Với những người làm SEO thì việc quan tâm đến những thuật toán của công cụ tìm kiếm Google rất quan trọng. Một thuật toán như Google Sandbox xuất hiện thường xuyên nhưng lại không phải ai cũng hiểu rõ, đặc biệt với những SEOer chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bỏ qua và để website của bạn dính Google Sandbox sẽ là một thiếu sót lớn của SEOer. Vậy thuật ngữ Google Sandbox là gì? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu ngay thuật ngữ Google Sandbox là gì? Và cách khắc phục tình trạng website khi bị kìm hãm bởi Google Sandbox nhé!
Mục lục
Google Sandbox là gì?
Google Sandbox là một thuật ngữ ẩn dụ, chỉ thái độ gắt gao của Google trong việc kiểm soát, “quản chế” website trong những chiếc “hộp cát”. Các chiếc hộp này sẽ kìm hãm việc một số website mới được xây dựng lại có thứ hạng cao trên top kết quả tìm kiếm. Thời gian bị kiểm soát của website không phải vĩnh viễn, nếu bạn hoàn thiện nội dung web tốt hơn và đạt đúng yêu cầu của gã khổng lồ Google thì trong vòng thời gian gắn khoảng 2 tháng hoặc ít hơn, website của bạn sẽ được giải thoát khỏi “lao tù”.
Thông thường, một website khi mới thành lập, các SEOer sẽ cố gắng tối ưu web bằng cách thêm lượng lớn backlink (có thể thuê dịch vụ backlink) hoặc dồn ghép nội dung bài viết. Điều này gây sự chú ý của trình thu thập dữ liệu từ Google và lập tức bị Google nhận định là spam và đưa vào Sandbox để quản chế.
Không nhiều người có thể chắc chắn về sự tồn tại của Google Sandbox, nhưng nó thực sự cần thiết nhằm mục đích hạn chế việc người dùng tiếp cận nhiều website chất lượng kém, spam. Từ đó, Google sẽ tăng tính trải nghiệm của người dùng.
Cách nhận biết website bị Google Sandbox
Nếu đã biết đến hình phạt Google Sandbox là gì thì có cách nào để nhận biết website bị Google Sandbox không? Dưới đây là gợi ý cho bạn:
Dấu hiệu web bị Google Sandbox
Trước tiên, hãy xem website của bạn có xuất hiện những dấu hiệu sau hay không:
- Website ngày càng bị trượt dốc trong kết quả xếp hạng dù đã tối ưu mọi cách.
- Keyword không nằm trong top 100 và không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
- Mức độ web bị dính Google Sandbox nặng nhất là khi kiểm tra trên Google thì không thấy có bất cứ kết quả nào về web của bạn.
Đây là những dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy rằng website của bạn có thể đã bị Google Sandbox. Bạn nên nhận biết càng sớm thì cơ hội khắc phục để hạn chế thời gian bị càng cao.
Cách kiểm tra web bị Google Sandbox
Nếu thấy những dấu hiệu trên, hãy tiến hành kiểm tra ngay website của bạn có bị Google Sandbox với 2 cách dưới đây:
Cách 1. Sử dụng công cụ tìm kiếm để kiểm tra
Bạn có thể tìm kiếm web của mình trên một số công cụ tìm kiếm khác Google như: Bing, Yandex, Cốc cốc, Firefox… Nếu trên các công cụ này, website của bạn vẫn hiển thị thì chính xác đã bị Google Sandbox.
Cách 2. Sử dụng công cụ quản trị website Webmaster Tool:
- Bạn tìm chọn mục “Lưu lượng tìm kiếm” → “Tác vụ thủ công”. Tại mục này, Google sẽ thông báo nguyên nhân và hình phạt cho web của bạn.
- Hoặc bạn có thể đăng ký nhận thông báo gmail từ Webmaster Tool khi web của bạn bị dính Google Sandbox.
Có thể bạn cần biết:
Cách khắc phục để thoát khỏi Google Sandbox
Có nhiều người đưa ra ý kiến rằng khi bị Google Sandbox thì bạn nên bỏ luôn website đó đi để xây dựng web mới. Tuy nhiên, dù khi bạn xây dựng web mới thì vẫn không ai đảm bảo nó hoàn toàn tránh được mà lại tốn công sức và chi phí hơn. Hay thậm chí những web đã có thương hiệu thì việc bỏ web lại càng không phù hợp. Vậy cách khắc phục để thoát khỏi Google Sandbox là gì? Để giải quyết những vấn đề này, bạn hãy lưu ý những cách sau đây:
Xây dựng website có nội dung thực sự chất lượng
Mục đích của mọi thuật toán Google nói chung và của Google Sandbox nói riêng đều nhằm cung cấp những website có nội dung chất lượng cho người dùng. Vì vậy, bạn hãy chú trọng về nội dung web. Hãy đăng tải những bài viết có chất lượng lên web. Nội dung bạn đăng tải phải thật sự thu hút, lôi cuốn, đảm bảo cấu trúc tối thiểu của một bài viết chuẩn SEO. Ngoài ra việc sử dụng Semantic Keywords cũng là giải pháp giúp bot Google hiểu hơn những gì đang được đề cập trong bài viết.
Bạn nên thường xuyên cập nhật nội dung web theo tần suất lý tưởng 1 bài/ngày để thu hút lượng lớn các “fan cứng” ghé thăm mỗi ngày. Trong trường hợp website của bạn bị đối thủ chơi xấu, hãy báo cáo ngay với Google để được giải quyết thoát khỏi Google Sandbox trong thời gian sớm nhất có thể nhé.
Hạn chế tối đa những thủ thuật SEO mũ đen
Bạn cần rà soát và gỡ bỏ tất cả những link ẩn, backlink kém chất lượng trên website của bạn. Các backlink giữ lại cần chăm chút kỹ nội dung hơn. Một backlink thực sự chất lượng phải được trỏ về từ những trang có nội dung cùng lĩnh vực, lượng truy cập cao.
Việc này có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn nhưng thứ hạng sẽ được cải thiện dần và khi lên top thì khó bị tụt hạng. Các link nội bộ cũng phải được tối ưu và chỉ đặt những link thật sự liên quan, cần thiết để điều hướng người dùng đến những thông tin hữu ích, mở rộng thêm phần đã tìm hiểu.
Tạo lại sitemap và submit lên Google Webmaster Tool
Nếu đã khắc phục lỗi và xây dựng nội dung website để thoát khỏi hình phạt Google Sandbox trong thời gian sớm nhất, thì bây giờ việc bạn cần làm là hãy tạo lại sitemap và submit lên Google Webmaster Tool để Google nhận những tín hiệu tốt từ web của bạn. Và đó sẽ là cơ sở để Google xem xét cho bạn thoát khỏi sự quản chế của Google Sandbox.
Cuối cùng, bạn chỉ có thể kiên nhẫn duy trì các công việc trên và chờ đợi kết quả từ Google. Nếu các cách bạn làm hiệu quả thì Google sẽ nhanh chóng gỡ bỏ sự quản chế của Sandbox thôi. Còn nếu, thứ hạng website của bạn vẫn không hề thay đổi, hãy kiểm tra thử xem Website của bạn có bị khống chế bởi những thuật toán khác của Google hay không nhé.
Kết luận
Trên đây là bài viết Viết Bài Xuyên Việt giải thích cho bạn Google Sandbox là gì? Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo những thông về dấu hiệu nhận biết, cách kiểm tra và khắc phục khi website bị Google Sandbox. Hãy tìm hiểu thật kỹ và đừng để website của bạn bị quản chế thời gian quá dài, tránh hao tổn công sức, chi phí. Chúc các bạn xây dựng website uy tín, chất lượng và đạt thứ hạng cao trên bảng phong thần của gã khổng lồ Google nhé!