Để tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn, các doanh nghiệp không thể bỏ qua các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên, chạy quảng cáo ads trên các website luôn đòi hỏi yêu cầu khá cao và tốn kém chi phí. Vì vậy, dịch vụ Google Display Network của Google Adwords ra đời để hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị trực tuyến gọn nhẹ, dễ dàng hơn. Vậy bạn có biết chạy GDN là gì? Đừng lo lắng, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giải đáp những thông tin cần thiết về chạy GDN cho bạn nhé!
Mục lục
Chạy GDN là gì?
GDN là ký hiệu viết tắt của cụm từ Google Display Network, đây là một dạng quảng cáo hiển thị quảng cáo của gã khổng lồ Google. Mẫu quảng cáo GDN sẽ hiển thị dưới dạng Banner, và được “cư ngụ” tại những website là đơn vị liên kết chạy Google Adsense, chẳng hạn như Zing, Tuổi Trẻ, VnExpress, Dân Trí v.v…
Năm 2000, Google đã giới thiệu AdWords, một chương trình tự phục vụ nhằm tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Ngày nay, giải pháp quảng cáo của Google, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên điện thoại di động và quảng cáo video cũng như quảng cáo văn bản thuần túy mà Google đã giới thiệu hơn một thập kỷ trước, giúp hàng nghìn doanh nghiệp phát triển và thành công.
Dịch vụ quảng cáo GDN được hiển thị dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm: hình ảnh, media, video, chữ và số liệu.
- Quảng cáo dạng hình ảnh: Hình ảnh sẽ chiếm trọn kích thước Ads sẽ hiển thị trên website. Bố cục và hình nền có thể được thêm vào hình ảnh Ads.
- Quảng cáo dạng media: Ads tùy thuộc vào cách người dùng tương tác với nó mà chuyển động, thay đổi phù hợp.
- Quảng cáo dạng video: Hình thức này thường phổ biến khi chạy quảng cáo GDN trên mạng chia sẻ video, đặc biệt là trên Youtube.
- Quảng cáo dạng chữ và số liệu: Quảng cáo GDN cũng có hình thức quảng cáo bằng chữ tương tự như Google Search Network. Nó bao gồm tiêu đề quảng cáo và những câu từ hấp dẫn, gây chú ý với người dùng.
Dù có nhiều lựa chọn nhưng những Ads dạng hình ảnh vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bởi chạy GDN sẽ khiến người dùng tiếp nhận quảng cáo một cách thụ động. Và những hình ảnh sẽ thu hút họ mạnh mẽ, nhanh chóng hơn những câu chữ dài.
Chạy GDN sẽ khiến người dùng thụ động nhìn thấy quảng cáo bởi không phải họ trực tiếp tìm kiếm sản phẩm đó mà chỉ vô tình thấy được khi truy cập một trang web. Người dùng hoàn toàn có thể hứng thú tức thời với sản phẩm hoặc cũng có thể lướt qua nhanh chóng và quay lại với nội dung chính họ đang thực sự tìm kiếm. Đây chính là điểm khác biệt so với chạy quảng cáo với Google Search Network.
Lý do doanh nghiệp chọn chạy quảng cáo GDN là gì?
Với khả năng tiếp cận khách hàng thụ động như vậy, liệu cơ hội bán hàng có giảm đi? Lý do nào khiến doanh nghiệp chọn chạy GDN là gì? Dưới đây là 5 lý do nổi bật cũng chính là những ưu điểm của chạy GDN bạn nên tham khảo:
Tiếp cận người dùng bao quát hơn
Thông thường, khách hàng có nhu cầu rồi mới tìm mua sản phẩm, nhưng doanh nghiệp không dừng lại ở đó mà hoàn toàn có thể tự tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Quảng cáo GDN sẽ tự động xuất hiện, kích cầu, tạo hứng thú cho khách hàng kết nối mua sản phẩm.
Với lợi thế hơn 2 triệu website đăng ký chạy quảng cáo GDN, quảng cáo của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện và được người dùng click vào. Vì thế mà độ bao phủ quảng cáo của bạn cũng sẽ tăng lên nhiều lần và tiếp cận người dùng nhiều hơn.
Giảm bớt chi phí mỗi nhấp chuột CPC
Chi phí trên mỗi lần click mua của khách hàng (Cost Per Click) của chạy quảng cáo GDN thường rẻ hơn so với Google Search Network. Với những doanh nghiệp muốn hạn chế về ngân sách chi cho quảng cáo thì chạy GDN là một gợi ý tuyệt vời. Nó sẽ không tiêu tốn của bạn quá nhiều tiền mà vẫn hướng đến khách hàng tiềm năng.
Mức giá chọn lựa đa dạng
Thay vì cách trả phí quen thuộc Pay per click mà các doanh nghiệp quảng cáo phải trả phí cho các lượt click thì với chạy GDN, bạn có thể chọn Cost per mile (CPM). CPM là chi phí cho mỗi 1000 view hiển thị quảng cáo với người dùng. Lựa chọn này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và tăng lợi nhuận nhờ vào giảm phí chạy quảng cáo hiệu quả.
Nâng cao khả năng chuyển đổi mục tiêu của khách hàng
Chạy GDN tận dụng những tính năng của chạy quảng cáo bám đuôi rất tốt. Chạy quảng cáo bám đuôi (remarketing ads) giúp bạn tạo ra một chiến dịch mới nhắm vào những người dùng đã từng truy cập vào website có chứa ads của bạn.
Website sẽ theo dõi người dùng thông qua cookies và cân nhắc hiển thị quảng cáo với khách hàng thêm nhiều lần nữa. Ấn tượng của khách hàng với quảng cáo sẽ tăng dần, họ bị thuyết phục và có cơ hội chuyển đổi mục tiêu, quan tâm sản phẩm hơn.
Nhược điểm của chạy quảng cáo GDN
Ngoài những thông tin về chạy GDN là gì, ưu điểm nổi bật ra sao thì trước khi lựa chọn chạy GDN, bạn cần lưu ý tới 3 nhược điểm của chạy GDN:
Sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp đối thủ
Với những website chất lượng, độ tin cậy cao thì đương nhiên bất cứ doanh nghiệp chạy quảng cáo nào cũng muốn sản phẩm của mình xuất hiện trên đó. Vì vậy, sức cạnh tranh để xuất hiện ads càng gay gắt khi bạn phải đối đầu với những đối thủ mạnh như các doanh nghiệp lớn.
Hành vi khách hàng không thể điều chỉnh
Với độ bao phủ xuất hiện quảng cáo rất lớn nên đối tượng người dùng tiếp cận cũng rất đa dạng, không thuộc cùng một nhóm khách hàng cụ thể. Vì thế nên ads có thể xuất hiện và gây phiền hà với những người không có nhu cầu về sản phẩm đang quảng cáo.
Khó kiểm soát hiển thị quảng cáo
Các quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ website nào có đăng ký chạy GDN. Cho dù Google vẫn luôn nỗ lực đặt quảng cáo ở những website có nội dung liên quan đến sản phẩm thì cũng không thể chính xác 100%. Ads có thể xuất hiện ở những website độc hại, có nội dung xấu làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và mang lại lượng truy cập kém chất lượng.
6 bước đơn giản để chạy quảng cáo GDN
Chắc hẳn bạn đã thấy được đặc điểm của chạy quảng cáo GDN và muốn áp dụng ngay hình thức này cho doanh nghiệp của mình?. Trước tiên, có một số thuật ngữ mà bạn cần biết như:
- CTR: Nó thể hiện tần suất click vào quảng cáo GDN của bạn, tính bằng Số lượt hiển thị/Số lần nhấp chuột. Chỉ số CTR đảm bảo thường nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,9.
- CPC tối đa: Banner quảng cáo GDN của bạn sẽ chỉ nhận những lượt click có giá thấp hơn CPC tối đa. CPC tối đa phản ánh chất lượng quảng cáo và giúp bạn kiểm soát ngân sách chi trả.
Và dưới đây là 5 bước giúp bạn thành công với chạy GDN:
Bước 1. Lựa chọn khách hàng mục tiêu để chạy GDN
Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Trực tiếp: Dựa vào phân tích nhân khẩu học (giới tính, lứa tuổi, thu nhập, sở thích,…) hoặc dựa vào những người đã từng truy cập website bạn muốn chạy GDN.
- Gián tiếp: Cách xác định này sẽ tiếp cận những người đã từng tìm kiếm từ khóa lên quan hoặc để banner quảng cáo xuất hiện trên những trang web chứa từ khóa đó. Cách này khá hữu hiệu với chỉ số CPC cao. Hay với những marketer chuyên nghiệp, họ sẽ nhắm tới những website đối tác để đặt quảng cáo trực tiếp.
Bước 2. Thiết kế banner quảng cáo GDN
Kích thước banner có 15 size khác nhau để đáp ứng các loại website mà các designer cần hoàn chỉnh. Lưu ý là dù với kích thước nào thì hình ảnh hay thông điệp đều phải thống nhất, tránh sai lệch khiến khách hàng khó nhận diện thương hiệu.
Bước 3. Landing Page
Việc xây dựng page rất quan trọng trong cơ chế quảng cáo GDN. Với những khách hàng tiềm năng, không có chủ ý tìm kiếm thương hiệu của bạn thì không nên dẫn họ đi lòng vòng qua trang chủ, sẽ khiến họ thấy phiền và bỏ qua. Thay vào đó, hãy thiết kế một Landing Page giúp tối ưu hóa chuyển đổi họ thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp.
Bước 4. Thiết lập quảng cáo GDN
- Đầu tiên, cần tạo một tài khoản Google Adwords và đăng nhập.
- Tiếp tục chọn “Campaign”, rồi chọn dấu “+” màu xanh bên góc trái cửa sổ.
- Sau đó, chọn “Select goal”, “Display Network” và điền trang đích (Landing Page) vào.
- Tiếp theo, bạn thực hiện cài đặt quảng cáo với các lựa chọn về ngôn ngữ, thời gian, tên chiến dịch, vị trí địa lý hiển thị,… Cuối cùng tải banner đã thiết kế ở bước 2 lên và ấn “Tạo chiến dịch”.
Bước 5. Kiểm tra, đo lường kết quả chạy GDN
Để chắc chắn rằng, việc chạy GDN của mình có hiệu quả, bạn không thể bỏ qua bước này. Một gợi ý là dùng Google Analytics để phân tích tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Nếu chưa thực sự hiệu quả, hãy thử tăng gói thầu chạy quảng cáo hoặc xem xét lại thiết kế banner tối ưu, hấp dẫn chưa nhé!
Kết luận
Như vậy, Viết Bài Xuyên Việt đã chia sẽ cho bạn đọc một công cụ quảng cáo đang được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về chạy GDN là gì và những đặc điểm khi sử dụng phương thức quảng cáo này. Chúc các bạn vận dụng hiệu quả phương thức quảng cáo này để quảng bá thương hiệu, nâng cao doanh số hơn!