Các thuật toán của Google mà Writer phải biết!

Các thuật toán của Google là bài học thứ hai mà các writer cần phải tìm hiểu sau khi nắm được các khái niệm cơ bản về Content + SEO. Nhưng rất ít writer chú ý đến phần này! Sau đây mình xin chia sẻ vài hiểu biết thu nhặt được đến mọi người.

Các thuật toán của Google – Hãy học luật trước khi chơi!

Mọi sân chơi đều có quy định riêng, cuộc đua nào cũng có những luật lệ phù hợp để đảm bảo tính công bằng, và Google không là ngoại lê. Có thể nói đây là một chiến trường khốc liệt đối với bất kì ai muốn cạnh tranh vị trí lí tưởng trên bảng xếp hạng của ông lớn này. Những SEOer mũ trắng vẫn ngày đêm nghiên cứu những cách tốt nhất và hợp lệ nhất để leo lên Top. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những SEOer mũ đen lại tìm những loại “doping” để dành vị trí dẫn đầu.

Lúc này, các thuật toán của Google chính là biện pháp để đảm bảo cho trải nghiệm của người dùng ít bị ảnh hưởng nhất. Các thuật toán này được cập nhật và thay đổi liên tục để khống chế các hiện tượng tiêu cực trong giới SEO. Nếu website của bạn vi phạm sẽ bị phạt bằng cách đánh rớt hạng hoặc thậm chí “văng” khỏi bảng tìm kiếm. Do đó, với vị trí là một writer thì mình nghĩ các thuật toán của Google là điều không thể bỏ qua khi áp dụng định lý “Content is King” để xây dựng thương hiệu .

Từ đầu những năm 2000, Google ngày càng chú trọng vào các thuật toán. Sau đây là các thuật toán mà writer cần lưu ý để tạo ra nội dung “xịn”:

Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết về  thuật toán của Google trên các web chuyên về SEO. Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến 3 thuật toán hướng đến nội dung của bài viết nhiều nhất. Cùng xem nhé!

Thuật toán Panda – Ngày tàn của nội dung kém chất lượng

Tháng 2/2011, giới Marketing được một pha điên đảo bởi sự ra đời của thuật toán Google Panda. Trong các thuật toán của Google thì Panda được xem như là “quái thú” đầu đàn. Nó đánh mạnh vào các trang web có nội dung kém chất lượng . Hàng loạt yếu tố có thể làm cho bạn bị anh Gấu Trúc sờ gáy và đá bay khỏi Top như:

  • Bài viết sao chép, nội dung không có ích cho người dùng
  • Cấu trúc bài viết quá nhiều heading , từ khóa quá dày đặc
  • Nội dung bài viết quá “mỏng”, thông tin nghèo nàn
  • Tiêu đề nói ông, nói dung tả bà

Vậy dựa trên những chỉ số nào để Google xác định chất lượng nội dung website để biết mà yêu hay ghét bạn?

Thời gian truy cập

Ví dụ như bạn tìm thấy một website với nhiều thông tin thú vị, chắc chắn bạn sẽ nán lại đọc. Google dựa vào thời gian truy cập vào trang để đánh giá chất lượng nội dung của bạn. Đặc biệt, nếu người dùng càng mở ra nhiều trang khác tiếp theo thì Google lại càng khoái bạn.

Tỷ lệ thoát trang

Nếu một trang web có tỷ lệ thoát trang trên 75% thì chắc hẳn chẳng có gì đáng đọc rồi. Do đó, Panda sẽ lọc các trang này và cho ra đảo. Bạn có muốn website của mình bị cách ly không? Nếu không thì hãy chú trọng nội dung đi nhé!

Tỷ lệ quay lại

Mỗi trang web cũng như một thư viện, nếu người dùng quay lại thì chắc rằng vẫn còn nhiều thứ hấp dẫn họ. Anh Gấu Trúc của chúng ta tin rằng, chỉ có chất lượng mới khiến cho người dùng hài lòng và quay lại trang đó. Nên những trang có càng nhiều người quen thì càng có thứ hạng cao nhé!

Tóm lại, thuật toán Panda được tạo ra để loại bỏ các trang web rác. Do đó, nếu bạn muốn xây dựng website bền vững, đầu tiên hay xây dựng nội dung chất lượng.

XEM NGAY: Dịch vụ SEO Intent

Thuật toán Hummingbird – Chim ruồi trong vườn hoa từ khóa

Từ 9/2013, bác Google bắt đầu thả chim ruồi vào mạng lưới dò tìm và đánh giá. Cái tên nói lên tất cả, thuật toán này đại diện cho tốc độ và chính xác. Nó như một chú chim ruồi trong rừng nhiệt đới, len lỏi vào từng cành hoa để đánh giá nội dung. Khác với Panda, chim ruồi tập trung vào ngữ cảnh và ý nghĩa của câu từ trong bài viết.

Với sự xuất hiện của thuật toán Hummingbird, Google đủ thông minh để hiểu được những đoạn văn phức tạp và thậm chí là phân biệt các từ đồng nghĩa. Bên cạnh đó, việc nhồi nhét từ khóa quá mức hoặc từ khóa không liên quan cũng sẽ bị nó cho vào sổ đen.

Trong các thuật toán của Google thì mình thấy con chim ruồi này rất thông minh. Do đó, bạn cũng phải là một writer thông minh và trong sáng bằng cách:

  • Kết hợp từ khóa ngắn và từ khóa dài một cách tự nhiên nhất. Càng nhồi nhét càng rớt hạng, đơn giản là vậy! Về mật độ từ khóa và cách phân bố thì mình sẽ nói ở bài khác sớm thôi, yên tâm.
  • Hãy đặt mình vào vị trí người đọc và xem bạn có bị hấp dẫn bởi những gì bạn viết không. Nếu bạn còn chẳng thích đứa con tinh thần của mình thì ai sẽ thích dùm?
  • Hãy viết như chưa bao giờ được viết và cung cấp cho người đọc những điều độc đáo nhất. Mình nghĩ nội dung tốt nhất cần được viết bằng chất xám, không phải công cụ spin.

Thuật toán Penguin – Đẳng cấp mới của writer

Nếu chỉ đơn thuần là viết và viết thì bạn chỉ là một nhà văn của thế kỉ trước. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, những nội dung bạn viết trên máy tính cần có những backlink “xịn”. Đây chính là lí do mình đề cập đến Penguin trong bài viết về các thuật toán của Google.

Từ cuối tháng 4/2012 thì các SEOer mũ đen chính thức vỡ mồm vì  thuật toán Penguin  khi spam link vô tội vạ. Thậm chí SEOer mũ trắng đôi khi còn bị vạ lây. Sau đây là một số điều về link mà bạn cần chú ý khi viết nội dung để marketing:

  • Đặt backlink chất lượng và khôn khéo. Đặt link cho cả từ khóa chính và từ khóa phụ, đa dạng tối đa các anchor text liên quan, không chăm chăm vào một từ khóa duy nhất. Tự đặt Backlink bản chất là một hành động tự sướng, do đó đừng quá lạm dụng.
  • Từ khóa và link không cùng chủ đề là vấn đề rất hay gặp ở writer non trẻ. Đây là đối tượng ưa thích của chim cánh cụt nhà Google đấy nhé.
  • Đặt link dày đặc hoặc lấy link từ các web bị Google cho vào sổ đen. Dù nội dung tốt nhưng vi phạm lỗi backlink thì bài viết cũng mất giá trị và thậm chí gây hại cho cả website.

Xem thêm: Dịch vụ viết bài SEO

Kết luận

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu 3 thuật toán quan trọng nhất trong số các thuật toán của Google để xây dựng một bài viết chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng cần xem qua các thuật toán mà mình đề cập ở đầu bài. Không bao giờ thừa đâu nhé!

Trên đây là một số chia sẻ của mình dựa trên hiểu biết cá nhân. Do đó, có thể sẽ có thiếu sót.

Cảm ơn bạn đã đọc! Nếu là writer thì nhớ share cho đồng bọn nhé!

 

Viết Bài Xuyên Việt – Viết cho tương lai!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *