình viên, người thiết kế website cho bạn. Họ sẽ giúp đỡ bạn thêm các đoạn mã Schema vào website hay tạo việc thêm chúng một cách tự động thay vì làm thủ công.

Kết luận

Như vậy, với những chia sẻ trong bài viết hé lộ cho bạn Schema là gì và ứng dụng trong SEO ra sao chắc bạn đã hiểu rõ hơn về công cụ này rồi phải không? Viết Bài Xuyên Việt hy vọng bạn có cái nhìn đúng đắn, hợp lý nhất về Schema là gì. Với một công cụ tuyệt vời như Schema để thực hiện SEO ONPAGE hiệu quả thì còn gì bằng. Và từ đó ứng dụng nó trong việc phát triển, tăng sức mạnh thứ hạng website hiệu quả, phục vụ tốt cho công việc. Đừng bỏ lỡ một công cụ hữu ích như vậy nhé. Chúc các bạn thành công với mọi dự định của mình!

You may also like

Leave a Comment