CPL đã và đang được các doanh nghiệp, công ty, đơn vị đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ nó liên quan tới sự phát triển, lợi nhuận lâu dài của các kênh bán hàng. Vậy thực chất CPL là gì? Nó đóng vai trò gì trong mỗi doanh nghiệp, nhà bán hàng? Viết Bài Xuyên Việt sẽ cho bạn lời giải đáp.
Mục lục
1. CPL là gì?
CPL viết tắt của cụm từ Cost Per Lead – còn được hiểu là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Hay nói cách khác, CPL còn được gọi là dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Khi các nhà quảng cáo, doanh nghiệp, công ty, tổ chức chi tiền cho mỗi hành động đặc biệt của khách hàng thực hiện cho mục tiêu cuối cùng là làm lợi cho nhà quảng cáo.
Giới chuyên gia hay nhiều người còn gọi CPL là KPIs của mỗi chiến dịch quảng cáo. Nó hướng khách hàng tới việc điền vào một số biểu mẫu, bảng biểu …..nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, các nhãn hàng, công ty thông tin cơ bản như: Điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ nhà, địa chỉ gmail ……
Trong các CPL có khái niệm Lead, Lead ám chỉ những khách hàng tiềm năng/ khách hàng đầu mối trong mỗi chiến dịch quảng cáo. Những khách hàng này truy cập vào trang của nhà quảng cáo ở nhiều nền tảng như: Facebook, website, blog …..Rồi sau đó họ để lại các thông tin như: tên, số điện thoại, địa chỉ nhà …..Mà chính nhờ những thông tin này mà doanh nghiệp có được một data có khả năng cao mua, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ. Để họ thực hiện liên lạc trở lại nhằm quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ qua nhiều hình thức như: Tư vấn, tiếp thị, …….
Vậy CPL chính là số tiền để có được những khách hàng tiềm năng. Nó không phải là số tiền bỏ ra để có được đơn hàng, có được người mua, người sử dụng sản phẩm doanh nghiệp đang bán. Chỉ số CPL sẽ phụ thuộc vào chiến dịch đang áp dụng trên nền tảng Adwords, Facebook …..
>>> Xem thêm
2. Những lĩnh vực nên sử dụng CPL?
Thực chất, CPL trong marketing hướng đến đích là các Lead – Nó là thông tin của những khách hàng tiềm năng, có nhu cầu mua hàng. Họ không phải những khách sẵn sàng bỏ 100% tiền mua hàng như thông thường. Họ cần sự tư vấn, xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định. Chính bởi vậy, các quảng cáo CPL thích hợp cho các ngành với sản phẩm có giá trị cao.
- Lĩnh vực bất động sản: Rất nhiều trong số người có nhu cầu mua nhà cần tư vấn thêm về vay và các hình thức vay.
- Định cư và du học: Du học hay định cư nước ngoài đang là mảnh khá HOT hiện nay. Thế nhưng, ngoài chi phí đắt đỏ nó còn liên quan tới pháp lý, thủ tục khá phức tạp để đảm bảo an toàn. Do đó, họ là người cần tư vấn thêm về pháp lý….
- Lĩnh vực bảo hiểm: Những điều kiện ràng buộc khi đóng, hưởng bảo hiểm sẽ là vấn đề người mua bảo hiểm cần làm rõ và tư vấn.
- Ô tô: Có rất nhiều khách hàng muốn mua ô tô nhưng họ rất muốn và có nhu cầu lái thử xe, vay tài chính …..
3. Tầm quan trọng của CPL với nhà bán hàng
CPL là gì đã được giải thích rõ ở trên, vậy CPL có quan trọng với mỗi nhà bán hàng hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Khả năng chuyển đổi Sale trong doanh nghiệp, chất lượng các lead, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing, dịch vụ viết Content SEO ……Dễ hiểu hơn, khi số chi phí bỏ ra là CPL thu được lượng data thông tin các khách hàng tiềm năng. Việc khiến các khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp, công ty tổ chức, cá nhân bán hay cung cấp. Phụ thuộc vào trình độ đội ngũ sale/đội ngũ tư vấn, phụ thuộc uy tín, chất lượng các bên trung gian ….
Vậy CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Cần khẳng định rằng, việc chi tiêu CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thậm chí nó còn là “mỏ vàng” đào mãi không hết cho bất kỳ bên bán hàng nào. Như đã nói trên, các ngành nghề, sản phẩm có giá trị cao chính là đối tượng của CPL. Và khi các Lead thu được – là lượng khách tiềm năng khi được tư vấn, chăm sóc kỹ, chuyên môn sẽ đem lại lượng khách hàng. Và từ đó, lợi nhuận tối đa nhất có thể đạt được.
Tuy Lead chưa phải là khách hàng, thế nhưng, khả năng chuyển nó thành doanh thu là rất cao nếu nhà bán hàng biết tận dụng. Sử dụng nó cho các chiến dịch Marketing, khoanh vùng đối tượng tiềm năng để tạo ra nhiều đơn hàng hơn nữa.
4. Ưu điểm và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL
- Ưu điểm: Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người nhấp hay xem nhiều hay ít. CPL trong quảng cáo yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Các yêu cầu này cũng không hề phức tạp.
- Nhược điểm: Trong trường hợp thiếu nhân lực, nhân lực không đủ trình độ thì các Lead rất khó chuyển đổi thành khách hàng. Với nhãn hàng hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách thì CPL cũng không phải chọn lựa tối ưu.
Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CPL hay ưu, nhược điểm của nó. Các Marketers nên nhớ trước khi quyết định chạy CPL để không bỏ lỡ cơ hội.