Google đang ngày càng cải tiến những thuật toán của mình để làm khó các SEOer. Thuật toán Google Panda là một trong những thuật toán quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc đánh giá chất lượng của nội dung. Từ đó, quyết định thứ hạng của một Website trên thanh công cụ tìm kiếm của mình. Cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu về Google Panda nào!
Mục lục
Thuật toán Google Panda là gì?
Gần đây, cụm từ “what is Google Panda” xuất hiện khá nhiều trên các công cụ tìm kiếm. Điều này chứng tỏ nó được mọi người quan tâm đến thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thuật toán này là gì nhé.
Thuật toán Google Panda là gì?
Thuật toán Panda hay Google Panda là một thuật toán được Google’s tạo ra nhằm thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm trên mạng tốt hơn và công bằng hơn, được phát hành lần đầu tiên trong tháng 2/2011. Các thay đổi chính trong Google Panda sẽ loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có thương hiệu kém…
Đây là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google nhằm loại bỏ hay đánh tụt hạng của các trang web có “chất lượng thấp” (“low-quality sites”) hoặc trang có quá ít nội dung (“thin sites”), đặc biệt tiêu diệt các trang chuyên đi chép lại nội dung (“content farms”), và đưa các trang có chất lượng nội dung tốt lên thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Thuật toán này được đánh giá là một trong những thuật toán SEO quan trọng bậc nhất của Google. Nó có chức năng loại bỏ những nội dung copy, nội dung rác và kém chất lượng… Ngoài ra, Google Panda còn có khả năng loại bỏ những Website có thương hiệu không tốt.
Thuật toán này được xem như một bộ lọc Content chất lượng mang tính then chốt của Search Engine . Nó đóng góp rất nhiều trong việc cải tiến kết quả tìm kiếm của người dùng trên Google. Nó có sự gắn kết mật thiết với thuật toán Google Hummingbird.
Tại sao thuật toán Google Panda lại được coi trọng đến thế
Nhờ google Panda, người dùng có thể nhận được những kết quả tốt hơn rất nhiều khi tìm kiếm thông qua Google. Nguy cơ phải tiếp xúc với những nội dung rác, kém chất lượng sẽ giảm đi. Từ đó, khiến những trải nghiệm trên google trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.
Có thể nói, thuật toán này của Google mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Do đó, nó thực sự đang trở thành một trong những giá trị cốt lõi để quyết định Website của bạn có thể leo TOP được hay không.
Hãy xem clip sau đây được GTVSeo chia sẻ và bạn sẽ hiểu hơn về Google Panda nhé!
Thuật toán Google Panda có bao nhiêu phiên bản?
Google Panda xuất hiện, ra mắt thế giới vào ngày 24 tháng 02 năm 2011. Kể từ thời điểm đó, nó đã được cập nhật liên tục, tạo nên nhiều phiên bản khác nhau. Tần suất cập nhật dày đặc cho thấy google đặc biệt quan tâm đến chất lượng, nội dung của các bài viết trên Internet.
Dưới đây là những phiên bản đã được đưa vào sử dụng:
- Thuật toán Google Panda 1.0: Đây là phiên bản đầu tiên, phát hành 24/02/2011. Nó chỉ được sử dụng tại Mỹ và ảnh hưởng lên 11,8% các truy vấn tiếng Anh.
- Panda 2.0: Phiên bản này phát hành vào ngày 11/04/2011. Nó được áp dụng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới 2% các truy vấn.
- Panda Update 3: Bản này được phát hành vào ngày 10/05/2011. Tuy nhiên, dữ liệu và thông tin về nó không được công bố.
- Panda Update 4: Phát hành vào 16/06/2011. Các dữ liệu đi kèm cũng không được Google công bố.
- Panda Update 5: Bản phát hành ngày 23/07/2011. Dữ liệu không được công bố ra ngoài.
- Panda Update 6: Bản này được đưa vào sử dụng ngày 12/08/2011. Nó ảnh hưởng trong khoảng 6% đến 9% các truy vấn không phải bằng tiếng Anh.
- Bản Google Panda Update 7 ra đời ngày 28/09/2011. Các dữ liệu đi kèm của nó không được công bố.
- Panda 3.0 ra đời ngày 19/10/2011. Google cho biết bản update này ảnh hưởng tới 2% truy vấn toàn cầu.
- Bản Update 9 của Google Panda được phát hành ngày 18/11/2011.
- Bản Update 10 của thuật toán Panda ra đời vào ngày 18/01/2012.
- Bản Panda Update 11 ra đời ngày 27.02.2011.
- Panda Update 12 có ảnh hưởng tới 1,6% truy vấn của người dùng. Nó ra đời vào ngày 23/03/2012.
- Thuật toán Google Panda bản Update 13 ra đời ngày 19/04/2012. Google đã đưa ra một bản thông báo muộn. Theo đó, bản Update này không có ảnh hưởng.
- Panda 14 ra đời ngày 27/04/2012 cũng không có ảnh hưởng.
- Bản Google Panda 15 được đưa vào sử dụng ngày 09/06/2012. Theo báo cáo, nó ảnh hưởng tới 1% truy vấn.
- Bản update 16 cập nhật ngày 25/06/2012. Bản này cũng ảnh hưởng tới 1% các truy vấn.
- Bản Update 17 của Panda được Google công bố vào ngày 24/07/2012. Tác động tới 1% các truy vấn.
- Thuật toán Google Panda bản Update 18 ra đời ngày 20/08/2012 ảnh hưởng tới khoảng 1% các truy vấn của người dùng.
- Panda bản 19 ra đời ngày 18/09/2012. Bản này ảnh hưởng khoảng 0.7% số lượng truy vấn trên toàn thế giới.
- Panda 20 được giới thiệu ngày 27/09/2012 ảnh hưởng tới khoảng 2.4% lượt truy vấn bằng tiếng Anh.
- Bản Update 21 ra mắt ngày 05/11/2012. Bản này ảnh hưởng tới 1.1% truy vấn bằng tiếng Anh tại Mỹ và 0.4% lượt truy vấn bằng tiếng Anh trên toàn thế giới.
- Bản Panda Update 22 ra mắt ngày 21/12/2012.
- Bản Update ngày 24 ra mắt ngày 21/01/2013.
- Bản Update 25: Ra mắt ngày 15/03./2013.
- Bản thuật toán Google Panda 4.0 được Update ngày 20/05/2014.
- Bản Update 4.1 được công bố ngày 25/09/2014 ảnh hưởng tới khoảng 3 – 5% lượt truy vấn toàn cầu.
Các phiên bản Google Panda Update 2018 và Google Panda Update 2019 đều đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về chúng.
Thuật toán Google Panda ảnh hưởng tới truy vấn ở đâu nhiều nhất?
Hiện tại, thuật toán gấu trúc của Google đã ảnh hưởng tới các Website trên toàn thế giới. Qua từng phiên bản cập nhật, nó ngày càng trở nên “nguy hiểm” với những tính năng vượt trội. Trong số đó, những truy vấn bằng tiếng Anh sẽ được gấu trúc của Google chăm sóc nhiều hơn cả, không phân biệt truy vấn xuất phát từ đâu.
Những lỗi của Website khiến thuật toán Panda chú ý
Panda được Google trình làng với mục đích tiêu diệt những Website có chất lượng thấp. Nếu thấy nội dung của bạn không thực sự có ích, nó sẽ loại bỏ thẳng tay trong cuộc đua lên TOP. Dưới đây là những lỗi khiến thuật toán Google Panda chú ý và xử lý.
- Nội dung trên Website trùng lặp quá nhiều.
- Nội dung của Website là sản phẩm copy từ những site khác.
- Bài viết, hình ảnh quá nghèo nàn, thô sơ, không có tính thu hút.
- Xây dựng hệ thống các backlink bất thường, không tự nhiên.
- Nhồi nhét từ khóa trong bài viết.
- Nội dung Website không có khả năng thu hút người dùng.
- Website không được tối ưu Onpage cũng như không có hệ thống liên kết nội bộ trên trang.
- Trang không có link out nào hoặc quá nhiều link out.
Ai nên chú ý đến thuật toán Google Panda?
Rõ ràng, sự ra đời của thuật toán Google Panda đã ảnh hưởng rất nhiều đến các Website hiện hành. Vậy ai nên chú ý đến nó cùng những vấn đề liên quan?
Người làm Content Website
Khi làm nội dung Website, người làm dịch vụ viết content cần thực sự cẩn trọng. Nếu không sẽ vướng phải những điều cấm kỵ và bị chú gấu trúc của Google xử lý. Chỉ cần nội dung quá nghèo nàn, nhàm chán và không có giá trị, Website của bạn ngay lập tức trở thành điểm nóng trong mắt thuật toán Google Panda. Điều này sẽ khiến Website rớt hạng không phanh và khó lòng khắc phục.
Các SEOer và thuật toán Google Panda
Việc đưa Website lên TOP của thanh tìm kiếm là việc làm của các SEOer. Đôi khi, vì một chút bất cẩn mà các SEOer sẽ khiến Website vướng phải những lỗi chết người. Như nhồi nhét từ khóa quá nhiều hay spam, tạo nội dung trùng lặp không được kiểm soát. Đây thực sự là điều cấm kỵ, không thể qua được con mắt tinh tường của Google Panda.
Google Panda hoạt động như thế nào?
Để vượt qua thuật toán này, bạn cần biết nó hoạt động như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của Google Panda nhé.
Phương thức hoạt động của thuật toán Google Panda
Google Panda về bản chất vẫn là một cỗ máy. Nó được con người thiết lập sẵn và hoạt động theo đúng quy trình đã được đặt ra. Do đó, bạn cần chú ý đến cách thức hoạt động của nó. Chỉ như vậy bạn mới đưa ra được giải pháp tối ưu Website của mình theo cách tốt nhất. Đây chính là bước đầu tiên trên hành trình phát triển, đưa Website thăng hạng.
Những điều quan trọng cần ghi nhớ về cách làm việc của Google Panda
Thuật toán gấu trúc của Google hoạt động rất thông minh. Dưới đây là những điểm quan trọng nhất mà bạn cần biết về thuật toán Google Panda.
Thứ hạng của các Website có trên google sẽ được sắp xếp lại 30 ngày 1 lần
Hiện tại, thuật toán này hoạt động vô cùng phức tạp với độ thông minh vượt trội. Nó được hỗ trợ cập nhật, tối ưu theo cách cực kỳ phức tạp. Sau khi bạn tối ưu lại các nội dung, chi tiết có trên Website thì tối đa 30 ngày sau, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của việc mình làm.
Khoảng thời gian 30 ngày là cần thiết để Google Panda tiến hành thu thập thông tin dữ liệu và lập chỉ mục, đánh giá.
Thuật toán Google Panda cũng dựa vào mức độ tương tác với người dùng
Mỗi lần cập nhật, Google Panda càng tỏ ra mình quan tâm với sự tương tác của người dùng trên Website hơn. Một Website sẽ được đánh giá cao bởi những yếu tố sau:
- Có lượng truy cập tốt.
- Có thời gian tương tác lâu dài.
- Người dùng đi qua nhiều liên kết trên trang và để lại nhiều hành động như like, share…
Đánh tụt hạng của Website bởi những trang con “kém chất”
Nếu bạn trỏ tất cả Backlink về trang chủ đồng nghĩa với bạn chỉ tối ưu cho trang chủ. Lúc này, bạn chỉ có thể đưa trang chủ lên TOP tìm kiếm. Những trang khác trên Website đã bị bỏ qua gần như hoàn toàn.
Đây không phải một cách làm hay, không được thuật toán Google Panda đánh giá cao. Điều này có thể khiến Website của bạn bị đánh tụt hạng vì Google cho rằng những trang con còn lại có chất lượng không tốt.
Ví dụ, nếu Website của bạn có 30 bài viết nhưng bạn không dẫn link trỏ về 10 trang con. Lúc này, Google Panda sẽ dễ hiểu lầm rằng 10 trang con của bạn không hề có giá trị, bị xem là rác, kém chất. Nếu không cẩn thận, Website của bạn sẽ nhanh chóng sụt giảm nghiêm trọng về thứ hạng.
Nội dung vẫn là giá trị cốt lõi
Thuật toán Google Panda được xem là bước đi mới, đánh mạnh vào chất lượng nội dung. Do đó, nội dung vẫn là yếu tố hàng đầu cần chăm chút nếu bạn muốn đưa Site của mình lên TOP.
Những thống kê gần nhất cho thấy, những Website sở hữu nội dung xấu, kém chất lượng thường bị tụt thứ hạng rất nhanh, thậm chí bị xóa sổ khỏi thanh tìm kiếm. Ngược lại, Website có nội dung tốt sẽ thăng hạng nhanh chóng, dễ dàng lên TOP. Có thể thấy rằng, Content vẫn là vị vua không ngai trong lĩnh vực SEO, tiếp thị.
Return Visitor – Một trong những yếu tố quan trọng
Return Visitor hay còn gọi là lượt truy cập trở lại Website của những người dùng cũ. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá và xếp hạng một site bất kỳ. Thực chất, tiêu chí này đã được áp dụng từ trước khi thuật toán Google Panda ra mắt. Đến thời điểm hiện tại, nó đã phát triển trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Tỷ lệ nhấp vào trang (CTR)
Việc Website của bạn xuất hiện trên các trang tìm kiếm, có tỉ lệ nhấp cao là một yếu tố tác động rất tốt đến thứ hạng, việc leo TOP của Website. Tỉ lệ nhấp càng cao chứng tỏ người dùng quan tâm đến trang của bạn nhiều hơn so với những trang khác. Do đó, gấu trúc của Google sẽ xem đây là một trong những yếu tố quan trọng để “định giá” một trang Web.
Làm thế nào để an toàn trước thuật toán Google Panda ?
Muốn an toàn, bạn bắt buộc phải chơi đúng luật của Panda. Đừng nghĩ cách luồn lách hay chơi luật rừng, chơi bẩn. Panda và cả Google đều cực kỳ thông minh. Những mánh lới của bạn sẽ bị phát hiện ra và xử lý nhanh đến không ngờ tới đấy.
Dưới đây là những điều cơ bản bạn phải thực hiện để làm hài lòng người bạn gấu trúc. Hãy cùng xem để áp dụng theo cách hiệu quả nhất nhé.
Luôn kiểm tra nội dung trùng lặp trên Website của bạn
Nội dung của Website có độ trùng lặp chính là lỗi phổ biến nhất. Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa Website đến với nhà giam của Google Panda. Google luôn khuyến cáo người dùng hãy thường xuyên kiểm tra nội dung có trên Website của mình. Từ đó, tránh lỗi trùng lặp tiêu đề, mô tả và nội dung.
Hiện tại, có rất nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra độ trùng lặp của nội dung. Nổi bật trong số đó là là công cụ SEO PowerSuite ’s Website Auditor.
Trong trường hợp đã sử dụng công cụ trên nhưng vẫn không yên tâm với kết quả, bạn có thể kiểm tra lại file Robots.txt. Hoặc xem lại bạn đã để Google index nội dung trên trang Web của mình chưa nhé.
Kiểm tra các nội dung Copy – đạo nhái
Rất nhiều Writer đang đi ngang về tắt với việc copy nội dung của các website đi trước. Nếu không cẩn thận đăng tải những nội dung này, bạn sẽ có một thẻ đỏ của Panda. Từ đó nhanh chóng đến với nhà giam của thuật toán Google Panda hùng mạnh với tốc độ tên lửa.
Nếu đọc và nghi ngờ nội dung của mình là “hàng nhái”, bạn hãy nhanh chóng thực hiện kiểm tra. Hiện có rất nhiều công cụ giúp ích cho việc này. Nổi bật nhất là những cái tên sau:
- CopyScape.
- Duplichecker.
- Smallseotools.
- Plagiarisma.
Xem thêm: Công cụ check Unique Content
Xác định xem nội dung của mình đã thực sự chất lượng hay chưa
Khái niệm đánh giá một nội dung có chất lượng hay không thực sự rất mơ hồ. Liệu thế nào là chất lượng, thế nào là kém chất lượng? Thông thường, những Website cung cấp nội dung với số từ quá ít, có nhiều quảng cáo, nhiều link ra website ngoài sẽ bị đánh giá là không có nhiều giá trị cho người dùng. Nói cách khác, đó chính là những site kém chất lượng.
Khi sử dụng mã nguồn WordPress với công cụ SEO Yoast, bạn sẽ nhận ra điều đó rõ ràng hơn. Công cụ này luôn khuyến khích bạn viết bài với số từ tối thiểu là 250 từ và số lượng link out thấp hơn hơn 100. Đó chính là những tiêu chí đơn giản về nội dung để không bị thuật toán Goole Panda chăm sóc.
Ngoài ra, khi làm nội dung hãy chú ý đến các hình ảnh, clip. Hãy khiến Website của mình trở nên đa dạng và thú vị hơn để tránh bị gọi là những nội dung nghèo nàn, không mang lại giá trị.
Kiểm tra sự nhồi nhét từ khóa trên Website của bạn
Nhồi nhét từ khóa là khái niệm chỉ tình trạng SEO quá đà, tối ưu từ khóa quá mức cho 1 page. Để tránh được lỗi này, bạn cần đảm bảo nội dung của mình được xây dựng theo cách tự nhiên nhất. Đừng cố gắng nhét từ khóa quá nhiều lần.
Nếu đủ sức, bạn hãy sử dụng từ khóa rộng, có khả năng bao hàm nhiều từ khóa khác nhau. Khi đó, bạn sẽ được Google đánh giá rất cao so với những nội dung tương tự. Đồng thời tránh được sự soi mói khó chịu của thuật toán Google Panda.
- Với những mẹo nhỏ trên đây, bạn có thể vượt qua được những bài test của Google Panda. Từ đó, hiên ngang trên con đường leo TOP gian nan đấy.
Dấu hiệu nhận biết bạn là nạn nhân của thuật toán Google Panda
Khi bạn bị Google Panda ngắm trúng, thuật toán sẽ nhanh chóng tuýt còi và đưa ra hình phạt. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng chẳng có thông báo nào về điều đó đâu. Vậy làm sao để nhận biết mình có đang là tội nhân của gấu trúc hay không?
Một sites trúng Panda sẽ có những thay đổi rất lớn. Nếu chú ý, bạn có thể nhận ra điều này dễ dàng. Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc này:
- Khi sử dụng công cụ Google Analytics, lượng traffic được ghi nhận giảm đáng kể.
- Việc tìm kiếm Website của bạn qua từ khóa trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Làm thế nào khi bị Google Panda tuýt còi?
Dù đã bị Panda đưa vào danh sách đen, Website của bạn vẫn chưa bị đưa ra nghĩa địa Google. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này theo hướng tích cực. Vậy làm sao để đưa Website thoát khỏi nhà ngục do thuật toán Google Panda thoát ra?
Nếu nhận ra dấu hiệu Website của bạn đang bị Gấu trúc tuýt còi, hãy nhanh chóng kiểm tra các lỗi. Từ đó, sửa chữa chúng càng sớm càng tốt. Nếu bạn làm hiệu quả, trong lần cập nhật tiếp theo Panda sẽ giải thoát bạn khỏi nhà ngục của mình đấy.
Kết luận về Google Panda
Có thể thấy rằng, thuật toán Google Panda thực sự rất thông minh. Nó khiến Writer và các đơn vị SEO phải thay đổi cách làm việc của mình rất nhiều.
Với bài viết trên đây, Viết Bài Xuyên Việt đã cung cấp cho bạn mọi thông tin liên quan đến Google Panda. Đây chính là nền tảng quan trọng để bạn làm hài lòng thuật toán này và đưa Website của mình lên TOP nhanh chóng hơn đấy.
Trong trường hợp gặp bất kỳ khó khăn gì hay không thể cải thiện được Website, hãy liên hệ với Viết Bài Xuyên Việt. Chỉ cần bạn cung cấp ý tưởng, chúng tôi sẽ làm mọi thứ để Website của bạn vượt qua thuật toán Google Panda và vươn mình chạm TOP nhanh chóng.
2 comments
cảm ơn về bài viết này
Cảm ơn anh Dũng đã nhận xét. Viết Bài Xuyên Việt chúc anh và web Thế Giới Xe Điện ngày càng phát triển nhé