Doanh Nghiệp SMEs: Khái niệm và đặc điểm

Ở Việt Nam có tới 98% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ (hay còn gọi là SMEs). Không phải ngẫu nhiên mà loại doanh nghiệp này lại được hình thành và phát triển nhiều đến vậy. Dù với quy mô nhỏ nhưng những đóng góp của các doanh nghiệp này lại rất lớn đối với nền kinh tế. Vậy cụ thể doanh nghiệp SMEs là gì, những vai trò và đặc điểm chính của nó ra sao, hãy cùng giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này của Viết Bài Xuyên Việt nhé!

Doanh nghiệp SMEs là gì

Khái niệm doanh nghiệp SME là gì

SME hay SMES là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise và được hiểu là doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. Doanh nghiệp SMEs đều có trụ sở giao dịch chính, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; vốn, số lượng lao động và doanh thu nhỏ. Số lượng doanh nghiệp SMEs trên thế giới chiếm đến 95% và tạo ra việc làm cho khoảng 50% cho người lao động. 

Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DOANH NGHIỆP SMES) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.

Doanh nghiệp SME

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.

Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Vai trò của doanh nghiệp SMEs

Với một số lượng rất lớn như vậy, doanh nghiệp SMEs đóng vai trò như thế nào? Dù mỗi doanh nghiệp SMEs chỉ có quy mô vừa, nhỏ hay siêu nhỏ nhưng số lượng lớn tập hợp lại sẽ chiếm giữ vai trò khá quan trọng với nền kinh tế nước nhà: 

  • Doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ giúp ổn định và phát triển nhanh chóng nền kinh tế, đặc biệt là ở những nước công nghiệp. Không chỉ vậy, SMEs còn giúp nền kinh tế trở nên năng động hơn bởi khi hoạt động ở quy mô nhỏ nó dễ dàng thay đổi để phát triển.  
  • Doanh nghiệp SMEs thường tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ quan trọng. Nó sản xuất hàng hóa chưa thành phẩm; các chi tiết, linh kiện để lắp ráp thành hàng hóa thành phẩm.
  • Không chỉ vậy, nó còn giúp những làng nghề truyền thống được vực dậy, khai thác được tiềm năng trí tuệ trong nhân dân, đưa vào kinh doanh hợp lý và còn hướng tới xuất khẩu. Cũng nhờ đó mà các SMEs tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giúp cải thiện thu nhập và ổn định xã hội.
  • Là trụ cột vững chắc của nền kinh tế địa phương khi có khả năng tận dụng những điểm mạnh ngay tại khu vực như: nhân lực, vật lực,… để kinh doanh.
  • Số lượng lớn SMEs tại khắp các địa phương trên cả nước không chỉ giúp đóng góp cho ngân sách của chính địa phương đó mà còn giúp nâng cao GDP quốc gia. Ngoài ra, nó còn thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn trong xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí.

Phân loại doanh nghiệp SMEs

Tại Việt Nam, doanh nghiệp SMEs được phân loại với 2 nhóm lĩnh vực kinh doanh và dựa vào tiêu chí về quy mô số lượng lao động, vốn và doanh thu như sau:

Phân loại với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn không quá 3 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 10 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 10 người/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn không quá 50 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 100 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 50 người/năm.
  • Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn không quá 100 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 300 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 100 người/năm.

Phân loại với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn không quá 3 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 3 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 10 người/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn không quá 20 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 50 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 100 người/năm.
  • Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn không quá 100 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không quá 200 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, bình quân số lượng lao động tham gia BHXH không quá 200 người/năm.

Phân biệt doanh nghiệp SMEs và Start – up

Qua khái niệm về doanh nghiệp SMEs là gì thì có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa SMEs và Start – up. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt, với phần thông tin so sánh bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ, hiểu đúng hơn về SMEs và Startup khác nhau như thế nào nhé!

DOANH NGHIỆP SMEsSTART- UP
Khái niệmLà doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc có quy mô siêu nhỏLà doanh nghiệp bắt đầu bước vào kinh doanh và thường tăng trưởng nhanh về quy mô. 
Mục tiêuSMEs thường nhắm tới ngành nghề có lợi nhuận cao như dịch vụ ăn uống, thời trang, hàng hóa tiêu dùng,… Start – up hướng vào những giải pháp công nghệ hoàn toàn mới, giúp quy trình hóa bộ máy vận hành để nó có thể thay thế nhiều vị trí, chuyển giao cho nhiều người.
Chủ đầu tưChủ sở hữu của SMEs thường là cá nhân, thành viên trong gia đình. Start – up thường được nắm giữ bởi đại hội đồng cổ đông, nhiều nhà đầu tư để tăng khả năng huy động vốn, giúp start – up phát triển. 
Tốc độ tăng trưởngVới doanh nghiệp SMEs thường không đòi hỏi lợi thế cạnh tranh độc đáo mà kinh doanh trên mô hình có sẵn, đã được chứng minh về lợi nhuận.Start – up thì phải cạnh tranh mạnh hơn để hoạt động trên quy mô toàn cầu, thậm chí phải chấp nhận thua lỗ ở những ngày đầu khởi sự để tiếp tục hoàn thiện quá trình kinh doanh. 

Doanh nghiệp SMEs có những thuận lợi và khó khăn nào?

Đến đây, bạn đã thực sự hiểu rõ doanh nghiệp SMEs là gì rồi đúng không nào? Ở mỗi mô hình kinh doanh đều tồn tại những ưu điểm, hạn chế nhất định và tất nhiên SMEs cũng không ngoại lệ.

Điểm thuận lợi của doanh nghiệp SMEs

Một số thuận lợi của SMEs khiến cho loại hình doanh nghiệp này được nhiều doanh nhân lựa chọn bao gồm:

  • Khả năng vận hành linh hoạt, dễ thay đổi về quản lý kinh doanh, nhân sự,… để thích nghi với thị trường.
  • Chi phí đầu tư không quá lớn, ít phải chịu thua lỗ nặng, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. 
  • Nguồn vốn dễ huy động bởi chính sách cho vay của các ngân hàng lớn

Những khó khăn thường gặp của doanh nghiệp SMEs

Bên cạnh những cơ hội “béo bở” thì những khó khăn mà doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ phải đối mặt như:

  • Doanh nghiệp nếu không tiếp cận được vốn vay, nhà đầu tư sẽ rất khó để quay vòng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh, khó đột phá.
  • Khi tiềm lực tài chính bị bó hẹp, việc cạnh tranh với các thương hiệu, doanh nghiệp lớn cùng ngành sẽ càng gay gắt hơn. Vậy nên, các SMEs cần có những chiến lược quảng bá thương hiệu hết sức khôn khéo và tiết kiệm để chiếm trọn lòng tin của khách hàng.
  • Doanh nghiệp SMEs thường bị đánh giá thấp hơn doanh nghiệp lớn như công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có sẵn thương hiệu, uy tín.
  • Thực tế, người điều hành và quản lý doanh nghiệp nhỏ thường là người trong gia đình, nếu thiếu kỹ năng cần thiết dễ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Với những doanh nghiệp siêu nhỏ thì chế độ phúc lợi, lương thưởng thường sẽ hạn hẹp nên khó tìm kiếm và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao. 

XEM THÊM:

Kết luận

Như vậy, Viết Bài Xuyên Việt đã vừa gửi đến bạn đọc khái niệm chi tiết về doanh nghiệp SMEs là gì, cũng như những thông tin liên quan đến SMEs. Hãy luôn nhớ rằng, mọi công việc kinh doanh đều phải hết sức thận trọng trong từng bước đi bởi những cơ hội và rủi ro luôn song hành, nó có thể giúp bạn đổi đời, cũng có thể dìm bạn xuống đáy sâu.

Vậy nên hãy nắm rõ những đặc điểm, đặc biệt là những thuận lợi và khó khăn nếu muốn bước chân vào kinh doanh theo loại hình này. Chúc bạn thành công khi phát triển theo mô hình kinh doanh SEM nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *