Google RankBrain – Hệ thống máy học được ra đời tác động trực tiếp đến kết quả tìm kiếm trên bảng xếp hạng của Google. Khi RankBrain chính thức góp mặt vào việc đánh giá thứ hạng của web đã khiến cộng đồng SEO không ít lần chao đảo. Nếu bạn thực sự hứng thú và nghiêm túc trên sân chơi Google với chiến thuật SEO website thì bạn cần nắm rõ Google RankBrain là gì? Nó tác động như thế nào với website? Cách cải thiện SEO cùng thuật toán RankBrain ra sao?
Không cần phải mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin về Rankbrain là gì, mà ngay bây giờ mời bạn hãy “nắm tay” Viết Bài Xuyên Việt khám phá những bí ẩn trong con tàu mang tên Google RankBrain nhé.
Mục lục
Google RankBrain là gì?
Google RankBrain là hệ thống máy học (AI) được ra đời nhằm giúp gã khổng lồ tìm kiếm Google sắp xếp, sàng lọc các kết quả tìm kiếm phù hợp với truy vấn của người dùng, được ra mắt vào ngày 26/10/2015. Google RankBrain còn được mệnh danh là “kẻ ứng biến siêu tốc”, vậy vì sao mà nó này lại được nhắc đến với một danh xưng như thế?
Có thể bạn đã biết, hầu hết các thuật toán của Google như: Google Panda, Google Zebra, Google Penguin v.v…đều được những kỹ sư mã hóa thủ công bằng tay, và được cập nhật thủ công theo thời gian.
Thế nhưng, khi Google RankBrain ra đời thì công việc của các kỹ sư Google dường như trở nên nhẹ nhàng hơn, bởi nó là một cỗ máy có khả năng tự động điều chỉnh theo truy vấn của người dùng. Cụ thể, RankBrain có thể tự tăng hoặc giảm tầm quan trọng của Backlink, sự độc đáo của nội dung v.v… Sau đó, kết hợp cùng truy vấn mà người dùng đang tìm kiếm và khả năng mà họ tương tác trên từng kết quả hiển thị như thế nào, từ đó sẽ quyết định thứ hạng của một website.
Bạn cần lưu ý rằng, RankBrain không phải là một thuật toán, mà nó chính là sự bổ sung, khắc phục những khuyết điểm còn tồn đọng của thuật toán Google Hummingbird.
Cách vận hành của Google RankBrain
Để thích nghi và ứng biến theo từng truy vấn của người dùng, cỗ máy học RankBrain cần phải hoàn tất tốt 2 nhiệm vụ chính:
- Nó phải thực sự hiểu được từ khóa tìm kiếm hay truy vấn của người dùng.
- Google RankBrain phải biết cách đo lường sự hài lòng của người dùng trên mỗi kết quả trả về.
Nói thì dễ nhưng làm thực sự không hề dễ dàng tí nào, phải làm sao vừa hiểu được truy vấn của người dùng mà lại vừa đoán được “tâm tư tình cảm” của họ? Với Google RankBrain mọi việc được kiểm soát vô cùng đơn giản.
Làm thế nào Google hiểu được từ khóa bất kỳ mà bạn đang tìm kiếm?
Ngược dòng thời gian trở về vài năm trước đây khi Google dang phải lao đao với 1 vài vấn đề về các từ khóa chưa từng xuất hiện trước đó. Mặc dù những từ khóa này chỉ chiếm con số vỏn vẹn 15% nhưng cộng dồn liên tục có đến 450 triệu từ khóa mới như thế thì gã khổng lồ Google phải hoạt động “mệt mỏi” lắm đây.
Và tất nhiên, không phải vì chưa từng xuất hiện mà Google không trả về truy vấn cho người dùng. Thay vào đó, nó sẽ tìm kiếm bằng cách tách từng từ trong cụm từ khóa. Chẳng hạn, với truy vấn “tẩy tế bào chết cho da”, các chú bot của Google sẽ phân tán và tìm các trang có chứa từng từ khóa “tẩy”, “tế bào chết”, “cho da”.
Kể từ khi Google RankBrain ra đời thì kết quả tìm kiếm theo truy vấn của người dùng đã đạt tỷ lệ chính xác 100%, bởi Google có thể hiểu rõ toàn bộ cụm từ “tẩy tế bào chết cho da” mà không cần phải tách ra từng từ như trước đây. Vậy bằng cách nào cỗ máy học RankBrain có thể đoán đúng những gì bạn đang mong muốn?
Để làm được điều này, Google RankBrain đã khớp các từ khóa mà nó chưa từng thấy trước đây với những từ khóa đã từng gặp trước đó, cuối cùng trả về kết quả chính xác đúng như mong muốn mà người dùng đang cần.
Làm thế nào Google RankBrain đo lường sự hài lòng của người dùng?
Yếu tố đầu tiên hiểu và đoán đúng truy vấn của người dùng đã được giải quyết thỏa đáng, vậy còn công việc thấu hiểu “tâm tư tình cảm” thì hệ thống trí tuệ nhân tạo Google RankBrain sẽ giải quyết bằng cách nào. Quá trình Google RankBrain quan sát sự hài lòng từ những tìm kiếm của người dùng được mô tả tổng quan theo sơ đồ bên dưới:
Nhằm giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cách RankBrain đo lường mức độ tin tưởng từ người dùng và tác động đến thứ hạng của một trang web, Viết Bài Xuyên Việt sẽ gửi đến bạn ví dụ như sau:
Ví dụ về cách Google RankBrain đo lường sự hài lòng của bạn
Chẳng hạn, bạn truy vấn trên Google với cụm từ khóa “Tẩy tế bào chết cho da” với hàng loạt các gợi ý từ công cụ tìm kiếm bạn nhìn thấy tiêu đề của kết quả số 3 đã thực sự thu hút và nhấp vào để tìm hiểu. Quả thật, từng dòng content trong bài viết này đang khiến bạn thực sự hứng thú và sáng tỏ vấn đề đang cần tìm hiểu. Lúc này, cỗ máy học RankBrain của Google đã lưu ý và ghi nhận hành vi của bạn rồi đấy nhé.
Sau khi tìm hiểu thỏa mãn nhu cầu, bạn trả về trang tìm kiếm và nhấp vào kết quả đầu tiên, nhưng nội dung cung cấp bên trong lại khá dài dòng và không đáp ứng những gì bạn cần. Tất nhiên lúc này bạn sẽ thoát ra ngay mà chẳng phải chần chừ chi. Google RankBrain cũng đã nhận thấy điều này.
Và nếu nhiều người có cùng suy nghĩ với bạn và hành động tương tự như trên, nhấp vào kết quả số 3 và ở lại trong một khoảng thời gian nhất định. Thì chắc chắn rằng chẳng bao lâu, trang web này sẽ vụt thẳng lên vị trí số 1.
Qua đó có thể thấy được rằng, Google RankBrain đã tập trung vào 4 chỉ số cơ bản để sắp xếp thứ hạng của trang web trên bảng kết quả tìm kiếm. Đó là:
- Dwell Time: Thời gian người dùng ở lại trang của bạn.
- CTR: tỷ lệ nhấp chuột.
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang.
- Pogo – Sticking: Hành động mà người dùng xem một trang đích và sau đó nhanh chóng thoát ra để trở về trang kết quả tìm kiếm.
Có thế bạn cần biết: Sức ảnh hưởng của Dwell Time trong SEO
Bí quyết chinh phục thành công Google RankBrain
Thỏa mãn hệ thống trí tuệ nhân tạo Google RankBrain là vấn đề được các SEOer đang quan tâm nhất hiện nay. Hiểu được thuật toán Google RankBrain là gì, thì đến đây bạn cần phải biết làm thế nào để tạo nên sự thân thiện tốt nhất cho người dùng cũng như tối ưu tốt các chỉ số đánh giá của RankBrain. Cách tối ưu SEO website “đẹp” trong mắt Google RankBrain sẽ được Viết Bài Xuyên Việt bật mí ngay sau đây.
LongTail KeyWord đã lỗi thời từ khi Google RankBrain xuất hiện
Trong bài viết gần đây, của Brian Dean nói về hệ thống RankBrain của Google đã tuyên bố rằng “ngày tàn của Longtail Keyword đã đến”. Chắc hẳn nếu bạn là “fan cứng” của Vietbaixuyenviet.com thì dễ dàng nhận ra rằng trước đây chúng tôi đã từng có bài viết nhắc về từ khóa dài Longtail Keyword.
Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng việc lỗi thời của Longtail Keyword ở đây không phải là nó hoàn toàn mất đi tác dụng trong SEO mà phương pháp vận dụng nó phải thay đổi để thích nghi tốt cùng Google RankBrain.
Nếu như trước đây, với mỗi từ khóa dài bạn phải tiêu hao một lượng chất xám để sản xuất nội dung cho từ khóa ấy. Thì nay, bạn hãy “vận công” hết sức của mình để sáng tạo một bài viết duy nhất có chứa các từ khóa dài liên quan nhau.
Và theo lời khuyên của Brain thay vì phải mất thời gian để tối ưu từ khóa dài thì bạn chỉ nên tối ưu từ khóa có độ dài trung bình khoảng từ 3 – 4 từ (Medium Tail Keyword), sẽ giúp phần nội dung web dễ chịu hơn trong mắt cỗ máy RankBrain.
Ví dụ như: Khi muốn giới thiệu về dịch vụ content web tại Hồ Chí Minh, dịch vụ content tại Cần Thơ thì theo xu hướng SEO trước đây sẽ hướng đến sản xuất 2 bài viết khác nhau cho 2 từ khóa này. Thì nay, với Google RankBrain đều này thật không cần thiết. Bạn chỉ cần 1 bài viết thật “chất” với Medium Keyword là Dịch vụ content Seo là đủ.
Sáng tạo tiêu đề thật thu hút
Như đã đề cập ở trên, RankBrain khá chú trọng để chỉ số CTR trên website để đưa ra quyết định xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu bạn sáng tạo nội dung thu hút, nhưng tiêu đề không kích thích người đọc thì họ cũng sẽ “vô tình lướt ngang như người dưng” mà thôi. Chính vì thế, hãy sử dụng tất cả vốn từ mình có để tạo nên title thật đặc biệt cho từng nội dung trên website của bạn.
Cải thiện chỉ số Dwell Time với những bài viết dài, mang tính chuyên sâu
Bên cạnh chỉ số CTR thì đừng quên rằng Google RankBrain cũng đang chú ý đến Dwell Time trên website của bạn khi đưa ra phán xét cuối cùng. Nội dung dài đồng nghĩa với thời gian dừng chân của khách truy cập lâu hơn. Vậy dài ở đây là bao nhiêu từ? Độ dài của bài viết có thể dao động từ khoảng 1000 đến 2000 từ tùy vào keyword và chủ đề mà bạn đang chia sẻ là gì.
Thế nhưng bạn cũng cần chú ý rằng, dài ở đây phải không phải là dài dòng, lê thê không đi vào trọng tâm. Thay vào đó dài tức là, bạn cần trả lời một cách đầy đủ, chi tiết truy vấn của người dùng tìm kiếm, vừa gia tăng chỉ số Dwell Time, vừa tạo thiện cảm cho độc giả khi tìm đến website của bạn.
Để tạo nên sự kiên nhẫn cho độc giả “nuốt trọn” từng câu chữ mà bạn chia sẻ thì tốt nhất hãy cho những tiêu đề phụ (H3,H4) vào những tiêu đề lớn (H2) và sắp xếp cho nó một bố cục thật hợp lý. Nếu bạn chưa hình dung được các tiêu Heading trong 1 bài viết chuẩn SEO thì có thể tham khảo thêm phần thông tin này ngay tại đây
Tóm lại
Google RankBrain là gì thực sự không quá khó hiểu phải không nào? Hãy xem nó là một trong những quy luật trên sân chơi của Google và áp dụng toàn bộ bí kíp mà Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ trên đây để đương đầu với RankBrain nhé. Hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này nếu bạn có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào muốn chia sẻ cùng chúng tôi.