Nhượng Quyền Kinh Doanh Là Gì?

Cuộc sống của chúng ta đang ngày một hiện đại và phát triển đa phương diện, các hình thức kinh doanh, quảng bá sản phẩm cũng ngày càng đổi mới và sáng tạo hơn. Hiện nay, nhượng quyền kinh doanh đang là một trong những xu hướng mới được nhiều đơn vị, chủ doanh nghiệp hướng đến. Hình thức nhượng quyền kinh doanh là gì, mở ra những tiềm năng phát triển nào? Cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu nhé!

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh được hiểu là bên nhượng quyền (franchisor) cho phép cá nhân, tổ chức (franchise – bên nhận nhượng quyền) được phép kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ theo hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền đã kinh doanh trên thị trường từ trước đó.

Trong trường hợp này, bên nhượng quyền kinh doanh sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng quyền các công thức, cấu trúc mô hình, cách thức kinh doanh đã được xây dựng trên cùng hệ thống. 

Ngoài ra, khi tiếp nhận nhượng quyền, bên mua nhượng quyền kinh doanh cần trả một số tiền nhượng quyền hoặc ký kết để thỏa thuận về việc hưởng một phần doanh thu từ kinh doanh sản phẩm nhượng quyền. Việc ký kết, trao đổi này được quyết định tùy thuộc vào thương hiệu, hoàn cảnh ký kết, thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Các loại nhượng quyền kinh doanh hiện nay

Nhượng quyền kinh doanh không hề đơn giản mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong từng trường hợp cụ thể lại có các loại nhượng quyền với đặc điểm và tính chất khác nhau. Vì thế, sau khi hiểu rõ về khái niệm nhượng quyền kinh doanh là gì? Bạn cần phải nắm rõ về các loại nhượng quyền kinh doanh đang tồn tại trên thị trường hiện nay.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Trong các loại nhượng quyền kinh doanh thì nhượng quyền toàn diện là loại có cấu trúc chặt chẽ, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Loại hình này thể hiện mức độ hợp tác, cam kết chặt chẽ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.

Thời gian ký kết có hiệu lực từ 5 năm cho đến 30 năm. Bên nhượng quyền có trách nhiệm chia sẻ, chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố sau đây:

  • Hệ thống thương hiệu
  • Bí quyết trong kinh doanh và cả công nghệ sản xuất sản phẩm. 
  • Hệ thống vận hành: mô hình, chiến lược, chính sách quản lý, cách thức quảng cáo,…
  • Sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh thực hiện chuyển nhượng

Bên nhận nhượng quyền cần thanh toán đầy đủ phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động – đây là hai khoản phí chính. Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn có thêm các khoản phí khác như: phí thiết kế, phí trang trí, phí Marketing,…

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Không đầy đủ như mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện ở trên, với mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện chỉ chuyển nhượng một số yếu tố như: nhượng quyền sản phẩm, quyền về công thức sản xuất, quyền sử dụng hình ảnh.

Với loại nhượng quyền kinh doanh này, bên nhượng quyền kinh doanh thường không quá chú trọng việc kiểm soát hoạt động của bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý

Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý là một trong những hình thức nhượng quyền đang được quan tâm hiện nay.

Hình thức nhượng quyền này thường được các chuỗi khách sạn lớn, chuỗi thực phẩm, chuỗi đồ uống,…áp dụng. Bên nhượng quyền kinh doanh sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cho bên được nhượng quyền bằng cách cung cấp người quản lý/ người điều hành thương hiệu, mô hình kinh doanh.

Nhượng quyền kinh doanh có đầu tư vốn

Khi nhượng quyền kinh doanh cho đơn vị, tổ chức khác, các bên nhượng quyền có thể tham gia đầu tư vốn dưới dạng liên doanh để trực tiếp điều hành, quản lý hệ thống, mô hình.

Ưu điểm của hình thức nhượng quyền kinh doanh

“Thương trường như chiến trường”, vậy nên việc tìm kiếm các hình thức kinh doanh phù hợp luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Nhượng quyền kinh doanh đang là hình thức được quan tâm hiện nay, vậy ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm rủi ro

Trong kinh doanh, rủi ro là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu là người mới kinh doanh, đang lo lắng không biết phải bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo hình thức kinh doanh dưới dạng nhượng quyền. 

Khi lựa chọn hình thức này, bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ, đào tạo, chia sẻ các chiến lược và hướng dẫn bạn các bí quyết kinh doanh tốt nhất cho thương hiệu. Việc được chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có, tiết kiệm tối đa các chi phí.

Gia tăng niềm tin với khách hàng

Không những thế, đơn vị nhượng quyền kinh doanh thường là các công ty, doanh nghiệp lớn đã tạo được tiếng vang trên thị trường, điều này giúp bạn dễ tiếp cận với khách hàng hơn.

Vì vậy, khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, đừng quên tận dụng những tiềm năng đã có sẵn của doanh nghiệp, thương hiệu nhượng quyền để khẳng định chất lượng của mình.

Tận dụng tối đa các nguồn để phát triển kinh doanh

Khi tham gia hình thức nhượng quyền kinh doanh, bên được nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa về sản phẩm, các nguồn nguyên liệu đi kèm (nếu có), các nền tảng để quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Nếu như khi bắt đầu kinh doanh bạn phải loay hoay để tìm kiếm từ đầu vào, nguồn ra, các thức vận hành,…thì khi kinh doanh nhượng quyền bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian vì đã có nguồn nhân lực hỗ trợ.

Kết luận

Sau khi tìm hiểu nhượng quyền kinh doanh là gì và những ưu điểm của hình thức này, bạn cảm thấy đây thực sự là một xu hướng mới và thật là gợi ý lí tưởng để bắt đầu đúng không nào? Để việc hoạt động sau khi nhượng quyền kinh doanh diễn ra thuận lợi, bạn nên cân nhắc, tìm hiểu và lựa chọn thật cẩn thận các bên nhượng quyền, tránh những rủi ro không đáng có.

Tại Viết Bài Xuyên Việt vẫn còn nhiều thông tin hữu ích bổ trợ cho con đường Start up của bạn vì thế đừng ngần ngại gì mà không thường xuyên ghé thăm chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *