Có lẽ, thuật ngữ Subdomain là gì đã quá quen thuộc và không mấy xa lạ với các quản trị Website hiện nay. Tuy nhiên, nó lại không quá phổ biến với nhiều người, trong đó có thể kể đến đầu tiên là quản trị viên mới và người kinh doanh đang muốn tìm hiểu về Web. Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ về Subdomain là gì thì mời bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây của Viết Bài Xuyên Việt để nắm rõ tất tần tật về thuật ngữ này nhé!
Mục lục
Khái niệm Subdomain là gì?
Subdomain hay còn được nhiều chuyên gia gọi với cái tên thuần Việt hơn là tên miền phụ hoặc Domain phụ. Nó là một phần biệt lập được tách ra từ Domain chính, hoạt động riêng biệt như một trang Web bình thường. Về mặt SEO, nó không hề hưởng bất cứ một Backlinks nào từ Domain. Thế nhưng, Subdomain lại sở hữu tên giống như tên miền chính.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể xem ví dụ dưới đây:
Bạn có một Website có tên miền Domain chính là abc.com, khi bạn cần tạo ra một vài trang Web nào để để review cho sản phẩm, dịch vụ của trang Web chính, thì bạn có thể đăng ký một Subdomain dưới dạng như review.abc.com chẳng hạn. Đây không phải là một Module mà là một trang Web độc lập, nếu là Module nó sẽ có tên miền truy cập là abc.com/review thay vì như vậy.
Bằng cách sử dụng dạng tên miền Subdomain này, bạn hoàn toàn tạo ra được một trang Web riêng biệt, hoạt động tách biệt mà vẫn không cần mất bất kỳ một đồng phí đăng ký tên miền nào khác. Thậm chí, bạn cũng ít gặp những rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền từ Domain chính.
Tầm quan trọng của việc sử dụng Subdomain là gì?
Khi đã biết Subdomain là gì, chắc hẳn bạn đã xác định được phần nào tầm quan trọng của sự ra đời Subdomain. Đây được xem là chìa khóa vô cùng hữu ích đối với các nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp nói chung và quản trị viên Website nói riêng. Nếu không có Subdomain bạn sẽ không thể thực hiện được trọn vẹn những mục đích sau đây:
- Tạo lập một trang Web riêng dành cho những nhóm đối tượng nhất định nào đó mà vẫn có liên quan đến trang Web chính. Chẳng hạn, công ty của bạn kinh doanh nhiều mặt hàng thời trang như cho phụ nữ, trẻ em, bà bầu, nam giới,… Bạn có thể nhờ Subdomain để tạo ra nhiều trang Web tương ứng cho người dùng dễ tham khảo mẫu.
- Dùng Subdomain, bạn có thể dễ dàng chia Blog hoặc các trang thương mại điện tử tách biệt ra khỏi trang Web chính. Với một doanh nghiệp đa ngành nghề thì việc tách lẻ này tạo ra nhiều lợi ích cho việc phát triển quy mô.
- Subdomain cũng là ý tưởng hay cho việc các doanh nghiệp muốn tạo trang Web riêng cho các giao diện điện thoại, Mobile.
- Subdomain góp phần giúp các tổ chức kinh doanh tiết kiệm được chi phí đăng ký một Domain mới mà vẫn mang lại hiệu quả rất cao.
TÌM HIỂU NGAY: Viết Blog là gì?
Khi nào thì cần sử dụng Subdomain trong Website?
Như đã nói, Subdomain là một dạng tên miền hoàn toàn miễn phí và không có giới hạn nên bạn có thể sử dụng chúng một cách thoải mái. Song, nó chỉ thực sự hiệu quả khi bạn áp dụng đúng mục đích và không quá lạm dụng, cụ thể như sau:
- Sử dụng Subdomain khi doanh nghiệp, công ty của bạn sắp ra mắt một sản phẩm, dịch vụ mới dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu không giống như khách hàng của trang Web chính. Trang Web này lưu ý là có thiết kế riêng, nội dung độc lập, hình ảnh chi tiết hóa cho nhóm đối tượng cụ thể.
- Sử dụng Subdomain khi doanh nghiệp, công ty của bạn sắp ra mắt một sản phẩm, dịch vụ mới nhằm mục đích thử nghiệm. Sau khi tạo trang, bạn có thể quảng bá những chiến dịch thử nghiệm để xem sản phẩm của mình có thực sự hiệu quả. Nếu nó tốt, bạn có thể sử dụng và hoạt động trên Website này luôn, nhưng nếu không, bạn chỉ cần xóa Domain đi là được mà không có bất kỳ tổn thất nào.
- Subdomain được tạo ra để hỗ trợ cho việc quản lý, hỗ trợ các trang Web một cách tối đa nhất, hạn chế đáng kể những công việc chồng chéo và khó có quy trình đầy đủ.
- Tạo dựng Subdomain cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vào những thời điểm cần kế hoạch hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu. Việc có trang Web phụ như Subdomain, việc ra mắt sản phẩm sẽ vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, vừa đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả. Đặc biệt, tên miền phụ này còn giúp bạn tận dụng được lượng truy cập từ Domain chính và thúc đẩy công việc làm SEO chính xác, nhanh chóng hơn.
GIẢI PHÁP DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
- Dịch vụ quản trị Web trọn gói giá tiết kiệm
- Bảng giá dịch vụ Content Website chuyên nghiệp
Kết luận
Trên đây là bài viết của Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ đến bạn khái niệm Subdomain là gì cũng như khi nào thì nên dùng và tầm quan trọng của nó ra sao. Thực tế, Subdomain rất hữu dụng, tuy nhiên bên cạnh những công dụng ưu việt vừa nêu trên, bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ vài lưu ý khi sử dụng nó như: quản lý chặt chẽ tránh tình trạng giả mạo Domain, luôn đảm bảo phải tạo hình ảnh thương hiệu nhất quán, quan tâm sát sao đến vấn đề làm SEO ở cả 2 trang Web,…
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng và thiết kế Web. Nếu thấy bài viết hay đừng quên chia sẻ cùng mọi người nhé!