Các doanh nghiệp ngày càng phải nhạy bén và đưa ra những phương thức kinh doanh tiếp cận được khách hàng sâu rộng hơn. Để thay đổi việc phân phối sản phẩm qua nhiều trung gian thì các doanh nghiệp/ công ty đã áp dụng mô hình D2C để bán trực tiếp cho khách hàng. Và mô hình này đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt cho nhiều doanh nghiệp. Vậy đặc điểm của mô hình D2C là gì? Mô hình này có gì khác biệt so với các mô hình truyền thống, hãy theo chân Viết Bài Xuyên Việt để giải đáp ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu mô hình D2C là gì?
D2C là viết tắt của cụm từ Direct to Customer, có nghĩa là trực tiếp tới khách hàng. Mô hình D2C được biết là mô hình bán hàng trực tiếp sản phẩm từ người bán đến người mua thông qua website của doanh nghiệp hay tại chính cửa hàng.
Mô hình D2C đã loại bỏ khâu phân phối qua trung gian như các đại lý bán buôn/sỉ, cửa hàng bán lẻ, môi giới,… Một số ngành nghề kinh doanh cho thấy hiệu quả cao khi áp dụng mô hình D2C bao gồm: mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng,… Đây thường là những sản phẩm nhỏ gọn, khách hàng có thể trải nghiệm và tìm hiểu sản phẩm trên môi trường online.
Quy trình mua theo D2C thông thường sẽ là khách hàng truy cập vào link phân phối trực tiếp sản phẩm của thương hiệu và đặt hàng. Sau đó, nhân viên sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và trao đổi thêm một số thông tin cần thiết giữa bên bán và bên mua. Cuối cùng đơn hàng sẽ chuyển đổi sang trạng thái đặt hàng thành công.
Trên thế giới, thương hiệu giày nổi tiếng Nike đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh D2C. Hiện nay, ở Việt Nam, các thương hiệu thời trang như Juno, Canifa, sản phẩm chăm sóc sức khỏe Saffron, mỹ phẩm LG Cosmetic,… cũng đang áp dụng mô hình này.
Ý nghĩa của mô hình D2C với doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh trực tiếp tới khách hàng này đang cho thấy tốc độ tăng trưởng rất nhanh, khoảng 34%, và đạt con số 13% trên tổng thị trường thương mại điện tử. Vậy ý nghĩa của mô hình D2C là gì, tại sao nên áp dụng mô hình này?
- D2C giúp doanh nghiệp giữ được mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Hơn nữa, nó có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng chặt chẽ hơn. Khi đó, bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi trực quan và chính xác. Với những đóng góp chân thực ấy giúp cải thiện quy trình kinh doanh của mình sao cho hài lòng các vị “thượng đế”
- Có tới hơn 40% khách hàng muốn mua sản phẩm theo hình thức D2C và 81% có ý định quay lại mua hàng theo khảo sát của Shopify. Vậy nên, có thể thấy mô hình D2C trong tương lai vẫn tiếp tục tăng trưởng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành bán lẻ toàn thế giới nói chung.
- Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hiện nay đang hướng đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Qua đó, các doanh nghiệp khi áp dụng D2C nhằm tiếp cận trực tiếp khách hàng, cắt giảm chi phí marketing đặc biệt là trong khâu phân phối. Vì thế, mô hình sẽ giúp kết nối khách hàng gần hơn với doanh nghiệp, giảm sức ảnh hưởng của các trung gian phân phối và tối ưu hóa lợi nhuận.
XEM NGAY: Mô hình kinh doanh Canvas là gì?
Cơ hội và thách thức của mô hình D2C trong kinh doanh
Qua khái niệm mô hình D2C là gì và ý nghĩa của nó, hẳn rằng bạn đang rất muốn tìm hiểu cặn kẽ những cơ hội và thách thức khi lựa chọn mô hình kinh doanh này? Quả thật, bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp ở thời đại công nghệ mới, thì mô hình D2C vẫn còn nhiều thách thức tồn đọng bắt buộc các chủ công ty/ doanh nghiệp cần phải đối mặt.
Những cơ hội phát triển từ mô hình D2C
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” vì thế trước khi đi đến những thách thức mà bạn cần đối đầu, thì Viết Bài Xuyên Việt sẽ cùng bạn nhìn ngắm khung cảnh đầy triển vọng của mô hình D2C trong tương lai
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi phải tìm nhà trung gian phân phối, không phải chiết khấu hoa hồng cho trung gian. Và mô hình D2C còn giúp tránh được những xung đột giữa các trung gian phân phối.
- Giúp khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm bởi nó được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Từ đó, doanh nghiệp hạn chế được chi phí quảng cáo thương hiệu, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
- Doanh nghiệp có thể thu về lượng data lớn của khách hàng, nắm bắt được sở thích, hành vi, thói quen tiêu dùng để thực hiện remarketing hiệu quả nhất. Hay khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm, doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu để phân tích, cải tiến hay đổi mới sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhất.
- Doanh nghiệp được kiểm soát mọi hoạt động tương tác và toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng, không lo trung gian phân phối thiếu chuyên nghiệp làm ảnh hưởng tâm lý khách hàng.
- Doanh nghiệp có thể xác định được điểm chạm với khách hàng, thu thập được thông tin về trải nghiệm khi mua hàng.
Thách thức khi áp dụng mô hình kinh doanh D2C
Để nhìn nhận một cách toàn diện hơn về mô hình kinh doanh D2C thì bạn không thể bỏ qua những thách thức, khó khăn mà nó đem đến như:
- Với những doanh nghiệp mới chuyển đổi sang mô hình kinh doanh D2C thì cần đồng nhất trải nghiệm của khách hàng từ sản xuất, phân phối đến chăm sóc trước, trong và sau mua. Những trải nghiệm của khách hàng phải thực sự trọn vẹn ở mọi khâu, tránh “đầu voi đuôi chuột”, sai lầm ở 1 bước có thể ảnh hưởng toàn bộ danh tiếng của thương hiệu.
- Với những doanh nghiệp vừa thành lập và áp dụng ngay mô hình D2C, mô hình D2C đòi hỏi nguồn vốn lớn để đầu tư cho hệ thống bán hàng Online (website, fanpage, trang thương mại điện tử) và Offline (hệ thống các cửa hàng bán lẻ của hãng,…).
- Tính cạnh tranh giữa các thương hiệu cùng ngành sẽ ngày càng gia tăng.
Kết luận
Sự phát triển của D2C không tồn tại trên cơ sở lý thuyết, mà nó đã chứng thực hiệu quả bằng những con số đã được Viết Bài Xuyên Việt gửi đến như trên. Nike, HIMS hay Away là các thương hiệu nổi tiếng áp dụng mô hình D2C thành công. Còn bạn thì sao? Khi hiểu rõ mô hình D2C là gì cũng như những cơ hội lẫn thách thức mà nó đem đến, bạn có dám thử?
Hãy lưu ý rằng để thực sự thành công với nó, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một nguồn vốn nhằm phòng tránh các rủi ro gây ra, và phải sở hữu cho mình nguồn kiến thức thật vững vàng về mô hình D2C nói riêng, hay kiến thức kinh doanh nói chung. Đừng quên đồng hành cùng Vietbaixuyenviet.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!