Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Mẫu Cho SMEs

Nhiều người thường lầm tưởng chỉ những tập đoàn, doanh nghiệp lớn mới cần đến bản kế hoạch kinh  doanh chi tiết. Điều này là không đúng, bởi ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần có kế hoạch cụ thể để hoạt động đúng hướng, và đem đến hiệu quả như mong muốn. Vậy bạn đã biết cách lập kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt theo dõi ngay các bước kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs hoàn chỉnh là như thế nào nhé!

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SMEs) thường kinh doanh ở một quy mô thị trường trung bình, việc cạnh tranh không quá gay gắt. SMEs ít đòi hỏi phải có lợi thế cạnh tranh đột phá nên việc lên kế hoạch kinh doanh chi tiết thường không được đặt nặng. Đa phần họ không có một kế hoạch kinh doanh chi tiết thật hoàn chỉnh hoặc nếu có thì chỉ gọi là “tạm bợ”.  

Kinh doanh không lập kế hoạch chính là đang tiến gần tới thất bại. Lý do bởi vì doanh nghiệp chưa thấy được thực trạng thị trường (điểm mạnh – yếu, cơ hội, thách thức,…); không nắm được nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp ứng phó khi gặp khó khăn bất ngờ. Và khi doanh nghiệp không có mục tiêu cho từng giai đoạn, sẽ rất mông lung mà không đứng vững lâu dài trên thị trường.

Một kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn thiện giúp doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn trong tương lai

Không chỉ là mục tiêu cần nỗ lực đạt được mà kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs còn là căn cứ để kiểm soát thu chi, đánh giá mức độ phù hợp với thực tế, quản lý công việc kinh doanh hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xem xét có nên tiếp tục phát huy những công việc đã làm hay cần có thay đổi, điều chỉnh thêm. 

Hơn nữa, lập ra một bản kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ thể hiện được năng lực lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp SMEs. Người quản lý doanh nghiệp dù ở quy mô vừa và nhỏ cũng cần sự khoa học và chuyên nghiệp. Như vậy, khả năng mở rộng và phát triển doanh nghiệp cũng cao hơn.

Kế Hoạch Kinh Doanh

Các bước lập kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs

Và chắc chắn bạn đang rất muốn biết các bước lập kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs “chuẩn không cần chỉnh” phải không? Dưới đây là 4 bước hoàn chỉnh của bài mẫu kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dành cho bạn: 

  • Tóm tắt dự án kinh doanh.
  • Xây dựng kế hoạch vận hành.
  • Kế hoạch marketing.
  • Kế hoạch tài chính.

Tóm tắt dự án kinh doanh

Tóm tắt dự án kinh doanh là bước đầu tiên, và cũng là bước quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Để gây ấn tượng với đối tác, nhà đầu tư phần này sẽ bao gồm các mục sau:

  • Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Trước tiên là tầm nhìn của SMEs với mục tiêu lớn nhất mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai. Tiếp đến, những cam kết mà doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt cho khách hàng được coi là sứ mệnh. Giá trị cốt lõi là những chuẩn mực của doanh nghiệp và phải luôn gắn liền với tầm nhìn, sứ mệnh.
  •  Lĩnh vực kinh doanh: Là ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động và phục vụ thị trường.
  • Thực trạng thị trường: Doanh nghiệp có thể tóm tắt thực trạng thị trường với mô hình SWOT ( Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức),… Trong đó, không nên bỏ qua đối thủ cạnh tranh là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của toàn bộ SMEs.
  • Thị trường mục tiêu: Không chỉ SMEs mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định thị trường mục tiêu mà mình sẽ dồn lực để phục vụ và thu về lợi nhuận chủ yếu. 
  • Khắc họa chân dung khách hàng tiềm năng: Từ việc phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, SMEs cần chỉ rõ những đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích,…) của khách hàng tiềm năng. Dựa vào đó sẽ đưa ra những chiến lược biến họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 

Xác lập kế hoạch vận hành

Để xây dựng kế hoạch vận hành cho SMEs cần xác định 4 yếu tố sau:

  • Định vị doanh nghiệp SMEs: Bạn cần chỉ ra điểm khác biệt so với doanh nghiệp đối thủ, đặc biệt là những ưu điểm vượt trội bạn sở hữu mà đối thủ không có được.
  • Nguồn cung ứng: Dù doanh nghiệp của bạn tập trung vào sản xuất hay kinh doanh thì đảm bảo đầu vào cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty. Vậy nên, bạn cần lên danh sách những nhà cung cấp và so sánh các tiêu chí giữa họ để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
  • Công nghệ: Ứng dụng công nghệ đặc biệt trong thời đại 4.0 này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động năng suất hơn. Vì thế, bạn cần tìm hiểu và áp dụng những công nghệ có thể hỗ trợ, thay thế giúp quy trình vận hành tự động hóa, giảm bớt công sức lao động. 
  • Quản lý rủi ro: Những vấn đề phát sinh, hỏng hóc ngoài ý muốn là không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Bạn cần lên kế hoạch, dự báo trước tình huống xấu và đề ra các phương án giải quyết tối ưu.

Hãy vận dụng tối đa các công nghệ trong thời đại 4.0 để xác lập kế hoạch vận hành phù hợp với thị trường

Lên kế hoạch marketing

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh sản phẩm là hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố marketing – mix 4P hay 7P:

Thông thường, với những SMEs kinh doanh lĩnh vực sản xuất hàng hóa thì cần chú trọng tới marketing mix 4P (Product, Price, Place, Promotion ). 

  • Sản phẩm (Product) là yếu tố cốt lõi; mỗi sản phẩm sẽ có chu kỳ sống ngắn hay dài, từ đó doanh nghiệp cần tính toán, cải tiến hay thay thế sản phẩm mới,… 
  • Có 6 chiến lược giá (Price) bao gồm Premium, Thâm nhập thị trường, Tiết kiệm, Hớt váng và Theo gói để doanh nghiệp chọn lựa tùy theo mục tiêu theo đuổi. 
  • Kênh phân phối (Place) sẽ giúp sản phẩm đến tay khách hàng một cách trọn vẹn. 
  • Xúc tiến thương mại (Promotion) là những chính sách quảng cáo thương hiệu, chương trình khuyến mại,… giúp công chúng/khách hàng ấn tượng hơn với thương hiệu và từ đó quyết định bỏ tiền mua hàng hóa.

Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, tri ân đặc biệt để thu hút khách hàng

Với những SMEs kinh doanh dịch vụ thì đòi hỏi lên kế hoạch về chiến lược marketing sâu rộng hơn với 7P, thêm 3P là People, Process và Physical Evidence

  • Con người (People) ở đây là chỉ những kỹ năng của nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Quy trình (Process) cần được tinh gọn nhất, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. 
  • Ngoài ra những kế hoạch nâng cao trải nghiệm thực tế (Physical Evidence) của khách hàng sẽ là lợi thế giúp doanh nghiệp nổi bật và khác biệt so với đối thủ.

Trong xu thế hiện đại ngày nay, không chỉ tập trung vào những phương pháp marketing truyền thông mà doanh nghiệp cần nhạy bén, lên kế hoạch cho hoạt động marketing online, digital marketing để giữ vững và gia tăng doanh số.

Xây dựng kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs cần có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự báo doanh số. Kết quả hoạt động kinh doanh gồm Bảng cân đối kế toán , Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra, dự báo doanh số trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp doanh nghiệp dự toán thu chi và xây dựng kế hoạch cho thời gian tới. 

Báo cáo, thống kê tài chính là bước không thể thiếu trong việc lập kế hoạch kinh doanh cho SMEs

BỎ TÚI THÊM: 10 Công Cụ Quản Lý Dự Án Online Tốt Nhất Bạn Nên Biết

Lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh cho SMEs

Với 4 bước lập kế hoạch kinh doanh cho SMEs như trên, Viết Bài Xuyên Việt lưu ý thêm cho bạn một số điểm sau đây để giúp bản kế hoạch được chỉn chu nhất:

  • Bản kế hoạch kinh doanh mẫu cần súc tích nhất có thể, hạn chế rườm rà câu từ khiến người xem nhàm chán, mất hứng thú với công việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn. 
  • Với người có chuyên môn thì những câu từ chuyên ngành kinh doanh có thể không phải là khó khăn. Tuy nhiên, bản kế hoạch này bạn có thể gửi tới đối tác, mời gọi nhà đầu tư, họ sẽ thấy khó hiểu và giảm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Dù yêu cầu súc tích nhưng không được quá vắn tắt, sẽ không phản ánh hết được thực trạng. Vậy nên, hãy thêm phần chú thích bằng ngôn từ dễ hiểu hay thể hiện bằng biểu đồ minh họa cho những nội dung khó hiểu nhé!
  • Từng kế hoạch cần gắn với khoảng thời gian cụ thể để chi tiết hóa và thông tin về hoạt động kinh doanh được rõ ràng hơn. 
  • Bản kế hoạch kinh doanh mẫu cho từng doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp với đặc thù riêng.
  • Bản kế hoạch sẽ thường xuyên được xem xét lại hiệu quả và điều chỉnh, bổ sung liên tục để phù hợp với quá trình phát triển.

Kết luận

Tóm lại, quá trình lập kế hoạch kinh doanh mẫu cho SMEs là không thể bỏ qua. Như câu nói trong truyện “Alice chuyện lạc vào xứ sở thần tiên” rằng “nếu không biết mình sẽ đi đâu thì đi đường nào cũng vậy”. Vì vậy, mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần lên kế hoạch công việc giúp hướng tới mục tiêu tốt nhất. Hãy luôn theo dõi Viết Bài Xuyên Việt để cập nhật thêm nhiều thông tin giúp doanh nghiệp cất cánh thành công nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *