Khi thực hiện các chiến dịch marketing hay bất cứ một hoạt động nào khác thì điều đầu tiên mà các công ty, doanh nghiệp phải làm đó là lên một bản tóm tắt. Một bản brief cho nhà quản trị biết doanh nghiệp sẽ phải làm và cần làm gì khi tiến hành các chiến lượng. Đồng thời có thể nhận định được chiến lược đó có khả thi hay không. Vậy brief là gì? Có mấy loại brief? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Brief là gì?
Brief là gì? Brief được hiểu là bản tóm tắt mà khách hàng cung cấp cho các công ty dịch vụ marketing. Những bản tóm tắt sẽ chứa đựng các thông tin cần thiết nhằm giúp cho công ty cung cấp dịch vụ hiểu được yêu cầu của chính mình.
Một bản tóm tắt được đánh giá cao thường chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản như sau:
- Cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng.
- Đưa ra nhu cầu khách hàng muốn giải quyết.
- Truyền cảm hứng cho người thực hiện dự án, chiến lược đó.
>>> Xem ngay: Các cách loại bỏ các tài nguyên chặn hiển thị
Có mấy loại brief?
Sau khi đã biết brief là gì, Viết Bài Xuyên Việt sẽ chia sẻ cho bạn những loại brief phổ biến hiện nay. Hai loại brief hiện được sử dụng phổ biến đó là:
Communication brief
Đây là bản tóm tắt được sử dụng giữa khách hàng và bộ phận account trong công ty agency. Bản tóm tắt này cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dự án. Nội dung chính của bản tóm tắt này như sau:
- Project: Mục đích thực hiện chiến lược.
- Client: Đơn vị đầu tư.
- Brand: Thông tin thương hiệu. Bao gồm đầy đủ tất cả những điều bạn cần biết và sẽ phải tìm hiểu về thương hiệu đó.
- Project description: Mô tả những yêu cầu đầy đủ, chi tiết về dự án.
- Brand background: Thông tin nền tảng về phân tích thị trường, phân tích thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ,…
- Objectives: Mục đích truyền thông cần làm khi thực hiện chiến lược.
- Target Audience: Đối tượng mục tiêu hướng đến.
- Coverage: Địa bàn thực hiện.
- Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch.
- Timing: Thời gian trình bày ý tưởng.
Bản tóm tắt này chỉ mang tính chất sơ qua, sau khi hai bên gặp nhau và trao đổi kỹ càng hơn, Agency sẽ tiếp tục đưa ra những brief chi tiết hơn.
Creative brief
Sau khi đã có communication brief trong tay, account sẽ lựa chọn những thông tin quan trọng để chuyển lại cho Creative team. Những thông tin này cần đảm bảo yếu tố ngắn gọn, súc tích, cung cấp đầy đủ thông tin mà đội nhóm sáng tạo cần sử dụng.
Rất nhiều bạn vẫn thường thắc mắc tại sao không chuyển communication brief cho creative team. Lý do đơn gian chính là có nhiều thông tin trong communication brief không cần thiết cho creative team.
Nội dung chính của creative brief bao gồm:
- Job description: Mô tả công việc cụ thể.
- Target Audience: Thông tin khách hàng mục tiêu.
- SMP (Single – Minded – Proosition): Điểm khác biệt nhất của sản phẩm có tác động lớn tới khách hàng.
- Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng sau khi chiến dịch diễn ra.
- Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch.
Các yếu tố cấu tạo nên brief chuẩn
Nắm rõ định nghĩa brief là gì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra một bản tóm tắt chuẩn. Một số yếu tố tạo nên bản tóm chất lượng bạn nên tham khảo như sau:
Ngắn gọn, dễ hiểu
Đặc điểm của những bản tóm tắt chính là ngắn gọn nhưng vẫn phải truyền tải đầy đủ thông tin cho công ty agency. Thông tin đưa ra trong brief cần phải là những thông tin cốt lõi, súc tích, tuyệt đối không nên dài dòng.
Từng nội dung cần phải có mục tiêu và trách nhiệm cụ thể. Điều này rất quan trọng và được đánh giá rất cao, giúp cho nội dung trở nên hoàn chỉnh hơn. Nội dung của bản tóm tắt cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Vấn đề cần được giải quyết là gì?
- Đối tượng hướng đến là ai?
- Sản phẩm, dịch vụ hướng đến trong chiến dịch.
Mục tiêu của chiến dịch
Bất kỳ chiến dịch nào cũng phải đặt ra mục tiêu cụ thể để agency có thể cố gắng hoàn thành và đạt được nó trong thời gian quy định. Bạn kỳ vọng sau khi thực hiện chiến dịch sẽ nhận được những gì, đây là phần bạn phải truyền tải được cho agency hiểu.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Hãy xác định chính xác đối thủ cạnh tranh của bạn, đưa ra những điểm khác biệt của đối thủ với bạn. Đây chính là cơ sở để bạn thực hiện chiến dịch hiệu quả hơn. Đồng thời nắm bắt được hướng đi chính xác và tích cực trong việc lập kế hoạch hoàn chỉnh.
>>> Xem ngay: Ma trận SWOT là gì
Thời gian
Bất kỳ chiến lượng nào cũng cần có thời gian thực hiện cụ thể. Phần thời gian này để bạn nhận định kết quả và là cơ sở để agency tiến hành dự án đúng tiến độ.
Như vậy, Viết Bài Xuyên Việt đã chia sẻ cho bạn biết brief là gì và các thông tin hữu ích liên quan đến bản tóm tắt. Một bản tóm tắt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho agency để thực hiện chiến dịch thu về kết quả tốt nhất.