NDA là gì: Khái niệm và phân loại

NDA là gì? Đây là một trong những thuật ngữ thường xuyên gặp trong hoạt động kinh doanh, các giao dịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu NDA nghĩa là gì? Vai trò của nó như thế nào?,…Toàn bộ những thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp một cách cụ thể, chi tiết qua nội dung bài viết bên dưới của Viết Bài Xuyên Việt!

NDA là gì?

NDA là gì– cụm từ viết tắt của Non – disclosure agreement, đây được hiểu là thỏa thuận không tiết lộ về thông tin của ít nhất 2 bên liên quan về kiến thức, tài liệu, thông tin mật,…mà các bên muốn chia sẻ với nhau nhưng lại không muốn bên thứ 3 biết hoặc hạn chế quyền truy cập.

NDA là gì

NDA còn được gọi bằng nhiều tên khác như:

  • Confidentiality agreement – CA: Thỏa thuận bảo mật 
  • Confidential disclosure agreement – CDA: Thỏa thuận việc tiết lộ bí mật
  • Proprietary information agreement – PIA: Thỏa thuận thông tin độc quyền
  • Và secrecy agreement – SA:  Thỏa thuận bí mật

Các hình thức phổ biến của NDA là gì gồm: Tài liệu, ý tưởng doanh nghiệp, các chiến lược phát triển công ty, thỏa thuận bảo mật khách hàng của ngân hàng hay các bí mật kinh doanh,…

NDA sẽ được ký kết khi hai công ty, thực thể, cá nhân trong quá trình xem xét kinh doanh, cần nắm bắt được quy trình sử dụng trong kinh doanh của nhau với mục đích đánh giá các mối quan hệ kinh doanh tiềm năng.

Xem thêm:

Có bao nhiêu loại thỏa thuận NDA?

NDA hiện được thỏa thuận dưới nhiều loại khác nhau và nếu bạn muốn biết cụ thể, hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới!

Loại 1:  NDA đơn phương

NDA đơn phương chính là loại thỏa thuận được thực hiện 2 bên trong đó chỉ có 1 bên cung cấp, tiết lộ các thông tin, tài liệu bí mật của mình cho bên còn lại( có nghĩa là bên nhận thông tin và ký kết thỏa thuận nhằm đảm bảo giữ kín các bí mật)

Hiểu đơn giản hơn chính là bên có phát minh, sáng chế sẽ cung cấp cho bên khác biết và yêu cầu họ phải giữ kín bí mật sáng chế, bí mật kinh doanh, thương mại, không tiết lộ thông tin ra ngoài trước khi chúng được công bố công khai. Nó cũng đồng nghĩa với việc bên nhận không tiết lộ hoặc sử dụng thông tin mà không thực hiện bồi thường.

Loại 2: NDA song phương

Đây là những thỏa thuận có liên quan tới cả 2 bên. Tại loại NDA là gì này, 2 bên sẽ cùng cung cấp thông tin với nhau và thực hiện ký kết các yêu cầu về bảo mật tài liệu, thông tin, … Loại NDA này thường được dùng cho các công ty, doanh nghiệp khi chuẩn bị liên doanh hoặc sáp nhập cùng nhau.

Loại 3: NDA Đa phương

Bên cạnh 2 loại được giới thiệu ở trên thì còn có một loại khác cũng thường xuyên được sử dụng là NDA đa phương. Loại NDA này có liên quan đến 3 hoặc nhiều bên hơn nữa. Sẽ có 1 bên tiết lộ thông tin và các bên còn lại lúc này sẽ được yêu cầu giữ kín bí mật. Đây là loại  không bị bó buộc giống như NDA đơn phương hoặc song phương.

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp tiến hành một cuộc thử nghiệm nào đó và, muốn mời người tham gia test sản phẩm. Nhưng sản phẩm hiện đang trong quá trình thử nghiệm nên không được tiết lộ thông tin ra bên ngoài. Những người này sẽ được mời ký kết thỏa thuận NDA nhằm giúp doanh nghiệp bảo mật thông tin.

NDA đa phương được coi là loại NDA là gì có lợi bởi các bên liên quan có xem xét, thực thi  đồng thời chỉ thực hiện theo 1 thỏa thuận duy nhất. Nhưng nếu muốn có thỏa thuận NDA này thì phải có 1 cuộc đàm phán khá phức tạp để có thể đạt được sự đồng thuận và thống nhất về thỏa thuận đa phương.

Vai trò của thỏa thuận NDA

Trong các doanh nghiệp, khi tiến hành thỏa thuận, hợp tác, đàm phán, …thì việc bảo mật thông tin rất quan trọng, luôn được ưu tiên hàng đầu. Lúc này, vai trò của thỏa thuận NDA gồm:

  • Cho phép chia sẻ thông tin, không sợ tiết lộ cho bên thứ 3 biết
  • Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh biết được các bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khi thỏa thuận bị vi phạm, bên kia có thể yêu cầu pháp luật can thiệp để kiện, ngăn chặn và nhận được khoản bồi thường tài chính xứng đáng.

Các thông tin thiết yếu có trong thỏa thuận NDA

Thỏa thuận NDA là gì được lập ở ba cấp độ khác nhau theo như giới thiệu ở trên. Nhưng cho dù ở cấp độ gì thì cũng phải đảm bảo 6 thông tin chính sau:

  • Định nghĩa những yếu tố cấu thành thông tin bí mật. Ở đó quy định rõ về từng trường hợp cụ thể.
  • Thông tin những bên tham gia thỏa thuận NDA gồm: tên, xác nhận.
  • Những tuyên bố về các thông tin được  tiết lộ, quy định sử dụng các thông tin đó ra sao?
  • Danh sách những trường hợp loại trừ
  • Quy định thời gian
  • Những quy định khác có liên quan

Trên đây là những thông tin giúp lý giải NDA là gì?  Và một vài vấn đề có liên quan tới thoả thuận NDA. Hy vọng chúng có thể giúp bạn nắm rõ và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống, công việc.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào khác có liên quan bạn có thể để lại bình  luận phía dưới bài viết của Viết Bài Xuyên Việt  để nhận được giải đáp từ chúng tôi sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *