Chiến lược đại dương đỏ là gì?

 Chiến lược đại dương đỏ còn được biết đến với tên gọi khác là Red Ocean Strategy. Đây là một khái niệm quen thuộc, được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu xem chiến lược này là gì nhé.

Tìm hiểu về chiến lược đại dương đỏ

 Dưới đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu về chiến lược quen thuộc trong kinh doanh này. Thông tin này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích đấy.

Định nghĩa Đại dương đỏ

 Đại dương đỏ mang ý nghĩa là một thị trường đã được đi vào khai thác với một số hoặc rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Nó chính là những thị trường truyền thống đang được nhiều người khai thác theo những cách đa dạng. Ở đó, có rất nhiều đối thủ chờ sẵn người kinh doanh.

 Sự cạnh tranh trong những đại dương đỏ là cực kỳ gay gắt. Đó là do những quy định đã được thiết lập một cách rõ ràng sau một thời gian dài phát triển. Thị phần bán hàng đã được phân chia một cách kỹ lưỡng cho những nhà đầu tư. Rất khó để có thể tiếp tục khai thác cũng như mở rộng thêm thị trường này.

 Xem thêm: 10 trang bán hàng giá sỉ lớn nhất Việt Nam.

Chiến lược đại dương đỏ là gì?

chiến lược đại dương đỏ

 Trong kinh doanh, chiến lược này sẽ dựa trên sự cạnh tranh giả định rằng những điều kiện, cấu trúc đặc trưng của một ngành đã được xác lập. Và các công ty muốn tham gia vào thị trường bắt buộc phải bắt đầu cạnh tranh trong điều kiện đó để tìm kiếm cho mình nguồn khách hàng cũng như vị trí nhất định trong thị trường.

 Khái niệm đại dương đỏ có thể được liên tưởng tới màu máu. Người ta ví màu đỏ của đại dương này chính là máu của những cá mập trong ngành kinh doanh đang cắn xé lẫn nhau để tranh dành cho mình những miếng mồi ngon. Điều này không có nhiều khác biệt so với việc các doanh nghiệp nỗ lực tranh giành thị phần trên thương trường đầy khốc liệt.

 > Xem thêm: Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh.

Có nhiều đại dương đỏ trong nền kinh tế hiện nay?

 Trải qua những lần thay đổi, phát triển, nền kinh tế hiện nay đã đạt đến một độ bão hòa. Ở đó, hầu hết là những đại dương đỏ với những cá mập to lớn và cơ hội ngày càng thêm nhỏ nhoi.

 Đại dương đỏ chính là mọi ngành công nghiệp tồn tại đến thời điểm này. Những không gian, thị trường được biết đến trong nền kinh tế hiện đại. Trong đại dương đỏ, những ranh giới, ngành cũng như luật kinh doanh đều đã được thiết lập. Và những người tham gia vào thị trường này phải chấp nhận những điều đó. Chúng giống như những quy tắc trong một trò chơi mà bất kỳ ai tham gia để phải tuân thủ.

 > Xem thêm:

Những đặc trưng cơ bản của chiến lược đại dương đỏ

 Trong những chiến dịch này, mục đích của doanh nghiệp chính là đánh bại đối thủ để giành lấy thị phần. Một chiến lược đại dương đỏ có những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Doanh nghiệp sẽ tập trung vào một thị trường đã tồn tại. Họ sẽ phát triển những kế hoạch kinh doanh trong thị trường đó, nơi đã có rất nhiều đối thủ.
  • Các doanh nghiệp trong đại dương đỏ sẽ tập trung vào việc đánh bại đối thủ của mình.
  • Trong thị trường này, người tham gia cần chú ý tới việc đánh đổi giữa giá trị và chi phí để mình trở nên nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng

 Sự đánh đổi giữa giá trị, chi phí là quan điểm quan trọng trong thị trường này. Nó có nghĩa là công ty có thể lựa chọn giữa việc tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng. Nhưng họ sẽ phải chi trả những khoản đầu tư lớn. Một lựa chọn ngược lại chính là tập trung vào ít giá trị hơn với khoản chi ít hơn.

Đại dương đỏ khác gì so với đại dương xanh?

 Trái ngược với đại dương đỏ, đại dương xanh tập trung vào việc khai thác những thị trường mới. Dưới đây, chúng ta cùng so sánh sự khác biệt giữa hai chiến lược này nhé.

Chiến lược đại dương đỏ

Chiến lược đại dương xanh

Cạnh tranh trong những thị trường sẵn có.

Tạo ra thị trường mới, không có cạnh tranh.
Tập trung vào việc đánh bại đối thủ để giành lấy thị phần. Làm cho việc cạnh tranh với đối thủ trở nên không còn quan trọng.
Khai thác các nhu cầu hiện tại của người dùng. Tạo ra và đáp ứng những nhu cầu mới cho người tiêu dùng.
Bắt buộc phải chấp nhận việc đánh đổi những giá trị mang lại cho khách hàng và chi phí phải bỏ ra. Phá vỡ sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí trong kinh doanh.

Có thể thấy rằng, nếu đại dương đỏ tập trung vào những hướng đi sẵn có với nhiều đối thủ, đại dương xanh đi theo hướng hoàn toàn ngược lại. Ở đó, có những khoảng trống thị trường chưa từng được khai phá với tiềm năng, lợi nhuận đầy hy vọng.

Lời kết

 Như vậy, bạn đã có được những thông tin hữu ích về chiến lược đại dương đỏ trong kinh doanh. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn liên quan đến lĩnh vực này, đừng ngại chia sẻ với Viết Bài Xuyên Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *