Kênh phân phối trong Marketing là gì?

Trong Marketing, kênh phân phối là một phần quan trọng. Nhưng kênh phân phối trong Marketing là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về điều đó, tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Viết Bài Xuyên Việt nhé.

Kênh phân phối trong Marketing là gì?

Kênh phân phối còn được biết với tên gọi khác là Marketing Channel hay Distribution Channel. Đây là tập hợp những tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau  và cùng tham gia đưa những sản phẩm/ dịch vụ khác nhau đến với người sử dụng.

Kênh phân phối là tập thể/ cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng

Hiểu một cách đơn giản, mọi cá nhân/ tập thể tham gia vào quá trình lưu thông sản phẩm, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng đều được gọi kênh phân phối.

Kênh phân phối có phải là hình thức phân phối?

Hiện nay, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa kênh phân phối và hình thức phân phối. Khái niệm kênh phân phối được dùng để chỉ các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, hình thức phân phối là khái niệm dùng để chỉ những cách thức khách hàng mua hàng như thế nào.

Ý nghĩa của kênh phân phối trong Marketing là gì?

Trong Marketing, kênh phân phối có ý nghĩa rất lớn. Việc lựa chọn kênh phân phối như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp.

Mọi quyết định của doanh nghiệp đó trong việc lựa chọn kênh Marketing đều tác động mạnh mẽ tới những kế hoạch Marketing. Đồng thời, việc định toán giá cả sản phẩm và những công việc khác đều bị ảnh hưởng rất nhiều.

Chính vì vậy, kênh phân phối được các doanh nghiệp lựa chọn rất kỹ lưỡng. Ngay cả việc hợp tác giữa các doanh nghiệp liên quan với nhau cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các kênh phân phối trong lĩnh vực Marketing.

 > Xem thêm:

Phân loại kênh phân phối trong Marketing

 Hiện tại, các kênh phân phối trong Marketing được phân chia làm 3 nhóm chính. Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về những nhóm đó nhé.

Kênh phân phối trực tiếp

 Đây là kênh phân phối mà những thành phần tham gia trong kênh chỉ có người tiêu dùng sản phẩm và đơn vị sản xuất. Các đơn vị sản xuất sẽ tiến hành đưa trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Kênh phân phối gián tiếp

 Hiện tại, các kênh phân phối gián tiếp cũng được phân chia nhỏ thành 2 loại khác nhau. Cụ thể như sau:

Kênh phân phối truyền thống trong Marketing là gì?

 Hiểu đơn giản là khi hàng hóa được sản xuất ra, nó sẽ phân phối qua các trung gian. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng.

Kênh phân phối truyền thống đưa sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua trung gian

 Kênh phân phối trực tiếp sẽ có 3 loại nhỏ:

  • Kênh 1 cấp: Sản phẩm từ đơn vị sản xuất sẽ chỉ đi qua một trung gian duy nhất. Sau đó đến thẳng tay người tiêu dùng.
  • Kênh 2 cấp: Với kênh này, có 4 thành phần khác nhau tham gia vào quá trình phân phối. Cụ thể là nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng hàng hóa cuối cùng.
  • Kênh 3 cấp: Kênh này gồm 5 thành phần khác nhau tham gia vào quá trình phân phối. Bao gồm nhà sản xuất, đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ, người dùng.

Kênh phân phối hiện đại

 Với kênh phân phối này, nhà sản xuất và các trung gian sẽ được hợp lại thành một thể thống nhất. Các loại hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến tay của người tiêu dùng từ thể thống nhất đó.

Kênh phân phối đa cấp

 Kênh phân phối này khá phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Là kênh phân phối mà những thành phần tham gia ngoại trừ nhà sản xuất đều giữ cả hai vai trò là người phân phối sản phẩm và người tiêu dùng sản phẩm.

Đa cấp là khái niệm kênh phân phối vốn quen thuộc với chúng ta

 Với kênh phân phối này, ưu điểm nổi trội nhất chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho những chiến dịch quảng cáo. Thay vào đó, họ sẽ chi trả những khoản hoa hồng cho mọi người tham gia làm trung gian trong kênh phân phối đó.

Làm sao để có được kênh phân phối phù hợp?

 Sau khi biết kênh phân phối trong Marketing là gì, chắc hẳn bạn cũng tò mò làm sao để xây dựng được một kênh phù hợp với doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm được điều đó với những bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Phân tích hành vi/ xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu.
  • Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối hướng đến là gì?
  • Bước 3: Liệt kê những kênh phân phối, hình thức phân phối có thể lựa chọn cho hoạt động kinh doanh, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Đánh giá các phương án một cách kỹ lưỡng. Từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp.

 Những bước trong việc lựa chọn kênh phân phối này cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Từ đó, đảm bảo mang lại hiệu quả cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

 > Xem thêm: M&A là gì?

Lời kết

Hy vọng những thông tin này giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.

 Như vậy, bạn đã biết kênh phân phối trong Marketing là gì và những vấn đề liên quan để có thể mang lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng bạn có thể áp dụng nó một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *