Vốn Lưu Động Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính

Vốn lưu động là một thuật ngữ kinh tế không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp cũng như nhà quản trị. Chúng được xem là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng giúp đánh giá nguồn lực sẵn có và đảm bảo cho công ty hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và hình dung được rõ ràng thuật ngữ vốn lưu động là gì? Cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để có cái nhìn rõ nét về khái niệm này nhé! 

Tìm hiểu thuật ngữ vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động có tên tiếng Anh là Word Capital, chỉ số vốn điều lệ ban đầu mà mọi doanh nghiệp được ứng trước để phục vụ cho việc mua sắm, hoạt động kinh doanh. Nó được xem như một thước đo tài chính cần thiết để biểu thị nguồn lực sẵn có của một doanh nghiệp. Nhờ có nguồn vốn lưu động này mà các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, không bị ngắt quãng.

Vốn lưu động phụ thuộc vào tài sản lưu động của công ty và vì thế nó cũng luân chuyển nhanh. Đồng thời, hình thái biểu hiện cũng luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình vận hành, sản xuất. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao bao nhiêu nhưng nếu không có nguồn vốn lưu động đủ đáp ứng cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn, nó còn khiến công ty của bạn cạn kiệt ngân sách, dẫn tới phá sản.

TÌM HIỂU THÊM: Thuế môn bài là gì và đối tượng nộp thuế là ai?

Ý nghĩa và vai trò của vốn lưu động

Từ những điều vừa đề cập trên, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc ý nghĩa và vai trò của vốn lưu động là gì. Cụ thể bạn có thể theo dõi tiếp phần nội dung sau đây:

  • Vốn lưu động là tỷ lệ cho bạn biết được liệu công ty đó có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải trong các khoản nợ ở thời gian ngắn hay không. 
  • Khi tiến hành sản xuất, kinh doanh, ngoài các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… thì các doanh nghiệp vẫn cần phải có một số vốn lưu động làm tiền đề để mua các nguyên liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất này. 
  • Vốn lưu động còn có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc mở rộng quy mô của một công ty. Cụ thể, số vốn này giúp bạn tự chủ được trong hoạt động của công ty mình và đáp ứng nhu cầu khi muốn mở rộng quy mô đầu tư.
  • Tỷ lệ vốn luân chuyển lưu động được cho là ổn khi chúng ở trong khoảng từ 1,2 cho tới 2,0. Trường hợp nếu con số này dưới 1 cho thấy vốn lưu động đang hoạt động tiêu cực. Ngược lại, nếu tỷ lệ vốn lưu động trên 2, đồng nghĩa với việc công ty bạn không sử dụng tài sản thừa hiệu quả để tạo ra doanh thu tối đa.

THÔNG TIN THÊM: Dịch vụ đi Backlink

Cách quản lý vốn lưu động như thế nào?

Để quản lý vốn lưu động hiệu quả, bạn cần sử dụng kết hợp với nhiều chính sách cũng như kỹ thuật khác nhau. Cụ thể, có những chính sách quản lý tài sản ngắn hạn và các nguồn tài chính ngắn hạn như sau:

  • Chính sách quản lý tiền mặt: Là chính sách xác định số dư tiền mặt mà doanh nghiệp có được nhằm mục đích cho phép đáp ứng các chi phí hàng ngày. Chính sách quản lý này có thể làm giảm chi phí bớt để giữ lại tiền mặt nhiều hơn cho khoản vốn lưu động.
  • Chính sách quản lý hàng tồn kho: Chính sách này giúp doanh nghiệp quản lý tốt các hàng hóa còn tồn kho để cho phép sản xuất không bị gián đoạn. Theo đó, bạn có thể làm giảm chi phí cho nguyên liệu đầu tư và chi phí sắp xếp. Đồng thời, bạn cũng nên hạ thấp thời gian giao hàng trong sản xuất và hạn chế sản xuất hàng hóa thành phẩm lưu trữ lại kho quá nhiều. Từ đó, lượng tiền mặt của vốn lưu động sẽ được giữ lại nhiều hơn. 
  • Chính sách quản lý con nợ: Bạn cố gắng xác định kỹ thuật quản lý tín dụng thích hợp từ các con nợ, thu hút khách hàng. Điều này phần nào giúp bạn mang về một nguồn tiền mặt đáng kể góp vào vốn lưu động.
  • Chính sách quản lý các nguồn tài chính: Chính sách này cũng giúp vốn lưu động được lưu chuyển hiệu quả hơn. Bạn hãy xác định nguồn tài chính và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để nâng cao chính sách này. 

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Các cách phục hồi doanh nghiệp sau dịch Covid19

Công thức tính vốn lưu động đúng chuẩn

Hoạt động của công ty sẽ có một chu kỳ được lặp đi lặp lại thường xuyên và liên tục hàng ngày theo kế hoạch định sẵn. Trong từng giai đoạn này, lộ trình kinh doanh sẽ có phát sinh những nhu cầu vốn lưu động riêng. Thông qua số vốn lưu động này, bạn có thể nhận định được doanh nghiệp của mình có đáp ứng tốt được các nghĩa vụ ngắn hạn hay không. Làm thế nào để xác định nguồn vốn lưu động của bạn sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu thực tại của doanh nghiệp? Đừng lo, việc gì khó đã có “công thức”

Công thức tính vốn lưu động đúng chuẩn như sau:

Vốn lưu động luân chuyển dòng tiền = Tài sản ngắn hạn – khoản nợ ngắn hạn.

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn được kê khai trong bảng cân đối của bộ phận kế toán trong công ty. Bạn có thể tính toán tài sản ngắn hạn này bằng công thức: Tài sản ngắn hạn = Số tiền mặt + các khoản phải thu của công ty + số lượng hàng tồn kho + các tài sản ngắn hạn khác.
  • Nợ ngắn hạn chính là số nợ bạn cần phải thanh toán trong thời điểm 1 năm hoặc sớm hơn nếu được. Cách tính nợ ngắn hạn sẽ là: Nợ ngắn hạn = Số nợ công ty phải trả + khoản nợ dồn tích + khoản vay ngắn hạn + các khoản vay ngắn hạn khác.

Kết luận

Qua bài viết chia sẻ về của Viết Bài Xuyên Việt chắc hẳn bạn đã hiểu rõ vốn lưu động là gì, ý nghĩa cũng như vai trò và cách tính vốn lưu động nhanh chóng rồi phải không nào? Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích cho chặn đường quản lý kinh doanh của mình. Chúc bạn một ngày làm việc thật nhiều niềm vui!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *