Storytelling là gì? Đây có phải là phương thức Marketing mới được áp dụng nhiều hiện nay? Áp dụng phương pháp Storytelling Marketing mang lại những lợi ích gì? Viết Bài Xuyên Việt sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc liên quan đến Storytelling nhé.
Mục lục
Storytelling là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển Cambridge thì Storytelling có nghĩa là hành động viết, kể hoặc đọc truyện; hay là: nghệ thuật kể chuyện. Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp áp dụng nghệ thuật kể chuyện để quảng bá thương hiệu của chính mình.
Các doanh nghiệp sẽ xây dựng nên những câu chuyện lý thú, liên quan ít nhiều đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Sau đó chia sẻ rộng rãi những câu chuyện này nhằm thu hút nhiều quan tâm hơn. Câu chuyện càng độc đáo sẽ càng thu hút nhiều độc giả.
Marketing bằng Storytelling giúp kết nối giữa người và người hiệu quả hơn. Kết nối cảm xúc chính là cách giúp khách hàng đến gần với doanh nghiệp của bạn hơn bao giờ hết. Và kể chuyện nghệ thuật chính là cách dễ dàng tạo ra được sự kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Storytelling describes the social and cultural activity of sharing stories, sometimes with improvisation, theatrics or embellishment. Every culture has its own stories or narratives, which are shared as a means of entertainment, education, cultural preservation or instilling moral values. Crucial elements of stories and storytelling include plot, characters and narrative point of view.
Xem thêm:
Storytelling mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Không phải tự nhiên mà hiện nay các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức Storytelling để quảng bá thương hiệu. Những lợi ích bất ngờ của việc chọn đúng phương pháp marketing chính là gì?
1. Tỏa sáng thương hiệu
Thông qua những câu chuyện mà bạn kể có thể thể hiện được phần nào tính cách, hướng đi của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt là sẽ thứ khiến khách hàng tìm đến và nhớ đến bạn dài lâu hơn.
2. Thiết lập vị trí dẫn đầu
Biết sử dụng phương pháp storytelling đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thương trường. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển như hiện nay. Khi ngoài kia có rất nhiều các phương tiện truyền thông trực tuyến có thể tận dụng được để quảng bá thương hiệu. Thay vì những câu quảng cáo đơn giản, kể chuyện nghệ thuật sẽ dễ dẫn dắt người xem hơn nhiều.
3. Đánh trúng vào tâm lý khách hàng
Với những câu chuyện có thật, những câu chuyện dựa trên sự việc, chi tiết có thật tạo được cảm xúc hiệu quả nhất. Bạn càng đặt được nhiều cảm xúc vào câu chuyện, người đọc sẽ càng dễ cảm nhận được và đồng cảm với điều đó. Hãy chân thật, hãy thực tế để đạt được hiệu quả bất ngờ.
4. Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới
Storytelling cũng là cách giúp bạn duy trì được lượng khách hàng cũ của mình. Thông qua những câu chuyện thực tế, khách hàng sẽ cảm nhận như chính mình trải nghiệm. Đặc biệt là với những câu chuyện gần gũi với khách hàng. Những câu chuyện độc đáo cũng là điều thu hút người mới tìm đến bạn.
Những điều trên đã giải đáp rõ ràng phần nào Storytelling là gì và mang lại những lợi ích nào. Vậy muốn đạt hiệu quả khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?
Những nguyên tắc cơ bản của storytelling
Để đạt được thành công khi áp dụng biện pháp storytelling, mọi người cần nắm vững những nguyên tắc sau – Nguyên tắc G.R.E.A.T. Đó là gì?
1. Glue
Đây là sự gắn kết giữa câu chuyện của bạn với độc giả của mình. Và điểm đặc biệt là phải khiến người đọc tin tưởng vào những điều bạn chia sẻ, nó sẽ giúp ích trong việc giữ được vị trí của bạn trên cao khi cạnh tranh với đối thủ.
2. Reward
Chính là phần thưởng, có thể hiểu là những điều tốt đẹp mà con người đạt được trong mỗi câu chuyện. Đó có thể là giảm cân thành công, đạt được một công việc như mong muốn, tìm được tình yêu đích thực hay bất cứ điều gì người đọc muốn đạt được. Cần phải tạo được niềm tin cho người đọc là họ sẽ đạt được những điều tốt đẹp như vậy khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
3. Emotion
Cảm xúc, câu chuyện cần tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc mới thực sự thu hút được họ. Muốn tác động được đến cảm xúc của người đọc thì cần phải làm gì? Đó là cần đảm bảo yếu tố chân thực trong câu chuyện. Một câu chuyện có thể không thực tế 100% cũng cần phải có những chi tiết thật bên trong đó.
4. Authentic
Độ tin cậy, mức độ uy tín của thương hiệu của bạn. Không chỉ những yếu tố chân thật trong câu chuyện mà chất lượng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp bạn cũng cần được đảm bảo tối đa. Chung quy, chất lượng sản phẩm/dịch vụ vẫn là điều khách hàng quan tâm nhất khi chọn mua và sử dụng.
5. Target
Mục tiêu câu chuyện hướng đến. Bạn cần nắm rõ nhóm mục tiêu khách hàng mình muốn hướng đến là ai. Nhờ đó mới mang lại hiệu quả thành công cao hơn. Mỗi câu chuyện sẽ có nhóm người đọc cụ thể phù hợp, hãy lưu ý kỹ điều này để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đó chính là những nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp Storytelling. Kể chuyện nghệ thuật chưa bao giờ là đơn giản, các doanh nghiệp cần nắm rõ những nguyên tắc trên để áp dụng hiệu quả hơn. Bài viết cũng đã giới thiệu Storytelling là gì rồi? Hãy tìm hiểu và tạo nên những giá trị riêng biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp nhé.
Xem dịch vụ của Viết Bài Xuyên Việt: