Domain là gì? Cách chọn Domain Name

Domain (hay tên miền) là một trong những yếu tố để tạo lập được 1 trang web mà bạn cần tìm hiểu rõ. Vậy domain là gì? Cách thức domain hoạt động, ý nghĩa của các domain phổ biến ra sao? Và bạn phải lựa chọn domain như thế nào để phù hợp với mục đích xây dựng website mà bạn đang hướng đến? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu ngọn ngành về domain thông qua bài viết sau đây!

Domain là gì?

Domain hay còn gọi là tên miền, là địa chỉ để truy cập website mà mọi người thường dùng để nhập vào thanh URL trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Mozilla Firefox,… Domain bao gồm chuỗi ký tự được sắp xếp thuộc bảng chữ cái Alphabet, có thể có hoặc không có ý nghĩa riêng. 

Tên miền để định danh một địa chỉ IP (Internet Protocol) của máy chủ và được chia thành 2 phần tên và phần mở rộng, ngăn cách nhau bằng dấu “.”. Thay vì địa chỉ IP là một dãy số dài, khó nhớ thì sử dụng thông qua tên miền dạng chữ cái sẽ hiệu quả hơn.

Bạn có thể hiểu đơn giản, nếu coi website của bạn là một ngôi nhà thì hosting website chính là miếng đất để bạn xây dựng căn nhà ấy, và Domain chính là địa chỉ nơi nhà để các vị khách ghé thăm. 

Domain sẽ được cấp cho chủ thể đăng ký trước và là duy nhất, không thể bị trùng lặp với bất cứ domain nào khác. Cấu tạo cơ bản của 1 domain bao gồm 2 phần: Phần tên theo đăng ký và phần đuôi.

  • Phần tên không quá 63 ký tự, bao gồm các ký tự thuộc bảng chữ cái từ A đến Z, chữ số từ 0 đến 9 và dấu “-”. Dấu cách và các ký tự khác sẽ không hợp lệ trong phần tên domain. Tên domain cũng không bắt đầu và kết thúc bằng “-”. 
  • Phần đuôi là các đuôi quy định sẵn như: .vn, .com, .net, .org v.v… Đây chính là tên miền cấp cao. Nơi thể hiện giá trị của một Domain Name. 

Cách thức hoạt động của domain là khi bạn nhập một tên miền vào thanh URL tìm kiếm, nó sẽ gửi yêu cầu truy cập tới máy chủ toàn cầu. Sau đó, máy chủ toàn cầu sẽ tìm kiếm và chuyển tiếp yêu cầu tới máy chủ được liên kết với domain đó. Khi đó, bạn sẽ nhận lại được dữ liệu cần tìm. 

Ý nghĩa phần đuôi của một số tên miền

Domain được tạo lập đi kèm theo phần đuôi khác nhau, nếu bạn từng dạo quanh một số trang web trên Internet sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có những website .com, .vn nhưng với những trang web chính phủ giáo dục tạo Việt Nam lại .edu hoặc .gov. Vậy sự khác nhau của một số phần mở rộng (phần đuôi) này là gì? 

  • .com: Là từ viết tắt của commercial – thương mại. Đây được coi là tên miền phổ biến và được đánh giá cao nhất hiện nay.
  • .vn: Là phần đuôi của các tên miền của web tại Việt Nam. Nó được khẳng định uy tín và sức mạnh, quảng cáo thương hiệu cho các website trong nước sử dụng phần đuôi này.
  • .org: Là viết tắt của organization – tổ chức. Phần đuôi này thường dùng cho các web của các tổ chức liên kết thương mại hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
  • .net: Là viết tắt của network – mạng lưới. Phần đuôi này thường sử dụng cho các web cung cấp dịch vụ Internet.
  • .gov: Là viết tắt của government – chính phủ. Thông thường, phần đuôi này dùng cho các website thuộc chính phủ.
  • .edu: Là viết tắt của education – giáo dục. Các website thuộc về tổ chức giáo dục sẽ sử dụng phần đuôi này. 
  • .info: Là viết tắt của information – thông tin. Các website về tài nguyên thông tin thường sử dụng phần đuôi này. Nó còn là phần đuôi phổ biến, thường đi kèm sau các tên miền như : .com, .net, .org.
  • .tv: Là viết tắt của television – truyền hình. Các website liên quan đến các công ty truyền thông và đài truyền hình thường sử dụng loại phần đuôi tên miền này.
  • .mobi: Là viết tắt của mobile – di động. Đuôi tên miền này thường sử dụng cho các web của công ty viễn thông hay doanh nghiệp sản xuất thiết bị di động. 

Đừng bỏ qua:  TOP 10 giao diện WordPress bán chạy nhất 

Hướng dẫn cách chọn tên miền đẹp, chuẩn SEO cho website

Không chỉ hiểu về khái niệm Domain là gì, mà việc chọn tên miền như thế nào cũng rất quan trọng. Tên miền cũng như cái tên của bạn, cái tên đẹp ấn tượng, độc đáo sẽ khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ hoặc tìm đến bạn khi họ cần.

Chẳng hạn như với Viết Bài Xuyên Việt, mỗi khi bạn nhớ đến chúng tôi chỉ cần gõ vào google vài dòng chữ “Viết Bài Xuyên Việt” ngay lập tức địa chỉ website gắn liền cùng thương hiệu sẽ được hiển thị ra ngay.  Vì thế hãy cố gắng suy nghĩ và tìm kiếm cho mình một “cái tên” thật độc đáo cho ngôi nhà trực tuyến của mình nhé. Khi chọn Domain Name bạn hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Domain càng ngắn gọn càng tốt: Tên miền càng ngắn thì người dùng càng dễ nhớ và bạn cũng tiết kiệm được một khoản chi phí marketing ví dụ như trong việc thiết kế logo, nhãn hiệu,…
  • Domain không gây nhầm lẫn với các domain đã đăng ký trước đó: Muốn vậy, trước khi đăng ký tên miền bạn cần tra cứu, tìm hiểu trước những tên miền đã đăng ký để tránh nhầm lẫn.
  • Domain nên hạn chế dùng ký tự đặc biệt: Trong tên miền, bạn không nên để quá nhiều ký tự « – » bởi vì sẽ gây khó chịu và rắc rối cho người dùng khi gõ tên để tìm kiếm.
  • Lựa chọn phần đuôi domain phổ biến: Các website của doanh nghiệp cần có tên miền phổ biến để dễ dàng hoạt động trong nước và mở rộng ra quốc tế, tạo niềm tin tốt hơn với khách hàng. Nếu là website của doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong nước thì chọn những tên miền có đuôi như : .vn, .com.vn. Nếu là website của doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia thì ưu tiên chọn phần đuôi như : .com, .net, .org.
  • Domain tốt cho hoạt động SEO web: Tên miền chứa luôn keyword chính của website để dễ lên top tìm kiếm, có thể là lĩnh vực web kinh doanh, thương hiệu,… Hoặc bạn có thể lựa chọn tên miền ghép thêm địa danh kèm từ khóa để thân thiện hơn với máy chủ tìm khi chiết xuất dữ liệu. Ngoài ra,  các vấn đề khác để SEO wesbite hiện quả mà bạn cũng cần lưu ý như: tuổi đời tên miền, các chỉ số PA, DA, backlink,… 

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thông tin khái quát và cơ bản nhất về domain là gì, ý nghĩa một số phần đuôi và cách chọn domain phù hợp nhất. Hy vọng, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tên miền để xây dựng website tối ưu nhất. Chắc hẳn còn nhiều thông tin bạn cần học hỏi và tham khảo thêm để đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn tên miền cho website của mình. Chúc các chọn tên miền đẹp và xây dựng website thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *