Chứng Chỉ SSL Là Gì? Phân Loại

Chứng chỉ SSL có tác động tích cực đến SEO Google. Nó được những người phát triển WEbsite đặc biệt chú ý và lựa chọn. Trong bài viết này, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu chứng chỉ SSL là gì và nó có vai trò cụ thể ra sao. Cùng đọc ngay những thông tin dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Tìm hiểu về chứng chỉ SSL

 Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về chứng chỉ này. Cùng xem ngay để hiểu hơn về nó nhé.

Chứng chỉ SSL là gì?

 SSL là viết tắt của cụm từ: Secure Sockets Layer. Đây là những tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông, mã hóa giữa máy chủ Web Server và trình duyệt sử dụng WEbsite đó.

 Tiêu chuẩn SSL hoạt động và luôn đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa máy chủ, trình duyệt là riêng tư mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn. Hiện tại, chứng chỉ SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu Website khác nhau. Nó giúp việc truyền, nhận dữ liệu được an toàn hơn.

Cách thức hoạt động của chứng chỉ SSL là gì?

 Khi đã nhận SSL từ trình duyệt Certificate từ Website, trình duyệt sẽ thực hiện công việc gửi SSL Certificate cho Sever lưu trữ những chứng nhận kỹ thuật. Quá trình này được quản lý hoàn toàn bởi những ông lớn về chứng chỉ số hàng đầu thế giới hiện nay. Nổi bật có thể kể tới GlobalSign, VeriSign.

 Hiểu đơn giản, chứng chỉ SSL sẽ tạo nên một màn chắn bảo vệ tuyệt vời. Nó nằm trên cầu nối trao đổi, truyền dữ liệu, thông tin giữa Website đến trình duyệt của người đang truy cập vào Website đó.

 Chứng chỉ SSL sẽ luôn thay đổi mật khẩu khi thực hiện các lệnh trao đổi thông tin. Nhờ đó, việc phá khóa của các Hacker nhằm lấy thông tin gần như là không thể. Đây thực sự là điều cần thiết trong thời điểm doanh nghiệp lo lắng mất dữ liệu như hiện nay.

Lý do Website của bạn cần có chứng chỉ SSL là gì?

 Khi không có chứng chỉ này, Website của bạn sẽ chẳng khác gì một ngôi nhà để mở toang cửa trên môi trường Internet. Các hacker chuyên nghiệp có thể dễ dàng thâm nhập, đánh cắp dữ liệu trong suốt quá trình truyền và trao đổi thông tin của người dùng.

 Nếu dữ liệu bị đánh cắp, cả người dùng và chủ sở hữu Website đều phải đối diện với nhiều mối nguy hại. Website có thể dễ dàng bị đánh sập, còn những thông tin quý giá của người dùng có thể bị lấy cắp để tống tiền hoặc trở thành thông tin công khai trên mạng xã hội.

 Chính vì vậy, việc sử dụng chứng chỉ SSL cho Website của bạn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Hãy chú ý điều này để bảo vệ Website của mình theo cách triệt để nhất nhé.

 >>> Xem thêm: Tìm hiểu về dịch vụ thiết kế Website

Các loại chứng chỉ số SSL thông dụng nhất

 Như vậy, bạn đã biết chứng chỉ SSL là gì. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phân loại chứng chỉ nhé.

DV-SSL

 Đây là chứng chỉ xác thực tên miền. Nó dành cho những khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản, chi phí phải chăng. SSL DV chỉ yêu cầu quyền sở hữu tên miền của một Website mà thôi. Đặc biệt, thời gian đăng ký cũng như xác minh đăng ký chứng chỉ này rất nhanh chóng, đơn giản.

OV-SSL hay Organization Validation SSL

 Đây là chứng chỉ xác thực tổ chức hướng đến dùng cho doanh nghiệp, các tổ chức khác nhau. Độ tin cậy của chứng chỉ này được đánh giá rất cao. Ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền, nó còn xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại, hoạt động một cách hoàn toàn bình thường. Tên doanh nghiệp đăng ký cũng hiển thị một cách chi tiết trên chứng chỉ được cấp để tăng tính xác thực.

 >>> Xem thêm:

Chứng chỉ EV SSL là gì?

 Đây là chứng chỉ xác thực mở rộng dành cho các doanh nghiệp, tổ chức. Nó tuân thủ những quy định bảo mật nghiêm ngặt của các tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác thực thông tin của doanh nghiệp.

Wildcard SSL

 Đây là chứng chỉ SSL dành cho những doanh nghiệp muốn sử dụng với nhiều Subdomain khác nhau. Nó khác với những chứng chỉ thông thường là có thể chạy với nhiều tên miền, không giới hạn dù bạn chỉ có một chứng chỉ duy nhất.

 >>> Xem thêm: Website là gì

UC/SAN SSL

 Chứng chỉ này được thiết kế cho các ứng dụng Communication của ông lớn Microsoft. Nổi bật có thể kể tới những ứng dụng quen thuộc với người dùng thế giới dưới đây:

  • Microsoft Exchange Server.
  • Lync.
  • Microsoft Office.

Lời kết

 Trong bài viết này, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn tìm hiểu chứng chỉ SSL là gì. Có thể thấy, đây là một chứng chỉ không thể thiếu đối với Website trong bảo mật thông tin. Nếu bạn đang sở hữu Website, đừng bỏ qua việc đăng ký và sở hữu chứng chỉ này nhé. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì băn khoăn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ những thông tin cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *